Chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hà Nội thời kì 2011-2015 theo hướng CNH-HĐH (Trang 58)

III. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hà Nội gia

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành

2.1. Chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp

a) Tăng trưởng công nghiệp

Trong giai đoạn 5 năm 2006-2010 sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng trung bình là 12,31%. Trong đó nửa đầu của kì kế hoạch 5 năm 2006-2010 tăng trưởng với tốc độ khá tốt. Nhưng năm 2008 và đầu năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho nhu cầu tiêu dùng ở cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài bị suy giảm nghiêm trọng, nên sản xuất và xuất khẩu cũng suy giảm theo. Tuy nhiên từ 6 tháng cuối năm 2009 nền kinh tế nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực nhờ tác động tích cực từ các biện pháp kích cầu đầu tư, hỗ trợ sản xuất và kích thích tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Nhờ sự tăng trưởng đột phá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm cho GTSX công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng một cách nhanh chóng từ 18.875,9 tỉ đồng năm 2006 lên 25.134,48 vào năm 2007 rồi đến năm 2008 GTSX của khu vực này tăng vọt lên và đạt 75.442,5 tỉ đồng tức là gấp gần 4 lần so với năm 2006, theo thống kê đến năm 2009 thì GTSX của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 241.725,4 tỉ đồng, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, đặc biệt là góp phần đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia phân tích, một trong những nguyên nhân chính làm cho giá trị sản xuất của khu vực này tăng thấp nhất so với nhiều năm trở lại đây là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sức mua giảm, đơn hàng từ các công ty mẹ giảm, tăng thuế (đặc biệt đối với xe ô tô).

Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của thành phố Hà Nội hiện nay là: các sản phẩm của ngành dệt may-da giày như: các loại áo sơ mi, giày thể thao, giày cao cấp…; các sản phẩm của ngành điện tử-tin học : ti vi, tủ lạnh, máy vi tính…;các sảm phẩm hóa-mĩ phẩm: thuốc tân dược, mĩ phẩm làm đẹp…;máy móc, thiết bị văn phòng, các loại sản phẩm nông nghiệp thô và đã qua tinh chế; sản phẩm của các làng nghề truyền thống như: lụa Hà Đông, sơn mài Vạn Thái…;các sản phẩm nông nghiệp :gạo và các loại ngũ cốc…

b) Hiện trạng một số phân ngành công nghiệp và sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Trong những năm gần đây, Thành phố Hà Nội tập trung phát triển công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp có hàm lượng chất xám cao. Việc phát triển này được thể hiện bằng việc Hà Nội rất ưu tiên cho phép người nước ngoài cũng như người Việt Nam đầu tư vào các KCN được xây dựng ở các huyện ngoại thành vừa là tạo việc làm cho người lao động, vừa là có điều kiện để tập trung phát triển quy mô, cơ cấu và chất lượng của các tiểu ngành trong ngành công nghiệp. Đồng thời khuyến khích các doanh nhân, các thành phần kinh tế trong nước đầu tư phát triển kinh tế. Sự tác động khuyến khích này thông qua các đòn bẩy kinh tế như trợ giá, giảm thuế…những biện pháp này thực sự trở thành những công cụ đắc lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố.

Một số tiểu ngành công nghiệp chủ yếu của Hà Nội trong thời gian qua: - Công nghiệp chế biến nông-lâm sản và thực phẩm bao gồm: công nghiệp sản xuất thực phẩm nước giải khát, chế biến lâm sản, sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ và tủ bàn ghế các loại, sản xuất thuốc lá và chế biến nguyên liệu thuốc lá, gia cầm và thủy sản, sản xuất bia…GTSX của một số ngành này được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4: GTSXCN của một số tiểu ngành công nghiệp của thành phố thời kì 2006-2010 (Tính theo giá so sánh 1994) (Đơn vị: Tỉ đồng) 2006 2007 2008 2009 2010 (dự báo) Sản xuất, chế biến thực phẩm 3.695 4.571 5.254 6.478 7.650 Sản xuất đồ uống 1.977 2.281 2.806 3.553 4.328 Sản xuất thuốc lá 920 1.105 1.310 1.652 1.973 Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ 1.367 1.545 1.894 2.065 2.438 Công nghiệp dệt, da và các sản phẩm liên quan 4.936 4.788 4.839 5.014 5.267

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp-Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, 2009)

Số liệu trong bảng cho thấy, GTSX của các tiểu ngành trong thời gian từ năm 2006-2009 đều tăng điều này chứng tỏ nhu cầu thị trường và tiêu dùng những mặt hàng này đang phát triển và trong thời kì tới cần có sự tập trung nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

+ Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm: chỉ trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2009 đã tăng 1,75 lần và đạt ở mức 6.478 tỉ đồng. Sở dĩ GTSX của tiểu ngành này tăng là do nhu cầu của thị trường ngày càng đòi hỏi phải có những sản phẩm có chất lượng cao, hình thức mẫu mã đẹp chính vì thế mà công nghệ chế biến sản xuất luôn phải được cải tiến, đổi mới. Hiện nay ngoài những doanh nhân trong nước đầu tư vào lĩnh vực này thì những nhà đầu tư nước ngoài cũng đang hết sức quan tâm đến từng bước đi của tiểu ngành này tiêu biểu trong năm 2009 GTSX của các doanh nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4.105 tỉ đồng. các cơ sở chế biến tập trung ở các huyện ngoại thành như Ba Vì, Hoài Đức, Gia Lâm…và ở một số quận nội thành như Thanh Xuân…

+ Công nghiệp dệt, da, may mặc: Mặc dù chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu công nghiệp của thành phố, khoảng 6,7% (năm 2007). Nhưng đây lại là một ngành có điều kiện phát triển thị trường trong nước và nước ngoài rất rộng lớn. Ngành công nghiệp này có GTSX lớn nhưng giá trị tăng thêm lại rất thấp như tư 2006 đến 2009 giá trị này chỉ tăng thêm 78 tỉ đồng do công nghệ sản xuất của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng còn yếu kém, dây chuyền công nghệ cũ kĩ, lạc hậu,chúng ta chưa có những thiết kế mới mà mới chỉ dừng lại ở việc đi gia công hàng hóa cho nước ngoài, chưa tao được thương hiệu cho chính mình, nhưng tiểu ngành này vẫn được quan tâm và được coi là một ngành trọng tâm chủ lực trong sự phát triển kinh tế vì nó giải quyết được nhiều vấn đề xã hội khác như giải quyết được một lượng lao động lớn, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp nhất là ở những nơi đông dân cư như Hà Nội và từ đó kéo theo xã hội giảm được gánh nặng về kinh tế.

+ Công nghiệp cơ khí, điện, điện tử: Ngành cơ khí của thành phố còn phân tán, thiết bị lạc hậu, không đồng bộ. Ở Hà Nội đã có một số cơ sở như nhà máy cơ khí Hà Nội nay chuyển thành công ti cơ khí Hà Nội nhưng những sản phẩm của nhà máy sản xuất ra chỉ là những sản phẩm, công cụ lao động phổ thông, cán thép bê tông và thép hình, bu lông, ốc xiết…Các cơ sở khác chỉ là gia công chế biến thủ công chứ chưa có dây chuyền công nghệ hiện đại. Hầu hết các sản phẩm cơ khí cao cấp có chất lượng thì Hà Nội đều phải nhập của nước ngoài, đó là một hạn chế của ngành công nghiệp cơ khí trong thời kì 2006-2010.

Công nghiệp điện, điện tử : Chưa có những đột phá mới trong chế tạo sản xuất những sản phẩm công nghệ cao. Sản phẩm chủ yếu của tiểu ngành này là ti vi, tủ

là do lắp ráp gia công sản phẩm cho nước ngoài nên nó cũng thu hút một lượng lao động lớn. Hiện nay trên địa bàn thành phố có các nhà máy, công ti con, chi nhánh của các công ti lớn như Canon, Panasonic….điều tập trung ở các huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Đông Anh…Theo số liệu của Cục thống kê Hà Nội, năm 2008 GTSX của công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học đạt 8.800 tỉ đồng (tính theo giá so sánh 1994) đến năm 2009 con số này là 12.530 tỉ đồng, theo dự báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội năm 2010 sẽ là năm phát triển mạnh của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, GTSX của ngành này đạt 16.350 tỉ đồng; GTSX công nghiệp sản xuất thiết bị điện đạt 7.288 tỉ đồng…và dự kiến trong năm 2010 con số này còn tăng lên nhiều hơn và đạt 13.378 tỉ đồng (theo dự báo của Sở Kế hoạch&Đầu tư) trong bối cảnh khi mà nền kinh tế thế giới đang đi vào giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng cuối năm 2008-đầu năm 2009.

+ Công nghiệp hóa chất, dược phẩm và phân bón: trên địa bàn thành phố có một số cơ sở sản xuất hóa chất như công ti cổ phần phân lân Văn Điển, công ti hóa chất Tiến Hoàng, tổng công ti cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí... tiểu ngành công nghiệp này không phải là thế mạnh của Hà Nội nhưng trong thời gian vừa qua nó cũng được quan tâm và đạt được những thành tựu đáng kể: GTSX của ngành năm 2008 là 1.276 tỉ đồng nhưng con số này đã tăng lên thành 1.480 tỉ năm 2009, dự kiến 2010 sẽ đạt 1.648 tỉ đồng. Một câu hỏi đặt ra là sao ngành này có sự tăng lên

như thế? Câu trả lời như sau: thứ nhất, nhu cầu của thị trường về các sản phẩm

phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp sản xuất chế biến ngày càng tăng; thứ hai,

