Sau khi xác định được những doanh nghiệp nào bị hạn chế và những doanh nghiệp nào không bị hạn chế tín dụng, chúng ta đã có giá trị của biến phụ thuộc
“hạn chế”. Công việc tiếp theo là đo lường quan hệtín dụng ngân hàng. Trên thực tế
doanh nghiệp có thểcó nhiều quan hệ ngân hàng. Nghiên cứu cho rằng nếu doanh nghiệp có một quan hệngân hàng sẽphù hợp với điều kiện tồn tại theo lý thuyết của quan hệ tín dụng ngân hàng. Nhưng khi có nhiều quan hệ ngân hàng thì điều kiện tồn tại sẽbịvi phạm theo hai cách sau đây. Đầu tiên, một số lượng lớn quan hệngân hàng ngụ ý rằng một doanh nghiệp trải quan hệ kinh doanh của mình cho nhiều ngân hàng. Mỗi một ngân hàng sẽ có quan hệ kinh doanh ít hơn với doanh nghiệp
và do đó thu thập được ít thông tin hơn từ nó, điều này làm giảm mức ý nghĩa của
điều kiện “việc thu thập thông tin được diễn ra trong thời gian dài thông qua các
tương tác qua lại với khách hàng vay, thường là thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính”. Thứ hai, nếu có một số lượng lớn ngân hàng thu thập thông tin từ
quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp, thông tin này có thểkhông còn giá trị nhiều
đối với mỗi ngân hàng, điều này mâu thuẫn với điều kiện “Thông tin phải được bảo mật (độc quyền thông tin)”. Do đó, dựa vào điều kiện tồn tại quan hệ tín dụng ngân hàng, tác giả sửdụng số lượng quan hệngân hàng chính yếu của một doanh nghiệp
để đo lường mức độchính xác của khái niệm quan hệtín dụng ngân hàng thay vì sử
dụng tất cảquan hệ. Cách tiếp cận sửdụng các quan hệngân hàng chính yếu của tác giảkhác với các nghiên cứu trước bởi vì các quan hệngân hàng chính yếu thểhiện quan hệ tín dụng ngân hàng rõ ràng hơn là quan hệ kinh doanh ngân hàng nói
chung. Do đó thểhiện cái nhìn chính xác hơn về thái độ của một doanh nghiệp đối với quan hệ tín dụng ngân hàng. Một số nghiên cứu trước đây đã phỏng vấn ngân hàng rằng liệu ngân hàng có cho mình là ngân hàng chính yếu của doanh nghiệp hay không (ví dụ như Lehmann and Neuberger, 2001) để xác định ngân hàng chính yếu.
Cách xác định ngân hàng chính yếu không thực sự rõ ràng trong các nghiên cứu đã có. Một doanh nghiệp có thểlựa chọn nhiều tiêu chí khác nhau đểcho rằng quan hệ với ngân hàng nào là chính yếu hay quan trọng nhất, điều này phụ thuộc
vào quan điểm của doanh nghiệp, thậm chí thay đổi theo từng vùng miền hay quốc gia. Ví dụ như ởNhật Bản, tất cảcác doanh nghiệp lớn đều có một ngân hàng chính
yếu, vừa đóng vai trò cấp tín dụng chính cho doanh nghiệp và vừa là cổ đông lớn16.
Tương tự, nghiên cứu của Ingrid Stein (2011)17tại Hà Lan cũng sử dụng yếu tố sở
hữu lượng cổ phần lớn nhất hay khoản cho vay lớn nhất đối với doanh nghiệp để xác định ngân hàng chính yếu. Trong khi đó nghiên cứu của Christa Hainz (2013)18 khi khảo sát các doanh nghiệp ở Đức về tiêu chí quyết định ngân hàng chính yếu, kết quả cho thấy yếu tố thời gian tồn tại quan hệ mới là yếu tố quyết định nhất, kế đến là mức độ hỗtrợ của ngân hàng và khoảng cách từ ngân hàng đến trụ sở chính. Trong nghiên cứu này, tác giả xác định quan hệ tín dụng của một khách hàng với các ngân hàng khác thông qua trung tâm tín dụng CIC. Một doanh nghiệp không có bất kỳ khoản vay nào tại ngân hàng thì không thể xem là có quan hệ bền chặt với
ngân hàng. Điều này phù hợp với định nghĩa của quan hệtín dụng ngân hàng và bảo
đảm việc đánh giá ngân hàng chính yếu được chính xác. Mặt khác CIC cũng là nguồn đáng tin cậy và thường xuyên được ngân hàng sửdụng để xác định số lượng quan hệtín dụng mà doanh nghiệp đang có.
