Việc rót một lượng tiền quá lớn lên ñến hàng trăm tỷ USD vào 4 NHTM lớn nhất của Trung Quốc làm suy giảm ñáng kể ngân sách của Chính phủ và tạo tâm lý ỷ lại của các NHTM.
Trung Quốc ñã chậm chân trong việc thay ñổi những NHTM hàng ñầu của mình, kéo theo sự thay ñổi chậm chạp của toàn bộ hệ thống NH.
Khi Trung Quốc thực hiện ñổi mới hệ thống NH ñã bỏ qua việc ñổi mới toàn bộ hệ thống tài chính nói chung. Vì vậy, một hệ thống NH mới không thể hoạt ñộng tốt trong một hệ thống tài chính cũ.
1.5.3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về tăng cường năng lực cạnh tranh của NHTM trong bối cạnh hội nhập
1.5.3.1. Về phía Chính phủ
Tạo một môi trường kinh doanh tiền tệ công bằng, mang tính thị trường ñể tăng cường năng lực cạnh tranh bình ñẳng cho các NHTM trong quá trình tự do hóa theo một lộ trình có kiểm soát, bao gồm: cải cách lãi suất sát với thị trường; tự do hóa lãi suất thị trường liên NH; dỡ bỏ các hạn chếñối với việc cho vay bằng ngoại tệ; tiến tới tự do hóa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, nhằm giúp các NHTM trong nước tăng cường tính chủ ñộng trong kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần hỗ trợ tăng cường năng lực tài chính của các NHTM như: tăng vốn cho các NHTM ñể ñảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ quốc tế; xử lý nợ xấu của các NHTMQD; khuyến khích các NHTM bán một phần cổ phiếu cho nhà ñầu tư nước ngoài; nâng cao công tác kiểm tra, giám sát năng lực quản trị, năng lực tài chính của các NHTM theo thông lệ quốc tế.
1.5.3.2. Về phía các NHTM
Tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua phát triển sản phẩm dịch vụ ñể chiếm lĩnh thị phần, tăng lợi nhuận trên cơ sở xem xét các thế mạnh cũng nhưñiểm yếu của các NHTM trong nước trong tương quan so sánh với NHTM nước ngoài. Bên cạnh ñó, tiếp tục tạo niềm tin và lòng trung thành của KH ñối với NH, từñó mở
rộng thị phần. Việc phát triển các sản phẩm mới không loại trừ sản phẩm dịch vụ là thế mạnh của NHTM nước ngoài tại nước sở tại nhưng NHTM trong nước có thể tận dụng lợi thế ñi trước và sự am hiểu truyền thống, tập quán văn hóa xã hội của quốc gia ñể phát triển các dịch vụ này như một thế mạnh cạnh tranh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả ñã nêu lên một cách khái quát về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng, những tiêu chí ñể ñánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM dựa trên những ñặc ñiểm của các NHTM và những yếu tốảnh hưởng ñến năng lực cạnh tranh của NHTM.
Bên cạnh ñó, tác giảñã ñưa ra một tham khảo về tiến trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Trung Quốc sau khi gia nhập WTO ñể các NHTM Việt Nam có thể rút ra ñược những bài học kinh nghiệm cho mình.
Những cơ sở lý luận này là tiền ñề ñể phân tích năng lực cạnh tranh của VietinBank trong chương 2 và ñưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VietinBank trong chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM