Định hướng phát triển nội ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hà Nội thời kì 2011-2015 theo hướng CNH-HĐH (Trang 91)

II. Một số kinh tế mũi nhọn định hướng ưu tiên phát triển cho các ngành

3. Định hướng phát triển nội ngành nông nghiệp

Quy hoạch ổn định vùng sản xuất nông nghiệp, xác định rõ vành đai xanh (gắn với phạm vi phát triển đô thị) để tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất trên

một đơn vị diện tích. Giai đoạn 2011-2015, phấn đấu tăng GDP nông lâm thủy sản bình quân khoảng 2,3-2,5%/ năm; đến năm 2015 nông nghiệp chiếm 5,5-6,0% trong cơ cấu GDP toàn Thành phố. Khắc phục cơ bản tình trạng giữ đất chờ giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển đô thị, dẫn đến sản xuất cầm chừng (không mạnh dạn đầu tư lớn) trong sản xuất nông nghiệp như hiện nay.

Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông lâm thủy sản theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Phấn đấu đến năm 2015, nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi - thủy sản lên khoảng 52-55% trong cơ cấu GTSX nông lâm thủy sản (tăng bình quân 6-7%/ năm); giảm tỷ trọng ngành trồng trọt xuống 45-48% (tăng 2-2,5%/ năm).

Trên cơ sở quy hoạch ổn định, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội phải kết hợp chặt chẽ và phục vụ tốt mục tiêu môi trường (vành đai xanh) và phát triển du lịch ở Thủ đô. Nông nghiệp không chỉ nhằm mục tiêu sản xuất các sản phẩm nông nghiệp mà phải quan tâm đến lợi ích tổng thể về môi trường và du lịch. Với ý nghĩa đó cần quy hoạch và xây dựng các vùng hoa, vùng cây ăn quả, vùng nuôi trồng thuỷ sản với quy mô hợp lý, giảm diện tích trồng cây lương thực. Hình thành một số trung tâm công nghệ sinh học phục vụ sản xuất, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và bảo tồn các loại gien quý hiếm. Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là rau an toàn, hoa, cây cảnh, các loại quả đặc sản...

Định hướng phát triển một số lĩnh vực, sản phẩm cụ thể

- Phát triển hoa, cây cảnh: Phát triển các vùng hoa, cây ảnh vừa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, vừa định hướng phục vụ nhu cầu xuất khẩu để nâng cao giá trị kinh tế và thu nhập cho người sản xuất; đồng thời kết hợp phục vụ tốt mục tiêu phát triển du lịch.

Khẩn trương quy hoạch vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung với quy mô hợp lý để có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (nhà kính và nhà lưới), ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng và độ đồng đều của hoa cây cảnh, đảm bảo quy mô sản lượng phục vụ nhu cầu xuất khẩu; tránh tình trạng sản xuất manh mún, mỗi địa phương đều có vùng trồng hoa với quy mô nhỏ lẻ, rải rác, hiệu quả không cao. Phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 2.500-3.000 ha hoa, cây cảnh tập trung.

Để gắn các vùng hoa, cây cảnh với phát triển du lịch cần quy hoạch và xây dựng hạ tầng vùng hoa và đa dạng hóa các giống hoa, cây cảnh để tạo cảnh quan đẹp cả 4 mùa phục vụ nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách.

- Phát triển cây ăn quả: Cùng với phát triển phân tán tại các hộ gia đình cần quy hoạch một số vùng cây ăn quả tập trung ở những khu vực có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, có truyền thống trồng các loại cây trái đặc sản như cam Canh, bưởi Diễn... Xây dựng mô hình nhà vườn để kết hợp phát triển du lịch sinh thái, du lịch vườn. Phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 3.500-4.000 ha cây ăn quả tập trung, trong đó 50% là các loại cây đặc sản.

- Các loại rau quả: Chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô và nhu cầu rau cao cấp, rau an toàn của các nhà hàng, khách sạn. Vùng trồng rau an toàn cần phát triển với quy mô hợp lý (không quá lớn) ở các huyện ngoại thành và khu vực ngoài các bãi sông trên địa bàn. Tập trung đầu tư xây dựng mô hình nhà lưới là chủ yếu để đảm bảo chất lượng và độ an toàn, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm rau an toàn của Hà Nội; nâng cao thu nhập của người trồng rau và sớm thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phương thức sản xuất công nghiệp, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp "sạch". Phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 12.000 ha rau quả tại Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, trong đó 1/4 là rau cao cấp.

- Sản xuất lương thực: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giảm diện tích trồng lương thực ở những khu vực quá cao hoặc quá trũng. Quan tâm chuyển dịch cơ cấu cây lương thực sang những giống chất lượng cao (không quá chú trọng về năng suất), phù hợp điều kiện thổ nhưỡng; đẩy mạnh nghiên cứu và sản xuất giống mới cung cấp cho vùng.

- Phát triển chăn nuôi: Tập trung phát triển theo mô hình chăn nuôi công nghiệp, đưa chăn nuôi ra xa các khu dân cư, tập trung vào các địa bàn Sóc Sơn, một phần Đông Anh và Gia Lâm; hình thành các trang trại chăn nuôi lợn nạc, gia cầm quy mô hợp lý; phát triển đàn bò sữa ở những nơi có điều kiện.

- Phát triển nuôi trồng thủy đặc sản: Hình thành một số vùng sản xuất thủy đặc sản chất lượng cao trên cơ sở tận dụng và khai thác tốt mặt nước hiện có và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở các vùng trũng, ngập nước. Tiếp tục chuyển khoảng 1.500-2.000 ha ruộng trũng ở các huyện Thanh Trì, Sóc Sơn, Gia Lâm, Đông Anh sang nuôi trồng thủy đặc sản hoặc kết hợp 1 vụ lúa - 1 vụ thủy sản.

- Khuyến khích phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp:

dịch vụ chế biến, tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm (cả trong nước và xuất khẩu), dịch vụ khoa học kỹ thuật và các dịch vụ phục vụ sản xuất khác. Hình thành mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp (kinh doanh siêu thị, nhà hàng...) với người sản xuất nông nghiệp.

Giai đoạn 2006-2010, nông nghiệp Thủ đô chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa và sản phẩm chất lượng cao, tạo thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp; quan tâm phát triển dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Phấn đấu đạt tối thiểu 70 triệu đồng trên 1 ha đất canh tác. Quan tâm tạo điều kiện xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp: thịt gia súc, gia cầm, đồ hộp, hoa, cây cảnh...

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hà Nội thời kì 2011-2015 theo hướng CNH-HĐH (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)