Chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hà Nội thời kì 2011-2015 theo hướng CNH-HĐH (Trang 67)

III. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hà Nội gia

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành

2.3. Chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp

Trong những năm qua khi mà Hà Nội chưa mở rộng địa giới hành chính, thì diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội liên tục giảm thay vào đó là quá trình đô thị

hóa nông nghiệp nông thôn được diễn ra một cách nhanh chóng, nhưng với nhiều biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông thôn ngoại thành (trợ giá giống, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật và xã hội, đồng thời tích cực chuyển đổi cơ cấu

sản phẩm. Khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính Hà Nội có diện tích đất tự

nhiên là 3.344,7 km2, trong đó 88,3% là diện tích đất nông nghiệp. Hà Nội hiện

nay có hơn 4 triệu người sống ở khu vực nông thôn và chiếm hơn 60% lực lượng lao động của Thành phố.

Trong những năm vừa qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIV cùng với Chương trình ''Phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hoá nông thôn giai đoạn 2006 - 2010'', kinh tế - xã hội của Thủ đô liên tục phát triển bền vững. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,58%/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng từ 2 - 3%/năm và chiếm 5,53% trong cơ cấu kinh tế của Thành phố. Cơ cấu kinh tế trong nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực: Năm 2008 tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 41,28%, dịch vụ là 52,17%, nông nghiệp là 6,55%.

a) Nông nghiệp:

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nhìn chung là có sự tăng trưởng khá. Nếu như năm 2005 giá trị nông-lâm-ngư nghiệp đạt 9.467 tỉ đồng thì con số này đã tăng lên thành 10.654 tỉ đồng năm 2006 đến năm 2007 tiếp tục tăng và đạt mức 13.302 tỉ đồng. Sự tăng trưởng này có thể nói là đáng khích lệ trong điều kiện diện tích và nhân lực dành cho lĩnh vực nông nghiệp đang giảm đi một cách nhanh chóng như hiện nay.

Bảng 6: GTSX và cơ cấu ngành nông nghiệp (Tính theo giá thực tế)

(Đơn vị: Tỉ đồng và %) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 GTSX 9467 10596 13237 19304 Trồng trọt 5063 5367 6465 9355 Chăn nuôi 4136 4935 6426 9470 Dịch vụ NN 268 294 346 479 Cơ cấu Trồng trọt 53,48 50,65 48,84 48,46 Chăn nuôi 43,68 46,57 48,55 49,06 Dịch vụ nông nghiệp 2,68 2,78 2,61 2,48

Nhìn vào bảng 6 có thể thấy rằng mặc dù giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tăng đáng kể nhưng cơ cấu của nó lại có sự chuyển dịch hết sức chậm chạp giữa nội bộ các ngành. Ngành trồng trọt và chăn nuôi đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu nông nghiệp. Qua các số liệu thì tỉ trọng của ngành chăn nuôi có xu hướng tăng chẳng hạn như nếu năm 2005 ngành chăn nuôi chiếm 43,68% thì đến năm 2006 tỉ trọng này đạt 46,57%, tiếp tục gia tăng lên thành 48,55% và 49,06% vào hai năm 2007, 2008. Trong khi đó, tỉ trọng của ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp đang có xu hướng giảm xuống, sự thay đổi này đó là do diện tích đất dành cho trồng trọt đang giảm xuống nhường chỗ cho quá trình đô thị hóa và xây dựng các khu công nghiệp, và chăn nuôi thì chủ yếu là chăn nuôi ở các hộ gia đình ở nông thôn, số trang trại chăn nuôi cũng giảm xuống đáng kể từ 4.780 hộ xuống còn 3.200 hộ theo thống kê của Sở NN&PTNN Hà Nội (năm 2009). Khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển theo hướng hiện đại thì tỉ trọng ngành nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhưng do những tiến bộ khoa học kĩ thuật được ứng dụng một cách rộng rãi nên sản lượng cũng như giá trị của ngành không ngừng gia tăng điều đó thể hiện nông nghiệp đã có sự phát triển về chất đi theo chiều sâu.

- Trồng trọt

Năm 2009 diện tích đất trồng trọt của thành phố Hà Nội là 157.655 ha bằng 99,36% so với năm 2008, trung bình Hà Nội mỗi năm thu hồi 1.000 ha đất trong đó 80% là đất trồng trọt. Giá trị trồng trọt tính trên ha canh tác đạt 131 triệu đồng (tính theo giá hiện hành), đạt 117,5% kế hoạch và tăng 13,8% so với cùng kì.

