TRONG THỜI KÌ 2011 - 2015
I. Cơ sở khoa học của việc xây dựng định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế kinh tế
1. Quan điểm phát triển thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa Thủ đô. Khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh về đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực và truyền thống văn hóa của Thủ đô để thực hiên phát triển kinh tế đồng thời tiến hành chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện của thủ đô.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải dựa trên và đảm bảo sự phát huy tốt
tiềm năng, lợi thế so sánh, phát triển kinh tế tri thức; tập trung vào trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu nội ngành và cơ cấu công nghệ để nhanh chóng nâng cao chất lượng hiệu quả khả năng cạnh tranh của kinh tế thủ đô, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thủ đô phải theo hướng
tăng độ mở của nền kinh tế, cùng phối hợp với các thành phần kinh tế và liên kết chặt chẽ với sự chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng thủ đô và cả nước, đồng thời phải phát huy vai trò tiên phong, “hướng dẫn” và tạo động lực lôi kéo sự phát triển chung của toàn vùng và cả nước
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Thủ đô cần có sự thống nhất với sự
phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ. Phải đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất về quản lí nhà nước để nâng cao hiệu quả các nguồn lực xã hội. trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thủ đô phải đảm bảo xử lí hài hòa các vấn đề cấp bách, lợi ích ngắn hạn với kiên trì thực hiện các mục tiêu, định hướng dài hạn, không để lợi ích trước mắt ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Thủ đô cần phải kết hợp hài hòa với phát
triển xã hội và bảo vệ môi trường, giữ cân bằng sinh thái và phát triển bền vững. để thực hiện quan điểm này thì phải cân nhắc tính toán kĩ mục tiêu phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong mối quan hệ với các mục tiêu phát triển
kinh tế khác và những mục tiêu phát triển xã hội, mục tiêu bảo vệ môi trường ngay từ đầu trong các kế hoạch, quy hoạch chiến lược để triển khai thực hiện một cách nhất quán trong suốt thời gian thực hiện.
2. Mục tiêu tổng quát
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: dịch vụ-công nghiệp-nông
nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, xây dựng Hà Nội thành trung tâm giao lưu và phân phối hàng hóa, trung tâm dịch vụ hạ tầng xã hội, đầu mối xuất nhập khẩu sản phẩm; là cực tăng trưởng quan trọng nhất của vùng KTTĐ Bắc Bộ và quốc gia; đầu mối giao thông chính, trung tâm nghiên cứu, dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, trung tâm văn hóa, du lịch của khu vực Đông Nam Á.
Phát triển mạnh các KCN, khu công nghệ cao, công viên phần mềm…Phấn đấu đảm bảo đủ không gian cho sản xuất công nghiệp; Tập trung bảo vệ môi trường, xử lí chất thải rắn, chất thải công nghiệp và sinh hoạt, di dời khu sản xuất ra xa khu vực dân cư.
Ổn định vùng sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch. Phát triển nông nghiệp gắn với hình thành vành đai xanh, vùng trồng rau sạch gắn với hệ thống phân phối tiện lợi cho người dân. Nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng nhanh giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích canh tác. Từng bước hình thành các vùng sản xuấ hàng hóa chuyên canh quy mô lớn. Phát triển dịch vụ nông nghiệp nông thôn, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp để tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chuyển dịch lao động nông thôn. Đầu tư nâng cấp hạ tầng nông thôn và các công trình đê điều, thủy lợi để vừa đảm bảo phát triển sản xuất, vừa đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai. Xây dựng các cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung xa khu dân cư.
- Phấn đấu đến cuối năm 2015 đạt các chỉ tiêu sau:
Tăng trưởng kinh tế trung bình trong giai đoạn 2011 – 2015 : 9,5 – 10%; trong đó:
+ Dịch vụ: 9,5 – 10%
+ Công nghiệp – xây dựng: 10,3 - 10,8% + Nông nghiệp: 2,3- 2,5%
Cơ cấu ngành kinh tế đến cuối năm 2015:
+ Nông nghiệp: 5,5 - 6,0%
GDP bình quân/ người đến cuối năm 2015 đạt 70 – 72 triệu đồng.
Huy động vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2011 – 2015: 1.235 – 1.260 nghìn tỉ đồng ( tăng trung bình 17 – 18%/ năm). Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân: 12 – 14%
3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến năm 2015
Với đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh, cơ cấu ngành kinh tế
Thủ đô giai đoạn 2011-2015 cần chuyển dịch theo hướng: dịch vụ - công nghiệp -
nông nghiệp. Tuy nhiên, do chúng ta mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; quy mô, tỷ trọng và trình độ phát triển công nghiệp của Hà Nội và cả vùng nói chung tuy có được nâng lên, song nhìn chung vẫn còn chưa cao. Mặt khác cơ sở để phát triển nhanh các ngành dịch vụ, nhất là các ngành dịch vụ trình độ cao: tài chính, bảo hiểm, tư vấn, y tế, giáo dục…cũng không phải nhanh chóng xây dựng được ngay trong một vài năm. Vì vậy, cùng với định hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, chúng ta vẫn phải
quan tâm đến phát triển công nông nghiệp với lý do công nông nghiệp là đối tượng phục vụ chính của các ngành dịch vụ, đồng thời có vai trò quan trọng, trực tiếp đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và cả nước nói chung. Sự phát triển của công nghiệp Hà Nội và công nghiệp của vùng là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển dịch vụ Thủ đô trong giai đoạn này.
