III. Sự cần thiết khách quan của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số thủ đô
2.1. Kinh nghiệm của thành phố Viên (Áo)
Tận dụng lợi thế về vị trí địa lí (nằm ở trung tâm châu Âu), tuy chỉ có diện tích
trên 600 km2 nhưng thành phố Viên đã xây dựng kế hoạch phát triển thành đầu mối
giao thông hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy của Châu Âu. Mục tiêu cơ bản của kế hoạch này là hình thành hệ thống hành lang giao thông Bắc – Nam, Đông – Tây nối liền các quốc gia. Xây dựng đường sắt cao tốc, đường sắt liên quốc gia; mở rộng mạng lưới vận chuyển hàng không với nhiều loại máy bay, đa dạng hóa phương thức, quy mô dịch vụ; tổ chức các tuyến vận tải đường thủy nối liền bờ biển phía bắc với hệ thống đường sông của các quốc gia.
Kế hoạch này đã được Cộng đồng châu Âu (EU) chấp thuận và hỗ trợ kinh phí triển khai. Sau khi các tuyến giao thông được hình thành (theo như kế hoạch là vào năm 2010 – 2015), dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách và các dịch vụ liên quan sẽ đóng góp quan trọng vào tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Viên.
nghiệp ở thành phố Viên đã hợp tác với các doanh nghiệp lớn của cộng hòa liên bang Đức để liên kết chế tạo các dây chuyền công nghệ sản xuất xe điện tốc hành, xe điện ngầm, dây chuyền xử lí nước thải, cung cấp nước sạch, chế biến lương thực – thực phẩm, linh kiện tự động hóa. Mặt khác, thành phố Viên đã khai thác có hiệu quả thế mạnh và truyền thống lịch sử, nét văn hóa truyền thống, phong cách kiến trúc đặc trưng…để thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch và hiện nay là một trung tâm, địa điểm du lịch có uy tín của châu Âu cũng như thế giới.