II. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của
3. Ảnh hưởng của một số nhân tố tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của
thành phố Hà Nội
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. ngoài những nhân tố như điều kiện tự nhiên văn hóa xã hội và bối cảnh trong nước, quốc tế cũng như của Hà Nội còn có một số các vấn đề cần quan tâm sau:
- Xu hướng thay đổi của KHCN: Nhận thức rõ được những lợi ích mà khoa học công nghệ có thể mang lại, hiện nay Hà Nội đang tích cực áp dụng những tiến bộ mới vào mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống, đồng thời có kế hoạch tổ chức xây dựng và phát triển những trung tâm ứng dụng những công nghệ mới góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách nhanh chóng theo hướng CNH-HĐH với nòng cốt là ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao. Trong giai đoạn 2006-2009, Hà Nôi đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực khoa học công nghệ: khoa học, công nghệ góp phần thiết thực vào sản xuất và đời sống:
+ Thành phố đã tổ chức và triển khai được nhiều đề tài, dự án khoa học công nghệ. Nhiều cơ sở kinh tế đã đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Công nghệ thông tin có bước chuyển biến rõ rệt, bước đầu phát huy tác dụng phục vụ tốt công tác quản lí nhà nước, sản xuất kinh doanh và đời sống tinh thần của nhân dân.
+ Các hoạt động đầu tư hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đăng kí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng các hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế tiếp tục được mở rộng và hiệu quả.
- Xu hướng biến đổi trong thu nhập và chi tiêu của các tầng lớp dân cư:
Hà Nội vốn là một nơi phồn hoa đô hội chốn kinh kì cho nên mức sống ở đây từ bao đời nay đều cao hơn so với bình quân chung của cả nước rất nhiều lần. hiện nay mặc dù nền kinh tế của Việt Nam cũng như của Hà Nội chịu ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng mức sống của người dân Hà Nội vẫn không ngừng tăng lên năm 2007 GDP bình quân trên người của Hà Nội là 31,8 triệu đồng trong khi đó GDP bình quân đầu người của cả nước chỉ là 13,4 triệu, theo dự báo của Sở Kế hoạch và đầu tư thì đến năm 2010 ước tính thu nhập bình quân của người dân sẽ là 37 triệu (đạt được kế hoạch đã đặt ra). Sự gia tăng của thu nhập cũng đồng nghĩa với sự gia tăng trong mức chi tiêu bình quân của người dân, nhưng mức tăng lên đó không đồng đều hay nói cách khác-cơ cấu chi tiêu có sự biến đổi theo hướng tăng dần các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, và giảm dần các sản phẩm nông nghiệp (hàng hóa thiết yếu).
Như vậy, biểu hiện của khuynh hướng chi tiêu thực tế của thành phố Hà Nội đúng với quy luật mà Engel đã chỉ ra: theo đà tăng lên của thu nhập, thì tỉ lệ chi tiêu của các hộ gia đình cho lương thực thực phẩm (sản phẩm hàng hóa thiết yếu hay sản phẩm nông nghiệp) giảm đi, còn tỉ lệ chi tiêu cho hàng hóa lâu bền (sản phẩm công nghiệp) và hàng hóa cao cấp( sản phẩm dịch vụ) có xu hướng tăng lên nhưng mức độ tăng lớn giành cho những sản phẩm hàng hóa cao cấp vì ở Hà Nội người dân ở đây có mức thu nhập cao nên nhu cầu được giải trí của họ là rất lớn, với hiện trạng phát triển kinh tế như thế này thì việc tăng nhu cầu tiêu dùng những hàng hóa xa xỉ là điều hợp lí. Như vậy sự thay đổi trong khuynh hướng tiêu dùng của thành phố Hà Nội tuân theo đúng quy luật tiêu dùng mà Engel đã chỉ ra, điều đó cũng có nghĩa là khuynh hướng tiêu dùng đã góp phần không nhỏ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ , giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp- đúng với phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã đề ra của thành phố.
