Nhóm giải pháp tài trợ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 97)

- Tuyển chọn và sử dụng cán bộ thẩm định dự án: tuyển chọn và sử

3.2.4. Nhóm giải pháp tài trợ rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng xảy ra là hệ quả mà bất kỳ một Ngân hàng thương mại nào đều không muốn đón nhận, tuy nhiên, rủi ro là yếu tố không thể nào tránh khỏi trong hoạt động tín dụng, vì vậy các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng No&PTNT nói riêng cần có những dự phòng để đối mặt kịp thời với các tác động tiêu cực do rủi ro tín dụng mang lại.

Trước hết, cần thiết phải thực hiện trích lập dự phòng: hàng tháng cần đánh giá, phân tích các khoản vay để từ đó dự tính tổn thất và đưa ra trích lập dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro này được sử dụng để bù đắp các tổn thất tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của NHNo & PTNT Việt Nam được thực hiện theo tiêu chí số lần cơ cấu lại nợ, thời gian quá hạn của khoản vay nên chưa xác địch được mức độ rủi ro, chưa phản ánh được chất lượng tín dụng thực tế. Do đó, NHNo & PTNT Việt Nam nên thực hiện phân loại nợ và trích lập

dự phòng rủi ro dựa trên cả chỉ tiêu định tính (căn cứ vào kết quả xếp loại khách hàng để phân loại khoản vay), cụ thể:

+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ của khách hàng xếp hạng A (khách hàng có mức độ rủi ro thấp), được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ của khách hàng xếp hạng BBB, BB (khách hàng có mức độ rủi ro trung bình) được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ của khách hàng xếp hạn B (khách hàng rủi ro) được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và nợ lãi.

+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ của khách hàng xếp loại CCC (khách hàng có mức độ rủi ro khá cao) được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ của khách hàng xếp hạng CC trở xuống (khách hàng có độ rủi ro rất cao) được các tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Việc phân loại nợ theo tiêu chí định tính sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu của NHNo & PTNT Việt Nam tăng cao hơn nhiều so với hiện nay, kéo theo các khoản trích lập dự phòng rủi ro cũng tăng gây ảnh hưởng không ít đến lợi nhuận và uy tín của Ngân hàng. Tuy nhiên, phân loại nợ theo tiêu chí trên vẫn cần được thực hiện và phải thực hiện một cách nghiêm túc nhằm giúp Ngân hàng có thể nâng cao khả năng chống đỡ rủi ro xảy ra trong tương lai, tạo điều kiện cho việc thực hiện định hướng phát triển bền vững của Ngân hàng.

rủi ro tín dụng như chứng khoán hóa khoản vay, hợp đồng trao đổi tín dụng (Credit Swap), hợp đồng quyền lựa chọn tín dụng, trái phiếu ràng buộc... Đây là các công cụ hiện đại đang được các ngân hàng trên thế giới sử dụng và đạt hiệu quả trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Trong điều kiện phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam hiện nay, các khoản vay tại NHNo & PTNT Việt Nam đa phần được bảo đảm bằng bất động sản, áp dụng hình thức hối phiếu có đảm bảo bằng bất động sản (chứng khoán hóa tín dụng) nhằm tạo thanh khoản cho ngân hàng khi nhận thế chấp bất động sản là phù hợp. Với công cụ này. khi người vay thế chấp bất động sản tại ngân hàng, thì ngân hàng sẽ phát hành một hối phiếu ghi rõ nợ, thời gian trả nợ, trị giá bất động sản thế chấp... và người thế chấp sẽ chuân nhận hối phiếu đó. Hối phiếu có giá trị để đòi nợ khi đáo hạn và ngân hàng có thể chiết khấu và giao dịch trên thị trường tiền tệ. Đây là loại hối phiếu được đảm bảo bằng bất động sản, nên tính rủi ro thấp và sẽ trở thành một công cụ của thị trường tiền tệ. Đây cũng là cách khai thông thị trường bất động sản với thị trường vốn.

