Phương pháp xây dựng mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của mối quan hệ tín dụng nhân hàng lên việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Trang 70)

2.7.1. Xác định việc bị hạn chếcấp tín dụng

Trong hoàn cảnh môi trường kinh tếkhó khăn, vấn đề thông tin bất cân xứng ngày càng nghiêm trọng, ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp hạn chế tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra tổn thất. Các biện pháp hạn chế tín dụng là các hoạt 21.4 22.2 28.2 41.5 19.2 21.4 53.89 23.38 37.53 31.19 10.9 7 0 10 20 30 40 50 60 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 T c t ng tr ng tín d ng c a Vi t Nam (%)

động hay phảnứng của ngân hàng tới khách hàng vay nhằm gia tăng mức độ kiểm soát của ngân hàng hay hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng. Theo bài nghiên cứu của Christa Hainz (2013)14về tác động của quan hệ tín dụng ngân hàng lên hoạt động cấp tín dụng, có năm biện pháp hạn chếtín dụng chính.

Thứnhất, đểgiải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng gia tăng, ngân hàng sẽ

siết chặt việc tuân thủ quy trình tín dụng, đồng thời gia tăng cường độ công tác giám sát quản lý. Để thực hiện việc này, ngân hàng cần thu thập thêm thông tin và sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin nhiều hơn. Ví dụ như gia tăng số lượng giấy tờ chứng minh tình hình tài chính, khả năng trảnợ, phương án kinh doanh và

rút ngắn thời gian giữa các lần thu thập báo cáo tình hình kinh doanh.

Thứ hai là ngân hàng sẽ siết chặt hạn mức tín dụng thông qua việc chấm

điểm tín dụng khách hàng khắt khe hơn. Khách hàng có thểbị hạn chếtiếp cận với các khoản vay mới hay bịtừchối khi yêu cầu cấp hạn mức tín dụng mới, đồng thời khách hàng có thểbịxóa bỏ các ưu đãi tín dụng.

Thứ ba, để bù đắp rủi ro, ngân hàng có thể gia tăng lãi suất cho vay.

Thứ tư, vì vấn đềthông tin bất cân xứng gia tăng, đểkiểm soát rủi ro tốt hơn

và có phảnứng kịp thời khi rủi ro phát sinh, ngân hàng sẽrút ngắn kỳ hạn cho vay, tập trung vào các khoản cho vay ngắn và trung hạn.

Thứ năm, để giảm tổn thất cho ngân hàng khi rủi ro khách hàng mất khả năng trảnợ xảy ra, ngân hàng sẽyêu cầu khách hàng thếchấp nhiều tài sản hơn cho món vay, đồng thời hạn chếtối đa các khoản cho vay không có tài sản bảo đảm.

Tác giả xác định việc hạn chế tín dụng bằng các thông tin trên tờ trình kiểm

soát, đồng thời tham khảo các biến mô tảviệc hạn chế tín dụng được sửdụng trong nghiên cứu của Hainz và Wiegand (2013)15về tác động của quan hệ tín dụng ngân hàng lên hoạt động cấp tín dụng.

14Hainz.C and Wiegand.M, 2013. How does relationship banking influence credit financing? Evidence from

the financial crisis. Working paper No. 157, University of Munich, p.9-10.

15

Hainz.C and Wiegand.M, 2013. How does relationship banking influence credit financing? Evidence from

Để phân tích làm thế nào quan hệ tín dụng ngân hàng tác động tới tình hình tài trợ tín dụng của doanh nghiệp, tác giả sử dụng phương pháp đo lường dựa trên quan niệm được kế thừa từ tờ trình kiểm soát của từng doanh nghiệp và sử dụng biến giả “hạn chế” để mô tả. Cụ thể, trong phần “đề xuất” của mỗi tờ trình kiểm

soát đều mô tảcác biện pháp mà cán bộtín dụng áp dụng cho từng doanh nghiệp.

Đồng thời để làm rõ việc bị hạn chế cấp tín dụng, nghiên cứu phỏng vấn những cán bộtín dụng tham gia khảo sát xem loại hình hạn chếcấp tín dụng nào họ đã thực hiện. Dựa vào cơ sởlý thuyết, nghiên cứu đưa ra các biện pháp hạn chếsau. Bởi vì việc cung cấp thông tin cho ngân hàng làm gia tăng chi phí cho doanh

nghiệp, nghiên cứu sử dụng biến “thông tin” để phân tích liệu quan hệ tín dụng ngân hàng có giúp tránh vấn đề bị yêu cầu thông tin nhiều hơn bởi ngân hàng hay không (giả thuyết 1). Sự suy giảm hạn mức tín dụng và việc bị hạn chế nguồn tín dụng đối với các khoản vay mới ngầm hiểu là bị hạn chế tín dụng. Biến giả “suy