nền kinh tế thế giới phục hồi nên thị trường xuất khẩu được phục hồi và mở rộng. Ngành dược phẩm-mĩ phẩm là một ngành mới, trước đây Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chủ yếu là đi nhập khẩu sản phẩm của nước ngoài nhưng đến thời kì này đã có sự chuyển biến khi các công ti dược phẩm, mĩ phẩm và các công ti sản xuất sản phẩm chăm sóc sắc đẹp xuất hiện ngày càng nhiều với nhiều sản phẩm mới đang chiếm lòng tin của người tiêu dùng. Với tốc độ tăng trưởng trung bình 30% /năm, doanh thu 839 triệu USD năm 2009 thực sự là con số ấn tượng đối với một ngành còn non trẻ. Hiện nay, trên địa bàn thủ đô có rất nhiều hoạt động liên quan đến việc quảng bá xúc tiến giới thiệu và bán hàng như các hội chợ dược phẩm, các triển lãm hoạt động này đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Với hàng loạt những công ti, tập đoàn lớn: công ti

dược phẩm TW1, công ti mĩ phẩm thảo dược Bảo Long, công ti dược phẩm TRAPHACO, công ti dược phẩm Hà Nội, công ti cổ phần dược phẩm-mĩ phẩm Sao Thái Dương…là những thương hiệu mạnh của Thủ đô trong thời gian vừa qua.

So với năm cuối của kế hoạch 5 năm 2001-2005 tỉ trọng cơ cấu các nhóm ngành hàng có thay đổi: ngành chế biến nông-lâm sản-thực phẩm (chủ yếu là chế biến nông sản, chế biến thức ăn chăn nuôi và sản phẩm đồ gỗ), cao hơn 15%; ngành cơ khí, điện, điện tử cao hơn 10%. Riêng ngành sản xuất vật liệu xây dựng có giảm hơn do các đơn vị sản xuất đang trong quá trình đầu tư theo chiều sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn, mặt khác cũng do thị trường tiêu thụ sản phẩm này ngày càng phải cạnh tranh khốc liệt hơn với cả những đối thủ cạnh tranh trong nước và những đối thủ từ thị trường nước ngoài.

Bảng 5: Cơ cấu các ngành hàng công nghiệp chủ yếu

(Đơn vị: %)

Nhóm ngành hàng CN Năm 2005 Năm 2009

Giá trị SXCN trên địa bàn 100 100

1. Chế biến nông lâm sản- thực phẩm 18,8 20,2

2. SX vật liệu xây dựng. 17,4 15,9

3. Dệt, da, may mặc 8,7 7,8

4. Cơ khí, điện, điện tử. 39,5 35,8

5. Hóa chất, phân bón, dược phẩm-mĩ phẩm và các

ngành CN khác 15,6 20,3

(Nguồn : Phòng Công nghiệp -Thương mại -Du lịch-Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội,2009)

Sản phẩm tham gia xuất khẩu chưa nhiều chủ yếu là những sản phẩm bằng gỗ, thủ công mĩ nghệ, sản phẩm thủ công của các làng nghề truyền thống, những sản phẩm không bảo quản được lâu như hoa....Chiếm tỉ trọng cao nhất trong sản phẩm xuất khẩu vẫn là sản phẩm may mặc, chiếm đến 70% và chủ yếu là sản phẩm may gia công.

c) Phân bố công nghiệp:

Trong sự phát triển chung của ngành công nghiệp, việc phát triển các KCN

rộng 2 KCN với diện tích khoảng 112 ha, đã và đang xây dựng mới thêm 21 cụm công nghiệp với diện tích 726,15 ha.Ngoài 9 KCN cũ, hiện nay trên địa bàn Thành phố có 5 KCN tập trung với tổng diện tích là 974,64 ha, trong đó diện tích đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật là 260 ha (chiếm 26,68% diện tích). Tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 60% diện tích đã xây dựng hạ tầng. Đã có 69 doanh nghiệp (trong đó 64 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vào thuê đất với tổng vốn đầu tư khoảng 742 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 12.000 lao động, đóng góp gần 1/4 kim ngạch xuất khẩu toàn Thành phố.

Thành phố đã triển khai xây dựng 16 khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ;

trong đó 6 khu đã đưa vào hoạt động thu hút khoảng 80 doanh nghiệp đầu tư với tổng số vốn khoảng 800 tỷ đồng. Bước đầu, đây là biện pháp tích cực của Thành phố trong việc hỗ trợ doanh nghiệp về mặt bằng sản xuất. Tuy nhiên, việc phát triển các cụm công nghiệp quy mô vừa và nhỏ gần nội thành (khu vực đang đô thị hoá nhanh), trong khi chưa có quy định quản lý chặt chẽ việc lựa chọn các ngành, lĩnh vực sản xuất vào các KCN này đang tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi sinh (ảnh hưởng trực tiếp đến người dân ở các khu vực gần kề) trong tương lai gần.

Ngoài ra thành phố còn có rất nhiều các làng nghề truyền thống. Theo con số

cuối năm 2008, toàn Hà Nội có 1.264 làng nghề, là nơi tập trung làng nghề đông đúc bậc nhất Việt Nam. Nói đến làng nghề truyền thống của Hà Nội người nghe không thể không nhắc đến gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc…với những sản phẩm mang đậm phong cách Thủ đô.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hà Nội thời kì 2011-2015 theo hướng CNH-HĐH (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)