Định hướng ưu tiên phát triển trong ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hà Nội thời kì 2011-2015 theo hướng CNH-HĐH (Trang 85)

II. Một số kinh tế mũi nhọn định hướng ưu tiên phát triển cho các ngành

1.Định hướng ưu tiên phát triển trong ngành dịch vụ

Xây dựng Hà Nội thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao. Nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, ưu tiên phát triển mạnh các ngành dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao phù hợp tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô: tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, tư vấn, dịch vụ quan hệ quốc tế, du lịch, thương mại, vận tải kho bãi, viễn thông. Tạo bước chuyển mạnh về xã hội hóa đối với các hoạt động dịch vụ đang do Nhà nước nắm giữ; tạo điều kiện bình đẳng cho các thành phần kinh tế tham gia vào các dịch vụ công ích, dịch vụ đô thị. Hoạt động dịch vụ ở Hà Nội không chỉ hướng vào phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của Thủ đô mà phải hướng phần lớn vào thị trường vùng, cả nước và thị trường thế giới. Phấn đấu tăng GDP các ngành dịch vụ bình quân khoảng 9,5-10%/ năm; đến năm 2015 dịch vụ chiếm khoảng 52,5-53% trong cơ cấu GDP toàn Thành phố.

Định hướng phát triển các lĩnh vực dịch vụ trọng điểm

Ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế tri thức và dịch vụ tạo cơ sở hạ tầng, điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác. Thứ tự ưu tiên như sau: Dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế tri thức (Viễn thông - CNTT, Khoa học - công nghệ, Tài chính - ngân hàng, Bảo hiểm), Dịch vụ phục vụ con người (Y

tế, Giáo dục - đào tạo,...), Dịch vụ khác (Thương mại, Du lịch, Giao thông vận tải, Vệ sinh môi trường...).

- Phát triển dịch vụ phần mềm, thông tin liên lạc – bưu chính viễn thông: Tiếp tục hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, đa dạng hóa các dịch vụ thông tin, phấn đấu đến năm 2015 hệ thống thông tin liên lạc - bưu chính viễn thông ở Thủ đô đuổi kịp trình độ trong khu vực cả về chất lượng phục vụ và giá cước dịch vụ đồng thời vươn ra cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, thuận lợi, phục vụ tốt yêu cầu thông tin của các ngành kinh tế, đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Đẩy nhanh tiến độ phát triển dịch vụ phần mềm – lĩnh vực mà Hà Nội đang có tiềm năng và điều kiện phát triển, đảm bảo đến 2015 Hà Nội có ngành dịch vụ phần mềm mạnh và một đội ngũ chuyên gia sản xuất phần mềm tiếp cận với trình độ khu vực. Phát triển dịch vụ phần mềm Hà Nội thời gian tới cần tập trung cho đào tạo nguồn nhân lực (chú trọng hình thành đội ngũ công nhân phần mềm) để đủ sức tham gia hợp đồng gia công cho các tập đoàn, công ty phần mềm lớn trên thế giới; tiến tới nghiên cứu sản xuất các phần mềm tự động hóa để nâng cao giá trị sản phẩm công nghiệp, sản xuất các phần mềm chuyên dụng phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; chú trọng xây dựng thương hiệu cho phần mềm Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

- Dịch vụ khoa học – công nghệ - tư vấn: Các hoạt động dịch vụ KH-CN cần hướng vào nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao, gắn nghiên cứu khoa học, nghiên cứu công nghệ với yêu cầu của phát triển sản xuất và dịch vụ. Các mũi nhọn ưu tiên là: CNTT và tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Cần kết hợp nghiên cứu công nghệ mới với nghiên cứu cải tiến công nghệ nhập khẩu và chuyển giao từ nước ngoài. Nhanh chóng xây dựng và vận hành hiệu quả thị trường khoa học - công nghệ; sản phẩm KH-CN phải trở thành hàng hoá có thể trao đổi trên thị trường; xây dựng 2 khu công nghệ: Nam Thăng Long, Hòa Lạc. Đẩy mạnh xã hội hóa nghiên cứu khoa học theo hướng từng bước chuyển cấp phát vốn đầu tư từ ngân sách sang tín dụng. Hoạt động tư vấn cần tập trung mạnh vào các dịch vụ tài chính, đầu tư và dịch vụ pháp lý.

phương trong vùng và cả nước. Hoạt động của lĩnh vực dịch vụ này ở Hà Nội không chỉ đáp ứng nhu cầu của Hà Nội, mà đã và sẽ ngày càng có vai trò quan trọng đối với vùng và cả nước. Hà Nội phải trở thành trung tâm tài chính hàng đầu của cả nước và khu vực.

Cùng với việc đa dạng hóa các tổ chức, các loại hình, các sản phẩm dịch vụ tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm, cần nhanh chóng hiện đại hóa hệ thống tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm với các nội dung tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng địa bàn, quy mô các hình thức thanh toán tự động; tăng cường kết nối, liên kết và rút ngắn thời gian thực hiện các giao dịch liên thông giữa các tổ chức tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm; mở rộng hệ thống thanh toán qua tài khoản cá nhân, tiến tới thanh toán không dùng tiền mặt. Tăng cường an ninh trong các hoạt động tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm. Dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm phải tạo điều kiện thuận lợi cho huy động và luận chuyển vốn, phục vụ tốt hoạt động đầu tư, thương mại cả trong và ngoài nước.

Dự báo GTSX nhóm dịch vụ này tăng bình quân 25-30%/ năm.

