Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hà Nội thời kì 2011-2015 theo hướng CNH-HĐH (Trang 63)

III. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hà Nội gia

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành

2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành dịch vụ

Dịch vụ là ngành có giá trị gia tăng lớn, chiếm tỉ trọng cao,có tác dụng làm hạt nhân đóng góp vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế Thủ đô. Các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao như dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tín dụng –ngân hàng, du lịch,tư vấn, y tế, giáo dục,hỗ trợ sản xuất kinh doanh…đều có sự tăng trưởng, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, người dân và khách quốc tế. hà nội thực sự trở thành một trung tâm thương mại, tài chính-tiền tệ của vùng và của cả nước. trong giai đoạn 2006-2008 ngành dịch vụ đạt mức tăng trưởng trên 10% (năm 2006 là 10,3%; năm 2007 là 12,4%; năm 2008 là 10,9%). Tuy nhiên cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 dưới tác động mạnh của cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu khiến một số dự kiến trong 2 năm 2009 và 2010 một số chỉ tiêu tài chính bị suy giảm đáng kể.

Tình hình phát triển và chuyển dịch cơ cấu một số ngành dịch vụ a) Thương mại:

Từ chỗ hoạt động trong cơ chế bao cấp, kênh phân phối hàng hoá thuần tuý,

thương mại Thủ đô đã từng bước chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp: Nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần, HTX... Hiện nay, nhà nước đang khuyến khích hỗ trợ các công ty nhà nước và các tổng công ty các tập đoàn lớn tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp để kích thích tính năng động sáng tạo và tính tự lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng lưu thông hàng hoá trên địa bàn, vùng lân cận, cả nước và quốc tế; làm tốt vai trò cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, sản xuất - tiêu dùng.

Cơ sở vật chất cũng như tổ chức, phương thức kinh doanh thương mại được đổi mới, chất lượng phục vụ được nâng lên; nhiều Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng hiện đại, tuyến phố văn minh thương mại đã in sâu vào tiềm thức của người dân, tạo cho người dân một nét văn hóa riêng có của người Hà Nội.

Nhiều doanh nghiệp phát triển mạnh, trực tiếp tham gia sản xuất hàng hoá, mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Các doanh nghiệp thương mại Nhà nước đảm nhận vai trò quan trọng trong lưu chuyển hàng hoá bán buôn (chiếm trên 60% tổng mức) và chiếm tỷ trọng cao về bán lẻ các mặt hàng thiết yếu (xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón...). Các doanh nghiệp thương mại ngoài Nhà nước phát triển nhanh chiếm 80% tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và gần 40% tỷ trọng hàng hoá bán buôn. Hoạt động thương mại ngày càng gắn kết với sản xuất, tiêu dùng, có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Du lịch:

Du lịch Hà Nội phát triển theo hướng bền vững, giữ gìn bản sắc dân tộc,

truyền thống văn hóa lịch sử, đảm bảo môi trường, an ninh trật tự xã hội. Môi trường du lịch ngày càng hấp dẫn; hệ thống cơ sở hạ tầng phục du lịch được đầu tư nâng cấp, xây dựng nhiều khách sạn quy mô lớn có khả năng phục vụ khách du lịch quốc tế; chất lượng dịch vụ du lịch được nâng lên, các chương trình, sản phẩm du lịch được đa dạng hoá; hoạt động hợp tác phát triển du lịch không ngừng được mở rộng.

Năm 2006 Hà Nội đón 5,9 triệu lượt khách, tăng 11% so với năm trước, trong đó khách quốc tế đạt 1,1 triệu lượt người.

Đến năm 2007 Hà Nội lại đón 6,6 triệu lượt khách, doanh thu xã hội đạt 15000 tỉ đồng.

Theo thống kê, năm 2009, lượng khách du lịch nội địa đạt 25 triệu lượt người (tăng gần 20% so với năm 2008); khách du lịch quốc tế chỉ đạt 3,8 triệu lượt người (giảm 11,5% so với năm 2008) nhưng tổng doanh thu của toàn ngành năm 2009 vẫn đạt 68.000-70.000 tỷ đồng (tăng khoảng 10% so với năm 2008). Dự báo, năm 2010, ngành du lịch đặt mục tiêu đón khoảng 4,5-4,6 triệu lượt khách quốc tế (tăng từ 18- 21%), 27-28 triệu lượt khách du lịch nội địa (tăng khoảng 8-12%). Doanh thu du lịch đạt 75.000-78.000 tỷ đồng (tăng khoảng 7,1%-11,4%).

c) Ngân hàng:

Trong 20 năm qua, ngành ngân hàng Thành phố đã có những đổi mới mạnh mẽ (đặc biệt từ năm 1990 khi có Pháp lệnh về ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về ngân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính). Hệ thống ngân hàng được chuyển sang hoạt động kinh doanh với hai cấp: Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đến cuối năm 2004, hệ thống ngân hàng trên địa bàn Hà Nội có Chi nhánh ngân hàng Nhà nước Thành phố và 100 tổ chức tín dụng (các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính...).

Hệ thống ngân hàng đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mọi thành phần kinh tế đều được vay ngân hàng để đầu tư mới, đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng, nhất là đối với các dự án đầu tư vào các nhóm ngành chủ lực, sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu. Cơ cấu tín dụng đã thay đổi theo hướng mở rộng tín dụng trung và dài hạn phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh. Dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng hoá, áp dụng công nghệ tiên tiến (thanh toán bù trừ điện tử, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, giao dịch một cửa, thanh toán và rút tiền tự động...); hình thành một số hình thức cho vay mới: cho thuê tài chính, cho vay đồng tài trợ...

