Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hà Nội thời kì 2011-2015 theo hướng CNH-HĐH (Trang 28)

III. Sự cần thiết khách quan của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số thủ đô

2.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Là trung tâm kinh tế lớn nhất trong cả nước, một thành phố đông dân bậc nhất, có lợi thế về địa lí và các tiềm năng phát triển. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vùng Đông Nam Bộ thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho tương xứng với tiềm năng mà thành phố có được. Để thực hiện được mục tiêu này thành phố đã mở cửa tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào đầu tư kinh doanh tại đây với cơ chế một cửa thông thoáng cùng với những chính sách hỗ trợ từ phía chính quyền về đất đai, thuế, trợ giá…

Trong thời gian vừa qua thành phố đã đẩy mạnh CDCCKT nói chung và cơ

cấu ngành kinh tế nói riêng một cách toàn diện cả về mặt chất và mặt lượng. Trong

giai đoạn 2008 - 2010, TP đã tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhóm giải pháp chủ yếu về cải thiện môi trường đô thị; hoàn tất ban hành các chương trình, đề án và dự án của chương trình hỗ trợ CDCCKT để đưa vào hoạt động; trong quý 4 năm 2008, tăng cường kiểm tra tình hình triển khai chương trình này giai đoạn 2006 - 2010; giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các sở - ngành, quận – huyện trong quá trình triển khai các nhóm giải pháp, các đề án và dự án của chương trình.

Thực hiện CDCCKT TP theo hướng phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp công nghệ cao, UBND TP cũng đã kiến nghị Chính phủ hỗ trợ về cơ chế phát triển thành trung tâm tài chính, thành lập công ty đầu tư tài chính TP để huy động vốn cho các dự án hạ tầng kỹ thuật, cũng như hoàn thiện từng bước để phát triển thị trường tài chính trên địa bàn thành phố.

Đồng thời, TP cũng thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập, thủ tục xuất nhập cảnh đối với chuyên gia y tế nước ngoài đến Việt Nam; chế độ khuyến khích hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; phân cấp mạnh và đồng bộ hơn cho thành phố trong việc thu hút và cấp phép cho nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập cơ sở giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao; cơ chế phối hợp với các tập đoàn kinh tế Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, tổng công ty Nhà nước trực thuộc bộ - ngành Trung ương trên địa bàn thành phố; xây dựng mạng thông tin liên kết về nghiên cứu khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo trên địa bàn

Phước, trung tâm thương mại quốc tế tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm…. UBND TP yêu cầu, cứ định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng, các sở, ban ngành liên quan cần báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư trên địa bàn về UBND TP để kịp thời có những biện pháp tháo gỡ kịp thời giúp doanh nghiệp phát triển liên tục và ổn định. Đồng thời, cần nhanh chóng phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư tập trung xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các dự án sản xuất công nghiệp công nghệ cao, nhất là 4 ngành công nghiệp chủ lực (điện, điện tử công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác, hóa chất và chế biến tinh lương thực thực phẩm) để thực hiện thành công chương trình CDCCKT như đã đề ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hà Nội thời kì 2011-2015 theo hướng CNH-HĐH (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)