giảm nguồn tín dụng” cho phép kiểm tra giả thuyết 2. Để đánh giá ảnh hưởng của quan hệ tín dụng ngân hàng lên lãi suất (giảthuyết 3), tác giảsẽ phỏng vấn cán bộ

tín dụng vềsự gia tăng lãi suất đối với khoản vay cũ hay đối với hạn mức tín dụng trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính. Đối với giả thuyết 4, tác động của quan hệ

tín dụng ngân hàng lên các điều khoản ngoài lãi, tác giả dựa vào kết quả trong tờ

trình kiểm soát các doanh nghiệp xem ngân hàng có chỉ đưa ra những khoản tín dụng thời hạn ngắn hay không và liệu các yêu cầu của ngân hàng vềtài sản thếchấp

có gia tăng hay không.

Để làm sáng tỏcâu hỏi làm thế nào quan hệtín dụng hoạt động, nghiên cứu sẽ kiểm tra sự tác động của quan hệ tín dụng tới từng biện pháp hạn chế. Các biến giảmô tả “sựhạn chế” sẽmang một trong hai giá trịmột hoặc không. Chi tiết cụthể

các biến và phương thức lấy dữ liệu được thể hiện trong Phụ lục 2.3 “Các biến thể

hiện các biện pháp hạn chếtín dụng”.

2.7.2. Đo lường các biến thểhiện quan hệtín dụng ngân hàng

Sau khi xác định được những doanh nghiệp nào bị hạn chế và những doanh nghiệp nào không bị hạn chế tín dụng, chúng ta đã có giá trị của biến phụ thuộc

“hạn chế”. Công việc tiếp theo là đo lường quan hệtín dụng ngân hàng. Trên thực tế

doanh nghiệp có thểcó nhiều quan hệ ngân hàng. Nghiên cứu cho rằng nếu doanh nghiệp có một quan hệngân hàng sẽphù hợp với điều kiện tồn tại theo lý thuyết của quan hệ tín dụng ngân hàng. Nhưng khi có nhiều quan hệ ngân hàng thì điều kiện tồn tại sẽbịvi phạm theo hai cách sau đây. Đầu tiên, một số lượng lớn quan hệngân hàng ngụ ý rằng một doanh nghiệp trải quan hệ kinh doanh của mình cho nhiều ngân hàng. Mỗi một ngân hàng sẽ có quan hệ kinh doanh ít hơn với doanh nghiệp

và do đó thu thập được ít thông tin hơn từ nó, điều này làm giảm mức ý nghĩa của

điều kiện “việc thu thập thông tin được diễn ra trong thời gian dài thông qua các

tương tác qua lại với khách hàng vay, thường là thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính”. Thứ hai, nếu có một số lượng lớn ngân hàng thu thập thông tin từ

quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp, thông tin này có thểkhông còn giá trị nhiều

đối với mỗi ngân hàng, điều này mâu thuẫn với điều kiện “Thông tin phải được bảo mật (độc quyền thông tin)”. Do đó, dựa vào điều kiện tồn tại quan hệ tín dụng ngân hàng, tác giả sửdụng số lượng quan hệngân hàng chính yếu của một doanh nghiệp

để đo lường mức độchính xác của khái niệm quan hệtín dụng ngân hàng thay vì sử

dụng tất cảquan hệ. Cách tiếp cận sửdụng các quan hệngân hàng chính yếu của tác giảkhác với các nghiên cứu trước bởi vì các quan hệngân hàng chính yếu thểhiện quan hệ tín dụng ngân hàng rõ ràng hơn là quan hệ kinh doanh ngân hàng nói

chung. Do đó thểhiện cái nhìn chính xác hơn về thái độ của một doanh nghiệp đối với quan hệ tín dụng ngân hàng. Một số nghiên cứu trước đây đã phỏng vấn ngân hàng rằng liệu ngân hàng có cho mình là ngân hàng chính yếu của doanh nghiệp hay không (ví dụ như Lehmann and Neuberger, 2001) để xác định ngân hàng chính yếu.

Cách xác định ngân hàng chính yếu không thực sự rõ ràng trong các nghiên cứu đã có. Một doanh nghiệp có thểlựa chọn nhiều tiêu chí khác nhau đểcho rằng quan hệ với ngân hàng nào là chính yếu hay quan trọng nhất, điều này phụ thuộc

vào quan điểm của doanh nghiệp, thậm chí thay đổi theo từng vùng miền hay quốc gia. Ví dụ như ởNhật Bản, tất cảcác doanh nghiệp lớn đều có một ngân hàng chính

yếu, vừa đóng vai trò cấp tín dụng chính cho doanh nghiệp và vừa là cổ đông lớn16.