Bảng 7: GTSX ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng (tính theo giá thực tế) (Đơn vị: Tỉ đồng) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 (Dự báo) Lương thực 3086,8 3187,6 3777,9 5865,8 6787,7 9568,9 Rau đậu 646,4 739,0 1005,8 1322,8 1758,4 2176,5 Cây CN hàng năm 321,2 404,4 514,3 686,3 587,1 695,2

Cây CN lâu năm 47,2 46,8 46,4 58,8 59,2 58,5

Cây ăn quả 370,4 435,3 544,1 866,5 978,3 1036,8

Nhìn chung, mặc dù diện tích đất nông nghiệp dùng cho mục đích gieo trồng ngày càng giảm đi nhưng nhờ áp dụng những tiến bộ KHKT vào trong sản xuất nên xét một cách tổng quát, GTSX của các nhóm cây trồng tăng lên theo các năm. Đây là một tín hiệu vui đối với ngành nông nghiệp của Hà Nội, khi nguy cơ đô thị hóa, quá trình chuyển đổi và thu hồi đất cho mục đích sinh hoạt và xây dựng các khu công nghiệp ngày càng lớn, kèm theo đó là nỗi lo không có việc làm cho một phần lớn bộ phân dân cư sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Khi diện tích trồng lúa đang bị thu hẹp thì việc làm thế nào để gia tăng giá trị sử dụng đất lại đặt ra đối với các cơ quan chính quyền địa phương của thành phố Hà Nội là làm thế nào để cải thiện đời sống của nhân dân, đặc biệt là nông dân và lao động trong khu vực nông thôn. Từ xưa Hà Nội vẫn được biết đến với những đặc sản như cốm Làng Vòng, hoa Ngọc Hà, Đào Nhật Tân, bưởi Diễn…. Việc quy hoạch những vùng có những sản vật này là một điều cần thiết trong kinh tế cũng như trong nông nghiệp để bảo tồn giá trị văn hóa và làm giảm bớt tình trạng không tập trung, manh mún tự phát của các cá nhân hộ gia đình. Thực hiện chủ trương này trong thời gian vừa qua nhất là từ sau năm 2006 đã hình thành các vùng chuyên canh như rau màu, hoa, cây ăn quả biểu hiện thành một số mô hình sản xuất tập trung, có tỷ trọng hàng hoá lớn như: vùng Hoa Tây Tựu (Từ Liêm), vùng cây ăn quả Phú Diễn, Minh Khai (Từ Liêm), Đông Anh, Sóc Sơn, Tây Hồ, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất, Mê Linh....

- Chăn nuôi:

Trong giai đoạn 2006-2010 chăn nuôi phát triển nhanh và chiếm tỉ trọng lớn trong GTSX ngành nông nghiệp. Ngành chăn nuôi đã trở thành một ngành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp của thành phố, đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cung cấp cho nhân dân của thành phố.

Bảng 8: Một số chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2006-2010

2005 2006 2007 2008 2009 2010 (ướctính) Gia súc (nghìn con) 1842,7 1860,1 1940,7 1916 2011,9 2192,2 Trâu 40,2 34,3 30,8 28,9 26,4 24,3 Bò 205,2 234,6 237,7 207,4 225,4 211,7 Lợn 1790,8 1579,9 1661,5 1669,7 1750,8 1947,3 Dê 10,5 10,7 10,1 9,2 8,6 8,3 Ngựa 0,6 0,6 0,6 0,8 0,7 0,6

Gia cầm (triệu con) 14,7 13,7 14,8 15,8 15,6 17,2

Gà 10,4 9,4 10,5 11,3 11,1 12,5

Mặc dù trong thời gian qua có rất nhiều bệnh dịch như bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò; bệnh tai xanh ở lợn; bệnh cúm gia cầm…xảy ra liên tục với tính chất ngày càng phức tạp và khó lường nhưng do có sự phòng trừ bệnh tốt Bảng số liệu cho thấy quy mô của đàn gia súc tăng lên theo các năm nếu như năm 2005 số lượng đàn gia súc của thành phố là 1842,7 nghìn con thì bước sang thời kì kế hoạch 2006- 2010 số lượng đàn gia súc đã tăng lên và đạt 1860,1 nghìn con, đến cuối năm 2009 con số này là 2011,9 nghìn con và dự tính đến hết năm 2010 số lượng đàn gia súc của thành phố đạt 2192,2 nghìn con tức là gấp 1,18 lần so với năm 2006.

+ Nuôi lợn:

Quy mô đàn lợn tăng nhanh năm 2007 tăng hơn 1,05 lần so với năm 2006 đạt 1661,5 nghìn con, năm 2008 tăng đạt 1669,7 nghìn con, tiếp tục tăng lên thành 1750,8 nghìn con vào năm 2009 và năm 2010 ước tăng lên 1947,3 nghìn con. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn còn ở trình độ thấp, mặc dù đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn nhưng những người chủ trang trại còn chưa có đủ trình độ chuyên môn để tiến hành chăn nuôi một cách khoa học và tiếp thu những tiến bộ mới trong chăn nuôi của các nước khác trên thế giới, ngoài ra quá trình nhân giống trong chăn nuôi còn có nhiều yếu kém những giống lợn tốt chuyển đổi còn chậm, tỉ lệ nạc hóa đàn lợn chưa cao để đáp ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

+ Đàn trâu: có xu hướng giảm năm 2007 đạt 30,8 nghìn con giảm 3.500 con so với năm 2006, sang đến năm 2008 con số đó tiếp tục giảm 1.900 con so với năm trước, ước tính đến năm 2010 số lượng đàn trâu đạt 24,3 nghìn con. Nguyên nhân làm cho đàn trâu giảm trong thời kì vừa qua là do đàn trâu nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thấp, đồng thời việc sử dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp có hiệu quả hơn việc sử dụng trâu vào cày kéo.