Bên cạnh đó, để thực hiện xử lý nợ có vấn đề, Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro tại NHNo & PTNT Việt Nam và các bộ phận quản lý tín dụng tại Chi nhánh cần tăng cường tham mưu cho Ban Giám đốc về hướng xử lý những khoản nợ có vấn đề khi có báo cáo về dấu hiệu rủi ro. Giữa các phòng ban liên quan cần đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp, tham mưu kịp thời cho Giám đốc chi nhánh cách thức xử lý nợ uyển chuyển, đúng đắn, phù hợp với từng khách hàng. Trong xử lý nợ có vấn đề, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, cụ thể:

+ Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản bảo đảm, thái độ của khách hàng: phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức

độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng; tình trạng và khả năng xử lý tài sản bảo đảm.

+ Lựa chọn phương pháp xử lý:

Nếu khách hàng có khó khăn tạm thời, có khả năng tiếp tục sản xuất kinh doanh và thực hiện đảm bảo cho ngân hàng thì có thể tiến hành cơ cấu lại nợ, thậm chí tiếp tục cho vay để giúp khách hàng khắc phục khó khăn, nâng cao khả năng trả nợ vay.

Nếu khách hàng bị thua lỗ không có khả năng khắc phục, mất khả năng trả nợ, hoặc cố tình không thực hiện trả nợ vay thì cần quản lý chặt chẽ khoản vay, thực hiện xử lý tài sản theo phương pháp khai thác hay phương pháp thanh lý.

Khởi kiện ra tòa là bước cuối cùng để thực hiện thu hồi nợ vay. Trong việc khởi kiện cần thành lập riêng một ban thu hồi nợ, đồng thời, cần có nhân viên chuyên ngành luật phụ trách để đảm bảo thực hiện đúng luật, tăng khả năng thắng kiện.

Đối với khoản vay không có tài sản đảm bảo thì ngay trong HĐTD cần ràng buộc rõ dòng tiền ra vào phải qua ngân hàng và thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản khi có yêu cầu của ngân hàng. Trường hợp không trả được nợ đúng hạn thì ngân hàng có quyền phong tỏa và thu hồi nợ từ các nguồn này.

Tận thu nợ ngoại bảng và nợ khoanh: Nợ ngoại bảng và nợ khoanh chính là những khoản nợ không sinh lời, được ngân hàng chuyển ra ngoại bảng hoặc không tính lãi. Khoản nợ trên có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng do phải lấy từ nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp. Nếu nợ ngoại bảng tăng thì Ngân hàng có thể không có lãi do phải trích dự phòng nhiều. Vì vậy, việc tận thu ngoại bảng, nợ khoanh chính là góp phần lành mạnh hóa tài chính của Ngân hàng. Có thể sử dụng các biện pháp sau để thu hồi nợ trên:

- Ngân hàng tiếp tục bám sát khách hàng, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, giải thích thuyết phục khách hàng hiểu để có thiện trí trả nợ vay ngân hàng, đồng thời cùng khách hàng xây dựng phương án, kế hoạch trả nợ cụ thể.

- Phối hợp cùng với các cơ quan chức năng như đơn vị chủ quản của khách hàng, công an, thi hành án, trung tâm đấu giá,….để có biện pháp thu hồi nợ phù hợp với từng đối tượng như phát mại tài sản, đôn đốc khách hàng thực hiện trả nợ vay…

- Đối với khoản nợ chỉ định, Ngân hàng phối hợp với các cơ quan chức năng để có biện pháp thu hồi vốn phù hợp và trình Chính phủ cho xử lý.

Việc xử lý dự phòng rủi ro là chuyện nội bộ của Ngân hàng, không được tiết lộ thông tin cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro để tránh hiện tượng khách hàng chây ỳ, không trả nợ.

Việc lựa chọn phương pháp xử lý cần uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của từng Chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w