Các giải pháp cho vấn đề ràng buộc ngân sách mề m

Một phần của tài liệu Tác động của mối quan hệ tín dụng nhân hàng lên việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Trang 27)

Làm thế nào quan hệ tín dụng ngân hàng có thể phát huy lợi ích của mình trong việc giúp doanh nghiệp tiếp cận tín dụng nhưng vẫn đảm bảo động cơsử

dụng vốn đúng đắn của doanh nghiệp? Trìnhđộ quản lý của ngân hàng có thể cải thiện được vấn đề trên. Nếu khả năng quản lý nợ của ngân hàng cao, ngân hàng có thểcan thiệp vào quá trình ra quyết định của khách hàng vay khi họtin rằng lợi ích của mình đang gặp nguy hiểm. Giả sử ngân hàng tin rằng chiến lược của doanh nghiệp là sai lầm, hoặc tái cơ cấu là cần thiết, liệu ngân hàng có thểcan thiệp? Đây

không phải điều hiển nhiên bởi vì người vay có thểbiết rằng ngân hàng sẽkhông ép buộc khách hàng thực thi các yêu cầu của mình đến cùng. Nếu ngân hàng đe dọa bằng các khoản cho vay, người vay biết rằng hậu quả xấu nếu xảy ra sẽkhông chỉ

gây thiệt hại cho bản thân mà còn gây thiệt hại cho giá trị khoản cho vay của ngân hàng. Cuối cùng thì vấn đềvẫn không giải quyết được. Tuy nhiên, khi ngân hàng có trìnhđộquản lý cao, ngân hàng có thểsửdụng những công cụnhằm giúp giải quyết vấn đề suy giảm đạo đức trong hợp đồng nợ đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng, đó là “giá trị ròng” và “giám sát và thực thi các điều khoản hạn chế”6. Khi

người đi vay có “giá trị ròng”(mức chênh lệch giữa tài sản và các khoản nợ) lớn, thì vấn đề suy giảm đạo đức (nguyện vọng sử dụng vốn vay vào các mục đích rủi ro

hơn) sẽ bị giảm đáng kể bởi vì bản thân người đi vay cũng bị thiệt hại lớn. Ngân hàng lúc này có thể đe dọa thu hồi các khoản cho vay, và sự đe dọa này sẽgiúp áp

đặt những yêu cầu của ngân hàng lên người vay. Mặc dù giải pháp này phần nào cản trở một trong những lợi ích của quan hệ tín dụng ngân hàng là tiếp cận được nguồn tín dụng với quy mô lớn, nhưngrốt cục lợi ích từquan hệtín dụng ngân hàng cũng là có giới hạn. Ngân hàng không thểtựnhiên giao tài sản của mình cho khách hàng quản lý chỉ vì có quan hệ thân tình với khách hàng đó, cũng như không ai

trong chúng ta nên thếchấp căn nhà chúng ta đang ở để vay vốn cho một người bạn chỉ vìđã có quan hệ thân thiết lâu năm. Cần tránh quan niệm dễ dãi trong cấp tín dụng, vì một doanh nghiệp có quá khứ tốt không đảm bảo hoàn toàn sẽ không có vấn đề trong tương lai. Lợi ích từ quan hệ tín dụng ngân hàng cần được khai thác dựa trên sự thấu hiểu lẫn nhau để giảm chi phí thẩm định và giám sát chứ không phải dựa vào thời gian tồn tại quan hệhay lịch sửcác quan hệ tài chính trước đó, nó

càng không có khả năng triệt tiêu chức năng hay lợi ích từcác công tác thẩm định và giám sát, vốn rất quan trọng trong việc cấp tín dụng.

Công cụthứ hai là những cam kết khéo léo có thểgiúp ngân hàng tránh khỏi những kết quả không mong muốn. Những cam kết này ít tác động tới giá trị

doanh nghiệpvà do đó tạo cơ hội cho ngân hàng kiểm soát. Các điều khoản này sẽ

giới hạn hoạt động mà khách hàng được phép làm. Thông qua việc giám sát và thu thập thông tin liên tục về hoạt động của khách hàng (điều kiện tồn tại thứ hai của quan hệ tín dụng ngân hàng), ngân hàng sẽ xác định xem khách hàng có tuân thủ các điều khoản hạn chế không, đảm bảo phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi dẫn đến thiệt hại. Mishkin đãđưa ra b ốn dạng điều khoản hạn chế:

_Điều khoản loại trừhành vi không mong muốn đối với người vay.Đây là điều khoản phát huy tốt nhất khi kết hợp với quan hệtín dụng. Ví dụ như yêu cầu tiền vay chỉ được sử dụng để tài trợ cho một số hoạt động cụ thể, chẳng hạn mua một loại thiết bị, máy móc hay hàng tồn kho. Một số điều khoản có thể hạn chế

doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động kinh doanh rủi ro nhất định, chẳng hạn

như gia tăng hạn mức bán chịu cho một khách hàng lên mức quá cao. Nếu ngân hàng nhận tài sản thế chấp là hàng tồn kho hay các khoản phải thu của doanh

nghiệp, lợi ích từviệc liên tục nắm thông tin từquan hệtín dụng sẽ giúp ngân hàng

giám sát được việc tuân thủ các điều khoản này.