Mặc dù khả năng có ít nhất một ngân hàng cấp tín dụng sẽ cao hơn khi có
cùng lúc nhiều ngân hàng tham gia phê duyệt, tuy nhiên lợi nhuận kỳvọng của từng ngân hàng sẽgiảm xuống. Do đó, mỗi ngân hàng có nhiều khả năng sẽgiảm nỗlực giám sát và thực hiện hạn chế tín dụng khi doanh nghiệp tiếp cận với nhiều ngân hàng một lúc. Do đó, càng quan hệ với nhiều ngân hàng thì quan hệ tín dụng ngân hàng sẽ càng yếu. Sử dụng biến độc lập “ngân hàng chính yếu”, đo lường bằng số lượng quan hệ ngân hàng chính yếu được xác định bằng thông tin trên CIC, để đại diện cho quan hệtín dụng ngân hàng có thểgiúp nghiên cứu biết được liệu số lượng quan hệtín dụng có ảnh hưởng tới khả năng bịhạn chếcấp tín dụng hay không. Bởi vì hai bên trong cùng một quan hệ có những đánh giá khác nhau về quan hệ đó,
chẳng hạn ngân hàng có thể coi mình là ngân hàng chính yếu của doanh nghiệp
16
Yoshiro Miwa & J. Mark Ramseyer, 2003. Does Relationship Banking Matter? Japanese Bank-Borrower
Ties in Good Times and Bad. Harvard Law and Economics Discussion Paper No. 433, p.1.
17
Ingrid Stein 2011. The price impact of lending relationships. Discussion Paper Series 2: Banking and Financial Studies No 04/2011, p.9.
18Hainz.C and Wiegand.M, 2013. How does relationship banking influence credit financing? Evidence from
nhưng doanh nghiệp không nhận định như vậy hay ngược lại. Việc xác định quan hệngân hàng chính yếu thông qua ghi nhận khách quan của trung tâm CIC sẽgiúp nghiên cứu đánh giá chân thực tác động của số lượng quan hệngân hàng chính yếu.
Sau khi xác định được đâu là ngân hàng chính yếu và số lượng quan hệngân hàng chính yếu của mỗi doanh nghiệp, nghiên cứu sử dụng thông tin thu được từ
việc phỏng vấn chuyên gia để xác định các yếu tố nào quyết định mức độ quan hệ
tín dụng trong thực tế. Dựa vào các yếu tố đã có sẵn trong các nghiên cứu trước, tác giảphỏng vấn các cán bộtín dụng và thành viên ban lãnhđạo của một sốngân hàng xem ngân hàng sử dụng yếu tố nào để phân biệt mức độ bền chặt của quan hệ tín dụng. Các đặc điểm thường dùng để đo lường quan hệ tín dụng sử dụng trong phỏng vấn được thể hiện trong Phụ lục 2.4 “Các đặc điểm đo lường quan hệ tín dụng”. Kết quả của việc phỏng vấn được mô tảtrong phần thống kê dữliệu nghiên cứu.
Đây là điểm khác biệt lớn của nghiên cứu này so với những nghiên cứu trước trong việc đo lường quan hệ tín dụng ngân hàng. Những nghiên cứu trước sử dụng lý thuyết để giả định các yếu tố ảnh hưởng tới quan hệtín dụng chứkhông xuất phát từ thực tế, dẫn đến mỗi nghiên cứu đều có những thước đo khác nhau của quan hệ nhưng đều phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của người nghiên cứu. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến trực tiếp của những người đang
quản lý vàđánh giá quan hệtín dụng trong thực tế, đểlấy ý kiến xác định đâu là các
nhân tố có ảnh hưởng và những nhân tố nào không nên đưa vào để đo lường quan hệtín dụng. Mặt khác, việc tồn tại của quan hệngân hàng là không trực quan. Cụm từ “quan hệ tín dụng ngân hàng” không tồn tại trên bất cứ một hợp đồng tín dụng nào. Cũng như không có bất kỳquy chuẩn nào để điều chỉnh nó. Vì vậy, việc lọc ra một số đặc điểm và khẳng định đặc điểm nào quyết định mức độ bền chặt của quan hệ tín dụng ngân hàng là không có cơ sở. Do đó tác giả vừa kế thừa các nhân tố được phát hiện từcác nghiên cứu trước, vừa kết hợp với ý kiến của các ngân hàng trong thực tế để giới hạn các nhân tố phù hợp nhất cũng như bảo đảm hiệu quả đo lường.
