Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 103)

- Nâng cao vai trò của công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Để đảm bảo đủ thẩm quyền và độc lập trong kiểm tra kiểm soát nên tạo ra sự

3.3.1.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- Với sự mở rộng tính tự chủ và chịu trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát những hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại hiệu quả hơn nhằm chống sự cạnh tranh kém lành mạnh, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

- Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng của Uỷ ban Basel) trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các ngân hàng thương mại, đảm bảo thị trường phát triển bền vững.

- Nghiên cứu và triển khai các công cụ tín dụng phái sinh, công cụ bảo hiểm tín dụng như hoán đổi tín dụng (Credit swap), chứng khoán hóa khoản vay,... Đây là các công cụ của một thị trường tài chính phát triển cao nhằm giúp các ngân hàng thương mại phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của CIC: Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang thành công ty cổ phần có sự góp vốn của các ngân hàng thương mại. Hệ thống thông tin do CIC không nên dừng lại ở việc cung cấp thông tin về dư nợ, nhóm nợ của khách hàng tại các ngân hàng thương mại ở thời điểm cập nhật gần nhất mà cần mở rộng, bổ sung các thông tin khác như: tình hình tài chính, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng tại các ngân hàng thương mại (doanh số cho vay, doanh số thu nợ, mức dư nợ cao nhất của khách hàng được cấp, nhóm nợ cao nhất mà khách hàng từng có,….). Hệ thống thông tin này cần liên kết với hệ thống thông tin của tất cả các ngân hàng thương mại, công ty tài chính trên cả nước để đảm bảo thông tin được cập nhật đầy đủ, thường xuyên.

- Nghiên cứu và áp dụng mô hình xếp loại khách hàng độc lập với các ngân hàng thương mại nhằm đưa ra đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng một cách khách quan, cảnh báo rủi ro tiềm ẩn đối với khách hàng cho các NHTM.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 103)