Tương tự, nghiên cứu của Ingrid Stein (2011)17tại Hà Lan cũng sử dụng yếu tố sở

hữu lượng cổ phần lớn nhất hay khoản cho vay lớn nhất đối với doanh nghiệp để xác định ngân hàng chính yếu. Trong khi đó nghiên cứu của Christa Hainz (2013)18 khi khảo sát các doanh nghiệp ở Đức về tiêu chí quyết định ngân hàng chính yếu, kết quả cho thấy yếu tố thời gian tồn tại quan hệ mới là yếu tố quyết định nhất, kế đến là mức độ hỗtrợ của ngân hàng và khoảng cách từ ngân hàng đến trụ sở chính. Trong nghiên cứu này, tác giả xác định quan hệ tín dụng của một khách hàng với các ngân hàng khác thông qua trung tâm tín dụng CIC. Một doanh nghiệp không có bất kỳ khoản vay nào tại ngân hàng thì không thể xem là có quan hệ bền chặt với

ngân hàng. Điều này phù hợp với định nghĩa của quan hệtín dụng ngân hàng và bảo

đảm việc đánh giá ngân hàng chính yếu được chính xác. Mặt khác CIC cũng là nguồn đáng tin cậy và thường xuyên được ngân hàng sửdụng để xác định số lượng quan hệtín dụng mà doanh nghiệp đang có.

Mặc dù khả năng có ít nhất một ngân hàng cấp tín dụng sẽ cao hơn khi có

cùng lúc nhiều ngân hàng tham gia phê duyệt, tuy nhiên lợi nhuận kỳvọng của từng ngân hàng sẽgiảm xuống. Do đó, mỗi ngân hàng có nhiều khả năng sẽgiảm nỗlực giám sát và thực hiện hạn chế tín dụng khi doanh nghiệp tiếp cận với nhiều ngân hàng một lúc. Do đó, càng quan hệ với nhiều ngân hàng thì quan hệ tín dụng ngân hàng sẽ càng yếu. Sử dụng biến độc lập “ngân hàng chính yếu”, đo lường bằng số lượng quan hệ ngân hàng chính yếu được xác định bằng thông tin trên CIC, để đại diện cho quan hệtín dụng ngân hàng có thểgiúp nghiên cứu biết được liệu số lượng quan hệtín dụng có ảnh hưởng tới khả năng bịhạn chếcấp tín dụng hay không. Bởi vì hai bên trong cùng một quan hệ có những đánh giá khác nhau về quan hệ đó,

chẳng hạn ngân hàng có thể coi mình là ngân hàng chính yếu của doanh nghiệp

16

Yoshiro Miwa & J. Mark Ramseyer, 2003. Does Relationship Banking Matter? Japanese Bank-Borrower

Ties in Good Times and Bad. Harvard Law and Economics Discussion Paper No. 433, p.1.

17

Ingrid Stein 2011. The price impact of lending relationships. Discussion Paper Series 2: Banking and Financial Studies No 04/2011, p.9.

18Hainz.C and Wiegand.M, 2013. How does relationship banking influence credit financing? Evidence from

nhưng doanh nghiệp không nhận định như vậy hay ngược lại. Việc xác định quan hệngân hàng chính yếu thông qua ghi nhận khách quan của trung tâm CIC sẽgiúp nghiên cứu đánh giá chân thực tác động của số lượng quan hệngân hàng chính yếu.

Sau khi xác định được đâu là ngân hàng chính yếu và số lượng quan hệngân hàng chính yếu của mỗi doanh nghiệp, nghiên cứu sử dụng thông tin thu được từ

việc phỏng vấn chuyên gia để xác định các yếu tố nào quyết định mức độ quan hệ

tín dụng trong thực tế. Dựa vào các yếu tố đã có sẵn trong các nghiên cứu trước, tác giảphỏng vấn các cán bộtín dụng và thành viên ban lãnhđạo của một sốngân hàng xem ngân hàng sử dụng yếu tố nào để phân biệt mức độ bền chặt của quan hệ tín dụng. Các đặc điểm thường dùng để đo lường quan hệ tín dụng sử dụng trong phỏng vấn được thể hiện trong Phụ lục 2.4 “Các đặc điểm đo lường quan hệ tín dụng”. Kết quả của việc phỏng vấn được mô tảtrong phần thống kê dữliệu nghiên cứu.

