Giả thuyết nghiên cứu về tác động của quan hệ tín dụng ngân hàng lên

Một phần của tài liệu Tác động của mối quan hệ tín dụng nhân hàng lên việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Trang 53)

ngân hàng thương mại cổphần Công Thương Việt Nam

Từ những bằng chứng thực nghiệm, tác giả kế thừa bốn giả thuyết về làm thế

nào quan hệtín dụng ngân hàng có thể ảnh hưởng tới khả năng một doanh nghiệp bị

ngân hàng hạn chếtín dụng. Để thiết kế thước đo chính xác, điều quan trọng là tìm ra những dạng vấn đề tài trợ tín dụng nào các doanh nghiệp có thể đối mặt và liệu quan hệ tín dụng ngân hàng có thể giảm bớt các vấn đề đó hay không. Do đó, tác

giả xây dựng các giả thuyết đối với tác động của quan hệ tín dụng ngân hàng lên bốn vần đề liên quan đến tài trợ tín dụng: vấn đề đòi hỏi nhiều thông tin hơn từ các ngân hàng, vấn đề hạn chế nguồn tín dụng, vấn đề gia tăng lãi suất và vấn đề của

các điều khoản ngoài lãi.

Trước tiên, nghiên cứu cho rằng các ngân hàng ít đòi hỏi thêm thông tin hơn khi

một doanh nghiệp có xây dựng quan hệ tín dụng ngân hàng. Trong suốt quá trình thẩm định và giám sát món vay, các ngân hàng thường yêu cầu cung cấp thông tin, việc này gây ra chi phí cho các doanh nghiệp. Việc cung cấp các báo cáo tài chính và các kế hoạch kinh doanh cho một ngân hàng là rất phiền hà đối với một doanh nghiệp. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, để bù đắp cho sự gia tăng tính bất

định, yêu cầu về cung cấp thông tin từphía ngân hàng có thểgay gắt hơn nữa. Các lý thuyết đã có cho rằng một dòng thông tin về doanh nghiệp sẽ hỗ trợ cho hợp

đồng tín dụng và cho tất cả các tương tác nói chung. Các thông tin như vậy sẽgiúp một ngân hàng giám sát doanh nghiệp, mà quan hệtín dụng ngân hàng lại là nhân tố

hỗtrợ cung cấp thông tin, do đó làm giảm xác suất yêu cầu thêm thông tin từphía các ngân hàng.

Giả thuyết 1: quan hệ tín dụng ngân hàng sẽ làm giảm đi xác suất yêu cầu thêm thông tin từcác ngân hàng do khủng hoảng tài chính xảy ra.

Thứ hai, nghiên cứu cho rằng quan hệtín dụng ngân hàng sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp. Khả năng giải quyết vấn đềthông tin bất cân xứng của quan hệ tín dụng ngân hàng sẽ cải thiện khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp. Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính, nghiên cứu cho rằng các ngân hàng với khả năng cho vay hạn chế sẽ cố gắng cho những doanh nghiệp mà họ có nhiều thông tin nhất vay. Vì không cho vayđối với một doanh nghiệp đã có quan hệtín dụng với mình có thểdẫn tới việc chấm dứt quan hệ

và phá hủy đi “nguồn vốn thông tin” được tích lũy bấy lâu nay mà ngân hàng đãđầu

tư gầy dựng thông qua quá trình tồn tại quan hệ.

Giảthuyết 2: quan hệtín dụng ngân hàng sẽlàm giảm khả năng bịhạn chếtiếp cận tín dụng trong thời kỳkhủng hoảng tài chính.

Với khía cạnh lãi suất, những dự báo về tác động của quan hệ tín dụng ngân hàng theo một cách nào đó là không rõ ràng bởi vì vấn đề tắc nghẽn có thểlớn hơn

lợi ích của quan hệtín dụng ngân hàng. Theo lược khảo của Hainz (2013)12khi xây dựng giảthuyết nghiên cứu vềquan hệtín dụng, Boot và Thakor (1994) cho rằng lãi suất giảm theo thời gian khi ngân hàng ngày càng biết rõ hơn chất lượng hoạt động của doanh nghiệp và có thể đưa ra mức lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, dựa vào nghiên cứu của Petersen và Rajan (1995) về tác động của cạnh tranh trên thị trường tín dụng lên mức độ ảnh hưởng của quan hệ tín dụng tới hoạt động cấp tín dụng, các

ngân hàng đưa ra mức lãi suất thấp hơn cho các doanh nghiệp non trẻ, và sau một thời gian có quan hệtín dụng, họ kiếm lợi từ các thông tin thu thập từ quan hệ. Sự

trục lợi, ví dụbằng cách ép lãi suất tín dụng cao hơn do có lợi thếthông tin so với

các đối thủ cạnh tranh (từ độc quyền thông tin của doanh nghiệp) chính là vấn đề

tắc nghẽn của quan hệ tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, để phù hợp với định hướng nghiên cứu, tác giảgiảthuyết theo chiều hướng quan hệtín dụng ngân hàng có phát huy tác dụng.

12Hainz.C and Wiegand.M, 2013. How does relationship banking influence credit financing? Evidence from

Giảthuyết 3: quan hệtín dụng ngân hàng sẽlàm giảm khả năng gia tăng lãi suất tín dụng trong thời kỳkhủng hoảng.

Các tác động đối lập của quan hệ tín dụng ngân hàng và các lợi thế độc quyền thông tin (hay vấn đềtắc nghẽn) cũng tác động tới các điều khoản ngoài lãi của hợp

đồng tín dụng, mặc dù chúng khác về bản chất so với lãi suất. Lãi suất là một chuyển dịch lợi ích từ người vay sang ngân hàng. Ngược lại, các điều khoản ngoài lãi (như kỳ đáo hạn và yêu cầu tài sản thếchấp) liên quan đến chia sẻrủi ro giữa các bên hợp đồng.

Từcác nghiên cứu trước thấy rằng một ngân hàng thu thập thông tin độc quyền từ quan hệ tín dụng ngân hàng sẽ đưa ra các điều khoản ngoài lãi dễ dàng hơn cho

doanh nghiệp. Với khía cạnh tài sản thế chấp, quan hệ tín dụng ngân hàng sẽ cải thiện khả năng đánh giá tài sản thếchấp của ngân hàng. Việc rủi ro từgiá trịcủa tài sản thếchấp giảm có thể là cơ sở để các yêu cầu vềvấn đềnày nhẹ nhàng hơn.

Giả thuyết 4: quan hệtín dụng ngân hàng làm giảm khả năng các điều khoản ngoài lãi trong hợp đồng tín dụng bịxấu đi trong giai đoạn khủng hoảng tài chính.

Tuy rằng quan hệ tín dụng ngân hàng có thể giúp giảm đi khả năng doanh

nghiệp gặp nhiều hình thức hạn chếtín dụng, nhưng cụ thểlà hình thức nào thì còn phải phụ thuộc vào đặc điểm, cấu trúc tài chính cũng như chính sách chung của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngân hàng đối với từng doanh nghiệp cụ thể. Do đó, kế thừa và kết hợp bốn giả

thuyết, tác giả xây dựng mô hình và thực hiện kiểm định giả thuyết kết hợp sau:

“Quan hệ tín dụng ngân hàng làm giảm khả năng doanh nghiệp bị ngân hàng

thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam hạn chế tín dụng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính”.

2.4. Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu đã có về tác động của quanhệtín dụng ngân hàng lên khả năng doanh nghiệp bị hạn chếtín dụng

Một phần của tài liệu Tác động của mối quan hệ tín dụng nhân hàng lên việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Trang 53)