Kết quả khảo sát của mẫu cho thấy các ngân hàng chỉ sử dụng các nhân tố “thời gian”, “lịch sử”, “số lượng quan hệ” để đo lường mức độbền chặt của quan hệ
tín dụng. Tuy nhiên, biến “lịch sử” thể hiện cho lịch sử phát sinh nợ xấu được xem là biến khẳng định cho khả năng gặp phải các biện pháp hạn chế tín dụng từ ngân
hàng. Do đó mô hình nghiên cứu của nghiên cứu này không đưa vào biến “lịch sử”.
Mặt khác, biến “thời gian” thể hiện một cách tổng quát thời gian mà doanh nghiệp có quan hệtín dụng với ngân hàng chứkhông phân biệt số lượng quan hệtín dụng trong thời gian đó. Tác giả cho rằng tác động của thời gian tồn tại quan hệtới khả năng bị ngân hàng hạn chế tín dụng của doanh nghiệp chịu sự tác động của số lượng quan hệdoanh nghiệp xây dựng trong thời gian đó. Ví dụ cùng có thời gian tồn tại quan hệ là 10 năm, nhưng trong 10 năm đó một doanh nghiệp chỉ xây dựng quan hệ tín dụng với một ngân hàng sẽ có khả năng bị hạn chế tín dụng thấp hơn
một doanh nghiệp xây dựng quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng. Do đó, tác giả
phân tách biến “thời gian tồn tại quan hệtín dụng” thành hai biến như sau:
Biến “thời gian 1” = “thời gian tồn tại quan hệtín dụng” * “một ngân hàng”
Biến “thời gian 1” dùng để đo lường thời gian tồn tại quan hệ tín dụng với ngân
hàng trong trường hợp doanh nghiệp chỉ có một quan hệtín dụng.
Biến “thời gian 2” = “thời gian tồn tại quan hệtín dụng” * “hai ngân hàng”
Biến “thời gian 2” dùng để đo lường thời gian tồn tại quan hệ tín dụng với ngân
hàng trong trường hợp doanh nghiệp chỉ có hai quan hệtín dụng.
Khoảng cách giữa ngân hàng và trụsở chính của doanh nghiệp nếu gần sẽlà một lợi thếvì nó giảm bớt chi phí đi lại cho cảhai bên. Tuy nhiên, có nhiều lý do để
một khách hàng muốn vay một ngân hàng khác thay vì ngân hàng gần nhất, ví dụ như doanh nghiệp có dựánở một chỗkhác, doanh nghiệp có quan hệvới ngân hàng khác tốt hơn, hay thậm chí vì những thủ tục hành chính ở chỗ khác dễ dàng hơn.
Mặt khác, khoảng cách không phải là vấn đề ngăn cách khả năng kiểm tra của ngân hàng, có nhiều phương pháp kiểm tra lý do khách hàng tại sao không vay ởchỗgần trụsở của mình (hay chỗ thuận lợi hơn về mặt địa lý). Đồng thời, không một ngân
họ hơn mà lại tới vay của mìnhđể nghi ngờ mục đích vay vốn của khách hàng, thật sự điều này còn làm ngân hàng vui mừng hơn vì có thể đây là thành quả của sựcố
gắng nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Do đó, tác giả không đưa yếu tố “khoảng cách giữa ngân hàng và trụsở chính của doanh nghiệp” vào mô hình.
Các yếu tố “ngân hàng cung cấp nhiều dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp nhất”, “mức độ hiểu biết của ngân hàng với doanh nghiệp nhiều nhất” đều là các
đặc điểm của quan hệtín dụng ngân hàng chính yếu. Tuy nhiên, khi phỏng vấn thực tế các ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam thì các yếu tố
này lại không được đưa vào để đánh giá quan hệ tín dụng với doanh nghiệp. Một cách giải thích có thể là các ngân hàng rất khó để xác định chính xác mức độ của chúng.
Đối với yếu tố “ngân hàng là chủ nợ chính của doanh nghiệp”, yếu tố này ngầm hiểu rằng khách hàng có nhiều chủnợ, và ngân hàng là chủnợlớn nhất. Đứng trên quan điểm ngân hàng thìđiều này không giúp xác định quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp là tốt hay xấu hơn.