Từ nhiều năm nay trong cơ cấu GDP Thành phố, dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với công nghiệp và nông nghiệp. Nhưng như vậy không có nghĩa là kinh tế Thủ đô đã là nền kinh tế dịch vụ vì dịch vụ hiện nay chủ yếu là dịch vụ thương mại, bán lẻ, dịch vụ cá nhân..., các dịch vụ trình độ cao, dịch vụ cộng đồng còn nhỏ bé. Vì vậy trong thời gian tới, cơ cấu ngành kinh tế Thủ đô cần chuyển
dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Chuyển dịch như vậy không
có nghĩa là tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng GDP của dịch vụ ở giai đoạn này sẽ tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng GDP công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng đóng góp trong GDP chỉ là biểu hiện bề ngoài của cơ cấu kinh tế và đôi khi tỷ lệ đó không phản ánh đúng chất lượng và bản chất của cơ cấu kinh tế đó. Chất lượng và bản chất của cơ cấu kinh tế phải thể hiện ở mối quan hệ và vai trò của mỗi yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế, của từng ngành đối với sự tăng trưởng và phát triển của các yếu tố, các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế. Trong giai đoạn 2011-2015,
dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của công nghiệp Thủ đô vẫn sẽ tiếp tục cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của dịch vụ và tỷ trọng GDP công nghiệp vẫn sẽ tăng, trong khi tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP Thủ đô sẽ tiếp tục giảm (mặc dù giá trị của các ngành đều tăng), nhưng giảm với tốc độ chậm dần ở thời kỳ đầu và có xu hướng tăng lên ở thời kỳ sau. Điều này không có gì mâu thuẫn với định hướng cơ cấu
ngành kinh tế của Thủ đô thời gian tới là: dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp và
thể hiện quá trình chuyển dịch trong trung hạn và có kế thừa từ cơ cấu ngành kinh tế các giai đoạn trước.
- Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Thủ đô theo hướng: dịch vụ -
công nghiệp – nông nghiệp xác định trong giai đoạn này Thành phố sẽ tiếp tục tập trung các nguồn lực, ưu tiên cao nhất cho phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao, làm cho các ngành này ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của Thủ đô cũng như của vùng và cả nước; phát huy được những tiềm năng, lợi thế và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Thủ đô, đảm bảo sự phát triển nhanh, ổn định theo hướng bền vững của cả nền kinh tế Thủ đô. Sự phát triển của dịch vụ sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và nông nghiệp Thủ đô.
- Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng: dịch vụ - công
nghiệp – nông nghiệp cũng nhằm phát huy vai trò đầu tàu, định hướng và hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội của vùng, tạo điều kiện phát triển nhanh công nghiệp ở các tỉnh lân cận và chính sự phát triển công nghiệp ở các tỉnh này lại có tác động ngược trở lại, tạo điều kiện và thúc đẩy phát triển nhanh dịch vụ và kinh tế Thủ đô nói chung. Định hướng phát triển này cũng thể hiện sự hợp tác và phân công phối hợp phát triển trong vùng phù hợp với tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương và xu thế vận động khách quan của phân công lao động.
- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế: dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời gian tới Hà Nội cần thực hiện tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tất cả các ngành (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), các khâu của quá trình sản xuất, dịch vụ; ưu tiên cho mục tiêu hiện đại hoá; quan tâm nâng cao chất lượng phát triển hơn là phát triển theo số lượng. Hiện nay ở Hà Nội vẫn còn tình trạng bệnh thành tích coi trọng số lượng hơn là chất lượng chính vì thế mà cơ cấu ngành kinh tế chưa có những bước chuyển biến rõ nét.
- Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần đặc biệt quan tâm phát triển trong từng ngành và giải quyết mối quan hệ giữa các ngành. Bài học kinh nghiệm mà chúng ta đã có được trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế 25 năm qua về phát triển khá dàn đều, các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế đều cùng phát triển; chúng ta có chọn ra các ngành, lĩnh vực trọng điểm, nhưng lại có quá nhiều trọng điểm nên không tập trung được nguồn lực, không tạo ra sự phát triển bứt phá, vượt trội của những ngành, lĩnh vực then chốt và làm động lực thúc đẩy phát triển của các ngành, lĩnh vực khác và của toàn bộ nền kinh tế.