_Điều khoản khuyến khích hành vi mong muốn đối với người vay. Đây là điều khoản khuyến khích người vay tham gia vào những hoạt động làm cho việc hoàn trả tiền vay trở nên dễ dàng hơn, chẳng hạn như khuyến khích doanh nghiệp giữ cho “giá trị ròng” của mình cao.

_ Điều khoản giữ vật thế chấp có giá trị và điều khoản cung cấp thông tin. Do vật thế chấp có tác dụng quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro của ngân

hàng, nên điều khoản có thểkhuyến khích người vay giữgìn vật thếchấp trong điều kiện tốt và đảm bảo rằng nó thuộc quyền sở hữu của người vay. Trong bối cảnh rủi

ro gia tăng khi khủng hoảng tài chính xảy ra, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng bổ sung giá trị của tài sản thế chấp để làm giảm vấn đề suy giảm đạo đức. Điều khoản cung cấp thông tin, yêu cầu khách hàng định kỳ cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của mình, giúp ngân hàng giám sát dễ dàng hơn. Tuy nhiên hai điều khoản hạn chế này không được khuyến khích trong bài nghiên cứu, vì chúng tạo ra chi phí cho doanh nghiệp và cản trởcác lợi ích của quan hệtín dụng ngân hàng mà tác giảsẽphân tích trong phần thiết lập các giảthuyết nghiên cứu.

Các lập luận trên cho thấy trình độ quản lý và thâm niên của ngân hàng có thểtạo điều kiện cho ngân hàng can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, trong thực tếtrình

độ quản lý kém cũng như s ự thay đổi chính sách của ngân hàng trong từng thời

điểm có thể tạo điều kiện cho vấn đề ràng buộc ngân sách mềm trở nên nghiêm trọng hơn. Một khi ngân hàng không thể đánh giá hợp lý khả năng tài chính của khách hàng hay dễdãi cho vay trong thời kỳ nới lỏng tín dụng, sẽdẫn đến thiết lập quan hệtín dụng với các khách hàng “kém chất lượng”. Lợi ích dễdàng tiếp cận tín dụng của quan hệ tín dụng ngân hàng lúc này sẽ hỗ trợ cho các nhà quản trị ngân hàng vốn có sẵn động cơ, thực hiện hành vi che dấu các khoản cho vay kém chất

lượng này bằng nhiều thủthuật đểbảo đảm một lợi nhuận “ảo”nhằm được chia lãi,

từ quan hệ tín dụng ngân hàng có phát huy được hay không phụ thuộc rất lớn vào trìnhđộ quản lý của ngân hàng.

Người ta có thể đặt câu hỏi liệu có thực sựcần thiết đểngân hàng giữvai trò làngười giám sát khách hàng không? Tại sao không chia nhiệm vụcan thiệp kịp thời này cho những chủnợ khác như những người giữ trái phiếu? Thực tế cho thấy rằng những chủnợ khác như những người giữtrái phiếu có thểgặp vấn đềthông tin bất cân xứng nghiêm trọng hơn bởi vì họ không phải là chuyên gia trong việc giám sát và quản lý ở trìnhđộ ngang với ngân hàng và đa phần họ phân tán (ví dụ như

những cổ đông thiểu số, hay những nhà đầu tư ăn theo). Cả hai lý do đó làm họ

không thích hợp cho nhiệm vụgiám sát và can thiệp kịp thời. Các trái chủ do đó có

thể chấp nhận đặt thứ tự ưu tiên hoàn trả của nợ ngân hàng cao hơn của mình và trao cho ngân hàng nhiệm vụ giám sát. Kết quả là, người vay có thể giảm chi phí của mình bằng cách tiếp cận cả thị trường tín dụng ngân hàng và thị trường tài

chính. Đây là một ví dụcủa sựbổsung lẫn nhau giữa ngân hàng và thị trường tài trợ

vốn. Các trái chủ rõ ràng sẽ đòi hỏi một khoản lợi ích cho sự lệ thuộc này của họ. Sự ưu tiên hoàn trảcó thể được ra giá. Ví dụ như khoản nợ có ưu tiên hoàn trảsẽrẻ hơn (lãi suất thấp hơn vì ít rủi ro hơn) là khoản nợ không có bảo đảm hay nợ có ưu

tiên hoàn trảthấp.

Một phần của tài liệu Tác động của mối quan hệ tín dụng nhân hàng lên việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)