- Dịch vụ giáo dục đào tạo và chăm sóc con người: Cùng với nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Hà Nội cần tăng cường liên kết với các trường đại học, các bệnh viện có uy tín trên thế giới để xây dựng một số trường đại học quốc tế, phát triển thêm các bệnh viện quốc tế để không những đáp ứng yêu cầu giáo dục và chăm sóc sức khỏe của nhân dân Thủ đô, nhân dân cả nước mà còn có thể tiếp nhận học sinh, bệnh nhân từ các nước trong khu vực đến Hà Nội du học và chữa bệnh. Đây phải được coi là một trọng điểm trong phát triển dịch vụ trình độ cao ở Hà Nội thời gian tới. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; đẩy mạnh đào tạo theo địa chỉ; tăng cường đào tạo nghề với cơ cấu và trình độ phù hợp yêu cầu chuyển dịch cơ cấu và hiện đại hóa kinh tế Thủ đô. Dự báo GTSX nhóm dịch vụ này tăng bình quân 14-15%/ năm.

- Thương mại và dịch vụ thương mại: Phải phát huy thế mạnh trung tâm vùng, đầu mối giao thông để xây dựng Hà Nội thành trung tâm bán buôn, nơi thu hút và phát luồng hàng của cả vùng và đi các tỉnh trong cả nước. Hoạt động thương mại của Hà Nội cần tăng cường phối hợp với hệ thống thương mại ở các địa phương; tăng cường mối liên kết với các cơ sở sản xuất và phải vươn lên đảm trách vai trò định hướng, hướng dẫn sản xuất.

Tăng cường văn minh thương mại, tiếp tục phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, xây dựng nâng cấp một số chợ đầu mối quy mô lớn, trung tâm thu gom, quản lý và bán buôn gắn với kiểm dịch, chế biến, bảo quản, phân loại trước khi phân phối đến các chợ bán lẻ; tích cực sắp xếp, thu hẹp hình thức bán hàng trên vỉa hè, bán hàng rong... Phát triển các dịch vụ bán hàng tự động; hiện đại hóa hệ thống quản lý giá và thanh toán. Phấn đấu mức tăng trưởng lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ đạt bình quân trên 30%/ năm.

Định hướng hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2011-2015 là tập trung giữ vững, củng cố và mở rộng thị phần ở các thị trường truyền thống như thị trường EU, Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc; tích cực thâm nhập thị trường Hoa Kỳ; khôi phục thị trường Nga và các nước SNG, thị trường Đông Âu; từng bước tham gia thị trường châu Phi, châu Úc và các thị trường mới khác. Tăng nhanh tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu đã qua chế biến, các sản phẩm xuất khẩu sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước, sản phẩm sử dụng công nghệ cao, phần mềm, hàng dệt may chất lượng cao... nhằm nâng cao hàm lượng giá trị tăng thêm trên mỗi đơn vị sản phẩm xuất khẩu. Tập trung đầu tư để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm công nghiệp chủ lực, có thương hiệu của Thủ đô. Phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn bình quân 27-27,5%/ năm; trong đó xuất khẩu địa phương đạt 19-20%/ năm.

Từng bước điều chỉnh cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu theo hướng tăng tỷ trọng nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị và vật tư kỹ thuật, nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng trong nước đã sản xuất được.

- Du lịch, dịch vụ du lịch và dịch vụ đối ngoại: Phát huy thế mạnh của một Thủ đô ngàn năm văn hiến, một Thủ đô có nhiều di tích văn hóa, lịch sử và cảnh đẹp thiên nhiên, xây dựng du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng của Thủ đô; xây dựng Hà Nội không chỉ là một trung tâm du lịch lớn của cả nước, mà còn trở thành điểm đến của khu vực và thế giới. Phát triển mạnh du lịch văn hóa – sinh thái; đa dạng hóa những loại hình du lịch: du lịch tìm hiểu khám phá phong tục tập quán, truyền thống lịch sử; du lịch vui chơi giải trí, nghỉ ngơi và dưỡng bệnh; du lịch tâm linh, du lịch công vụ…; liên kết chặt chẽ với các địa phương trong vùng để mở rộng không gian du lịch của Thủ đô theo các tuyến, các tour phù hợp; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Nâng mức chi tiêu và thời gian lưu trú

năm; lượng khách du lịch tăng 15-16%/ năm; gắn kết các dịch vụ du lịch, dịch vụ đối ngoại với các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xuất khẩu tại chỗ. Du lịch và dịch vụ đối ngoại phải kết hợp thu hút đầu tư và quảng bá thương hiệu sản phẩm của Thủ đô với thị trường trong nước và nước ngoài.

Huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch. Hình thành và phát triển dịch vụ đối ngoại: hội nghị, hội thảo quốc tế, tổ chức các hoạt động bên ngoài hội nghị, các dịch vụ cho người nước ngoài ăn, ở, đi lại..., phục vụ hoạt động các văn phòng của các tổ chức quốc tế...

- Dịch vụ giao thông vận tải: Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại hình vận tải: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không. Nâng cao chất lượng, giảm chi phí vận tải để đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, nguyên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu của toàn bộ ngành kinh tế. Coi trọng phát triển vận tải công cộng, đa dạng các loại hình vận tải hành khách công cộng; phấn đấu đến 2015 đưa vào sử dụng 2 tuyến xe điện đã được xây dựng từ thời kì kế hoạch trước, nâng tỷ lệ đi lại bằng phương tiện công cộng ở Thủ đô lên khoảng 40-45%; nghiên cứu tiếp tục xây dựng các tuyến xe điện khác ở Thủ đô; tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và mức độ tiện dụng của hệ thống xe buýt, đảm bảo đáp ứng khoảng 27-33% nhu cầu đi lại; sử dụng chủ yếu các biện pháp kinh tế để quản lý và hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hà Nội thời kì 2011-2015 theo hướng CNH-HĐH (Trang 85)