+ Đàn bò: số lượng đàn bò có sự tăng lên giảm xuống qua các năm chẳng hạn năm 2006 đạt 234,6 nghìn con nhưng đến năm 2008 thì đàn bò lại chỉ còn 207,4 nghìn con và ước năm 2010 đạt 211,7 nghìn con. Đàn bò tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành chậm phát triển có đồi núi như Ba Vì, Hoài Đức, Phú Xuyên, Đông Anh, Sóc Sơn…nhưng nhiều nhất vẫn là ở huyện Ba Vì với sản phẩm về sữa nổi tiếng trên thị trường.

Về tình hình số lượng đàn gia cầm nhìn chung theo xu hướng có sự tăng lên nhưng việc tăng này không đồng đều có năm tăng nhanh chẳng hạn năm 2008 đàn gia cầm là 15,8 triệu con tăng 1 triệu con so với năm 2007, bước sang năm 2009 thì

số lượng này lại giảm xuống 200.000 con và đạt 15,6 triệu con. Sở dĩ có sự tăng lên giảm xuống này là do thứ nhất là bệnh dịch ở gia cầm làm cho người chăn nuôi có tâm lí lo ngại về sự thua lỗ; thứ hai, do nhu cầu của thị trường giảm vì tâm lí lo ngại tiêu thụ phải những sản phẩm mang dịch bệnh chưa qua kiểm dịch; thứ ba, do sự suy thoái của nền kinh tế ở các nước lớn như Mĩ, Anh, Nhật… nên thị trường tiêu thụ sản phẩm bị đe dọa và sụt giảm. Theo dự báo của các nhà kinh tế thì năm 2010 sẽ là năm mà nền kinh tế các nước lớn bắt đầu đi vào phục hồi sau khủng hoảng chính vì thế mà thị trường tiêu thụ trở nên hấp dẫn đối với nhà sản xuất và hiện nay công tác vệ sinh và kiểm dịch cũng được tiến hành hết sức cẩn thận và chặt chẽ, hạn chế được nỗi lo cho người chăn nuôi.

b) Thủy sản:

Diện tích nuôi trồng thủy sản chủ yếu là mặt nước ao, hồ nhỏ. Toàn thành phố tiếp tục thực hiện chuyển đổi vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản, và chuyển đổi những mảnh ruộng trồng lúa nước không đạt hiệu quả cao sang nuôi trồng thủy hải sản.

Bảng 9 : Sản lượng thủy sản chủ yếu trong giai đoạn 2006-2010

(Đơn vị : Tấn) 2006 2007 2008 2009 2010 Sản lượng thủy sản khai thác Cá 1536 1485 1874 1937 2135 Tôm 372 158 188 149 127 Thủy sản khác 703 827 960 1121 1024 Sản lượng thủy sản nuôi trồng 33.708 39.165 34.746 36.394 39.516 Cá 33618 39077 34717 36361 39478 Tôm 39 37 21 25 27 Thủy sản khác 51 51 8 8 11

(Nguồn: Phòng NN&PTNT-Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, 2009 và ước tính cho năm 2010)

Trong thời gian vừa qua tình trạng chuyển đổi đất ruộng lúa không đạt hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đã trở thành trào lưu trong khu vực nông nghiệp ở các huyện ngoại thành, nhiều nông dân đã trở thành triệu phú, tỉ phú nhờ nuôi trồng thủy sản. Mới đây ở các huyện như Thanh Trì, Chương Mĩ… nhiều nông dân đã tiên phong trong việc nuôi trồng những giống thủy sản nước ngọt đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời đó ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ giống, vốn, kĩ thuật…Nhờ thế mà sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng đều qua các năm: nếu như năm 2006 sản lượng thủy sản đạt 33.708 tấn thì sau 4 năm con số này đã đạt 36.394 tấn tức là tăng 2.686 tấn. Sở dĩ có được kết quả như trên là do sự cố gắng của tất cả các bên: nhân dân cũng như chính quyền địa phương cùng đồng tâm, hợp lực phấn đấu cùng phát triển.

c) Lâm nghiệp

Với vị trí không giáp biển, ít đồi núi nhưng công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng luôn được thành phố quan tâm. Giá trị về mặt kinh tế do lâm nghiệp đóng góp

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hà Nội thời kì 2011-2015 theo hướng CNH-HĐH (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)