- Về cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài: Trong thời gian vừa qua đầu tư nước ngoài vào thành phố tiếp tục gia tăng. Hà Nội trở thành một trong những địa phương thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất chẳng hạn như năm 2007 khi vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là 8 tỉ USD (vốn thực hiện) thì Hà Nội đã chiếm 11,6% về số dự án và 14,9% về tổng vốn đăng kí. Việc thu hút được vốn đầu tư vào địa phương có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đối với nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức( ODA). Xu thế chung là khi dòng vốn tư nhân có xu hướng tăng lên thì dòng vốn tài trợ phát triển chính thức (ODA) đang có xu hướng giảm đi.
Bảng 1: Vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội
(Đơn vị: Tỉ đồng)
2000 2005 2006 2007 2008
Vốn trong nước 15.624 34.943 58.229 76.753 89.174 1.Vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước 3.345 9.042 12.365 12.746 17.980
2.Phần vốn các DNNN đã đầu tư
thêm (ngoài phần 1) 7.395 10.505 14.369 12.837 5.200
3.Các thành phần kinh tế ngoài
nhà nước đã đầu tư thêm 4.884 15.396 31.565 51.170 65.994
+ Các DN ngoài nhà nước 3.145 11.362 26.637 43.675 55.659
+ Dân tự đầu tư 1.739 4.304 4.928 7.495 10.335
Vốn ngoài nước 3.732 7.441 8.881 9.400 9.839
FDI 3.526 6.420 8.545 8.969 9.170
ODA 206 1.021 336 431 669
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội, 2008-NXB Thống kê)
Với đặc điểm chung của các nước đang phát triển là rất thiếu vốn cho đầu tư phát triển, do vậy vấn đề huy động, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài để phục vụ cho đầu tư phát triển luôn là một trong những giải pháp được ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế quốc gia cũng như từng địa phương. Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật này. Hà Nội xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thì quả là thiên thời địa lợi nhân hòa, nhưng lượng vốn đầu tư tuy cao nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của một thủ đô có diện tích vào loại lớn nhất trên thế giới này. Chính vì thế trong thời gian tới, để đáp ứng được nhu cầu vốn lớn cho đầu tư phát triển,
vốn rất dồi dào nhằm thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu ngành kinh tế nhất là trong điều kiện hiện nay.
Bảng 2: Dự báo FDI giai đoạn 2011-2015
Chỉ tiêu Giai đoạn 2011-2015( triệu USD) Phương án 1 Phương án 2 Tổng số 35.000 40.000 + Các vùng KT trọng điểm 26.250 30.000 % so với tổng số 75% 75% + Chia theo ngành 35.000 40.000 Nông-lâm-ngư nghiệp 3.500 4.000 % so với tổng số 10% 10% CN-XD 14.000 16.000 % so với tổng số 40% 40% DV 17.500 20.000 % so với tổng số 50% 50%
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, 2009)
Thực tế cho thấy, FDI có tác động đến việc tăng trưởng tổng nguồn vốn đầu tư của các nước đang phát triển, nó như một yếu tố “mồi” thu hút đầu tư trong nước và góp phần vào tăng trưởng GDP và GDP / người. Xu hướng FDI ngày càng hướng tới những vùng lãnh thổ có môi trường đầu tư thuận lợi, hướng vào các ngành sản xuất dịch vụ mang lại lợi nhuận và hiệu quả cao. Song có thể thấy rằng trong giai đoạn tới, với việc mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng, các hàng rào thuế quan và rào cản đầu tư dần bị xóa bỏ thì cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn FDI sẽ ngày càng lớn, buộc chúng ta phải cải thiện môi trường đầu tư của mình để giữ mối tương quan với các nước khác trong khu vực.
Hà Nội với lợi thế của mình so với các tỉnh thành khác về các sản phẩm công
nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, du lịch…thì đều có thuận lợi hơn vì thứ nhất, Hà Nội
là thủ đô của Việt Nam, được hưởng nhiều sự quan tâm về mặt chính sách cũng như
thuận lợi về giao thông, nhân lực…; thứ hai, đất đai của Hà Nội rộng rãi sau khi
mở rộng địa giới hành chính do vậy đây là địa điểm lí tưởng đẻ thu hút các doanh nghiệp các nhà đầu tư vào đây làm ăn kinh doanh…với những lợi thế đó thì việc thu
hút FDI đối với Hà Nội sẽ dễ dàng hơn và từ đó có điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Thủ đô.