Hiện nay hệ thống các ngân hàng lớn trên địa bàn Hà Nội đã tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp để nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Hà Nội luôn dẫn đầu hệ thống về công tác huy động vốn, nhất là nguồn tiền gửi dân cư. Đến 31/12/2009, tổng vốn huy động của các TCTD trên địa bàn Hà Nội đạt 591.152 tỷ đồng, tăng 27,98% so cuối năm 2008. Trong cơ cấu vốn huy động, tiền gửi thanh toán của các tổ chức chiếm 55,4%, tiền gửi dân cư chiếm 44,6%; tiền gửi VND chiếm tỷ trọng 73,23%, tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm 26,77%. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của các TCTD trên địa bàn Hà Nội đạt 368.710 tỷ đồng, tăng 38,90% so với 31/12/2008, trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 213.852 tỷ đồng, tăng 38,27%; dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 154.858 tỷ đồng, tăng 39,79%; dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất 84.681 tỷ đồng. đáp ứng nhu cầu vốn đã góp phần hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế của thủ đô. Vì vốn tín dụng đã hỗ trợ rất lớn trong việc giải quyết việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội.

d) Vận tải hành khách:

Từ chỗ chủ yếu đi lại bằng phương tiện cá nhân, từ năm 1999, hệ thống vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn được ưu tiên phát triển: tăng cường đầu tư phương tiện, cải tạo nâng cấp nhà chờ, bến bãi, mở tuyến mới; chủ động đầu tư mới 520 xe buýt, chất lượng phục vụ được nâng lên; phương án xã hội hóa vận chuyển hành khách bằng xe buýt đang được triển khai. Đến hết năm 2004 đã có 41 tuyến buýt chất lượng cao, vận chuyển khoảng 270 triệu lượt hành khách (gấp 22,5 lần so với năm 2000; 6 lần so năm 2002 và 1,5 lần so năm 2003). Thành phố đang tích cực chuẩn bị đầu tư các dự án xe điện; làm việc với vùng Ile France (Pháp), thành phố Mátxcơva (Liên bang Nga), tổ chức JICA (Nhật Bản) để hoàn chỉnh quy hoạch vận tải hành khách công cộng và bàn triển khai 1-2 tuyến xe điện nhưng do một số vấn đề trong khâu đàm phán mà dự án xe điện này vẫn chưa được triển khai. Do hệ thống giao thông của Hà Nội còn quá nhiều bất cập như thiếu quy hoạch về giao thông đô thị, chưa có hệ thống đường vành đai hoàn chỉnh, tỉ lệ quỹ đất giành cho giao thông quá thấp trong đó mạng lưới đường phân bố không đều (cao ở thành thị và thấp ở vùng ngoại ô). Thành phố Hà Nội đang cố gắng thực hiện nhiều biện pháp nhằm làm cho hệ thống giao thông đi lại của người dân được thuận tiện.với 50 tuyến xe buýt nội thành hoạt động liên tục từ 5 giờ sáng đến 21 giờ đêm, ngoài ra

nhu cầu đi lại của quần chúng nhân dân. Theo như kì vọng của Hà Nội thì đến năm 2015 phương tiện vận tải công cộng sẽ đáp ứng được 30-35% nhu cầu đi lại của người dân (trong đó xe buýt và taxi chiếm 22-25%, đường sắt đô thị chiếm 8-10%). Nhưng thực tế hiện nay của Hà Nội thì cho thấy việc thực hiện được mục tiêu này trong tương lai là hết sức khó khăn.

e) Xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn hàng năm đều tăng trưởng khá. Tuy nhiên những năm gần đây tăng trưởng xuất khẩu có dấu hiệu giảm sút so với các giai đoạn trước (giai đoạn 1996-2000 tăng 13,2%/ năm, 2001-2005 dự kiến tăng 12,3%/ năm). Cuối năm 2008 đầu năm 2009 nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái do đó không chỉ thị trường xuất khẩu của Việt Nam mà thị trường xuất khẩu của Hà Nội cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 của thành phố Hà Nội đạt trên 4,35 tỉ USD; tăng 22% so với năm 2006. Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 2,25 tỉ USD, tăng 18,3%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,69 tỉ USD tăng 28,2% và khu vực tư nhân chiếm gần 413 triệu USD, tăng 19,2%. Số liệu xuất nhập khẩu của năm 2009 cũng cho thấy nhận định ở trên là đúng khi kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đạt 6,357 tỉ USD, giảm 7,9% so với năm 2008, trong đó xuất khẩu địa phương đạt 3,77 tỉ USD, giảm 4,1%.

Từ chỗ chủ yếu xuất khẩu sang thị trường các nước XHCN, Hà Nội đã mở rộng xuất khẩu sang 161 quốc gia và vùng lãnh thổ (năm 2004). Các thị trường chủ yếu là: thị trường EU (chiếm tỷ trọng 19,4%), thị trường ASEAN (chiếm 12%), thị trường Hoa Kỳ (16,4%), thị trường Nhật Bản (14%), thị trường Trung Quốc (6%), thị trường Liên bang Nga và các nước SNG (2%), thị trường Hàn Quốc (3%). Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng chế biến, giảm tỷ trọng hàng nông sản, sơ chế (cơ cấu hàng xuất khẩu năm 2009 là: điện tử 17,7%, dệt may 11,8%, nông sản 13,5%, da giày 2,3%, hàng thủ công mỹ nghệ 3,8%...). chính vì thị trường xuất khẩu là các quốc gia phát triển như thế nên khi nền kinh tế của các nước đó có vấn đề thì tất yếu thị trường của Hà Nội bị giảm sút. Đó chính là nguyên nhân vì sao dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của thủ đô năm 2009 lại không đạt được như năm trước.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hà Nội thời kì 2011-2015 theo hướng CNH-HĐH (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)