Đây là điểm khác biệt lớn của nghiên cứu này so với những nghiên cứu trước trong việc đo lường quan hệ tín dụng ngân hàng. Những nghiên cứu trước sử dụng lý thuyết để giả định các yếu tố ảnh hưởng tới quan hệtín dụng chứkhông xuất phát từ thực tế, dẫn đến mỗi nghiên cứu đều có những thước đo khác nhau của quan hệ nhưng đều phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của người nghiên cứu. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến trực tiếp của những người đang

quản lý vàđánh giá quan hệtín dụng trong thực tế, đểlấy ý kiến xác định đâu là các

nhân tố có ảnh hưởng và những nhân tố nào không nên đưa vào để đo lường quan hệtín dụng. Mặt khác, việc tồn tại của quan hệngân hàng là không trực quan. Cụm từ “quan hệ tín dụng ngân hàng” không tồn tại trên bất cứ một hợp đồng tín dụng nào. Cũng như không có bất kỳquy chuẩn nào để điều chỉnh nó. Vì vậy, việc lọc ra một số đặc điểm và khẳng định đặc điểm nào quyết định mức độ bền chặt của quan hệ tín dụng ngân hàng là không có cơ sở. Do đó tác giả vừa kế thừa các nhân tố được phát hiện từcác nghiên cứu trước, vừa kết hợp với ý kiến của các ngân hàng trong thực tế để giới hạn các nhân tố phù hợp nhất cũng như bảo đảm hiệu quả đo lường.

Kết quả khảo sát của mẫu cho thấy các ngân hàng chỉ sử dụng các nhân tố “thời gian”, “lịch sử”, “số lượng quan hệ” để đo lường mức độbền chặt của quan hệ

tín dụng. Tuy nhiên, biến “lịch sử” thể hiện cho lịch sử phát sinh nợ xấu được xem là biến khẳng định cho khả năng gặp phải các biện pháp hạn chế tín dụng từ ngân

hàng. Do đó mô hình nghiên cứu của nghiên cứu này không đưa vào biến “lịch sử”.

Mặt khác, biến “thời gian” thể hiện một cách tổng quát thời gian mà doanh nghiệp có quan hệtín dụng với ngân hàng chứkhông phân biệt số lượng quan hệtín dụng trong thời gian đó. Tác giả cho rằng tác động của thời gian tồn tại quan hệtới khả năng bị ngân hàng hạn chế tín dụng của doanh nghiệp chịu sự tác động của số lượng quan hệdoanh nghiệp xây dựng trong thời gian đó. Ví dụ cùng có thời gian tồn tại quan hệ là 10 năm, nhưng trong 10 năm đó một doanh nghiệp chỉ xây dựng quan hệ tín dụng với một ngân hàng sẽ có khả năng bị hạn chế tín dụng thấp hơn

một doanh nghiệp xây dựng quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng. Do đó, tác giả

phân tách biến “thời gian tồn tại quan hệtín dụng” thành hai biến như sau:

Biến “thời gian 1” = “thời gian tồn tại quan hệtín dụng” * “một ngân hàng”

Biến “thời gian 1” dùng để đo lường thời gian tồn tại quan hệ tín dụng với ngân

hàng trong trường hợp doanh nghiệp chỉ có một quan hệtín dụng.

Biến “thời gian 2” = “thời gian tồn tại quan hệtín dụng” * “hai ngân hàng”

Biến “thời gian 2” dùng để đo lường thời gian tồn tại quan hệ tín dụng với ngân

hàng trong trường hợp doanh nghiệp chỉ có hai quan hệtín dụng.

Khoảng cách giữa ngân hàng và trụsở chính của doanh nghiệp nếu gần sẽlà một lợi thếvì nó giảm bớt chi phí đi lại cho cảhai bên. Tuy nhiên, có nhiều lý do để

một khách hàng muốn vay một ngân hàng khác thay vì ngân hàng gần nhất, ví dụ như doanh nghiệp có dựánở một chỗkhác, doanh nghiệp có quan hệvới ngân hàng khác tốt hơn, hay thậm chí vì những thủ tục hành chính ở chỗ khác dễ dàng hơn.

Mặt khác, khoảng cách không phải là vấn đề ngăn cách khả năng kiểm tra của ngân hàng, có nhiều phương pháp kiểm tra lý do khách hàng tại sao không vay ởchỗgần trụsở của mình (hay chỗ thuận lợi hơn về mặt địa lý). Đồng thời, không một ngân

Một phần của tài liệu Tác động của mối quan hệ tín dụng nhân hàng lên việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)