Nguyên nhân rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 59)

- Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên

2.2.3.Nguyên nhân rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam

NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.2.3.Nguyên nhân rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam

Dựa trên các báo cáo đã thu thập, những nguyên nhân thường gặp của các khoản nợ xấu trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam được tổng hợp và sắp xếp vào 3 nhóm nguyên nhân như sau:

- Nguyên nhân thuộc về môi trường hoạt động kinh doanh:

Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam diễn biến phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu, giá cả nguyên vật liệu tăng cao ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, môi trường pháp lý chưa thuận lợi: thay đổi chính sách, việc thực thi các chính sách pháp luật của cơ quan công quyền kém hiệu quả, hệ thống quản lý thông tin còn bất cập.

Thứ ba, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây mức độ thiệt hai cao và diện rộng tại các tỉnh miền Trung, Tây nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long khiến vốn đầu tư thu hồi chậm, rủi ro tín dụng phát sinh tăng.

- Nguyên nhân thuộc vế khách hàng:

Thứ nhất, do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích (dùng vốn vay kinh doanh thông thường để đầu tư bất động sản, hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn,…). Trường hợp này thường xảy ra trong các lĩnh vực, các khách hàng có các đặc điểm như sau:

- Cùng lúc triển khai nhiều dự án, phương án (nhất là lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản), dùng nguồn thu dự kiến của dự án này làm nguồn trả nợ cho dự án khác ở mức độ thường xuyên và quá mức.

- Khách hàng có nhiều chi nhánh, đơn vị kinh doanh ở nhiều địa bàn xa so với địa bàn của chi nhánh cho vay.

- Khách hàng cùng lúc vay nhiều TCTD, dẫn đến cạnh tranh quá mức và không kiểm soát được dòng tiền của đơn vị.

Thứ hai, khách hàng bị chiếm dụng vốn, mất cân đối tiền vay và tài sản hình thành từ vốn vay. Rủi ro này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc khách hàng có đặc điểm:

- Khách hàng thực hiện ứng vốn cho các đại lý thu mua nhưng không kiểm soát được chất lượng và số lượng đại lý dẫn đến bị chiếm dụng, thất thoát.

- Khách hàng không có chính sách, biện pháp quản lý các khoản phải thu (nhất là lĩnh vực xây dựng cơ bản, dự án được thanh toán bằng vốn ngân sách).

- Khi khách hàng gặp khó khăn do các chủ đầu tư khác trước đây góp vốn bằng tài sản, sau đó tìm cách rút vốn ra bằng tiền mặt.

Thứ ba, khách hàng không tiêu thụ được sản phẩm, thường xảy ra ở các khoản vay có đặc điểm:

- Đầu tư sản xuất vật liệu mới nhưng chưa có chứng nhận kiểm định được lưu hành, không đánh giá đúng khả năng cạnh tranh so với sản phẩm hiện có...

Thứ tư, khách hàng không đủ vốn lưu động để kinh doanh, thường xảy ra trong các trường hợp:

- Khách hàng không có đủ vốn đối ứng như cam kết do năng lực kém - nhất là các DNNN, nội bộ mâu thuẫn – các công ty cổ phần, hoặc do tính toán vốn tự có trên cơ sở bán sản phẩm...

- Khách hàng có hệ số nợ vay/ vốn tự có rất cao (thường là các DNNN), từ 4-5 lần.

Thứ năm, khách hàng không có đủ hoặc không thu xếp được nguồn vốn như kế hoạch, thường xảy ra đối với các lĩnh vực, khách hàng có đặc điểm:

huy động của nhà đầu tư thứ phát.

- Không đủ khả năng về vốn tự có thường xảy ra ở các dự án bất động sản, mua máy móc thiết bị, các dự án mà chủ đầu tư kê vốn tự có tham gia rất lớn, vốn tự có dựa vào nguồn phát hành trong tương lai...

- Triển khai đầu tư tại thời điểm thị truờng tài chính quá thuận lợi, dẫn đến chủ quan trong tính khả thi của thu xếp nguồn vốn.

Thứ sáu, khách hàng chủ đích lừa đảo thường xảy ra đối với các doanh nghiệp thành lập nhiều công ty trong cùng một nhóm ngành để vay vốn; hoặc đối với các chủ doanh nghiệp là người nước ngoài, Việt kiều đầu tư nhập khẩu máy móc thiết bị...

- Nhóm nguyên nhân thuộc về ngân hàng:

Thứ nhất, năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, ý thức trách nhiệm của cán bộ chưa cao, một số dự án đầu tư được thẩm định không tính toán cụ thể về tính hiệu quả của dự án, không xác định chính xác vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án, nhận tài sản bảo đảm tiền vay không đảm bảo về mặt pháp lý, khả năng thanh khoản kém (nhà xưởng, máy móc thiết bị, quyền đòi nợ,..). Điều đó dẫn đến việc:

- Áp dụng phương thức cho vay hạn mức không tương xứng với mức độ rủi ro và chất lượng khách hàng. Cho vay hạn mức tín dụng nhưng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Số tiền cho vay quá cao so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của khách hàng vay.

- Cho vay đầu tư dự án với thời hạn không phù hợp với khả năng khấu hao - Khả năng thu hồi để giảm tổn thất khi rủi ro xảy ra không cao.

Thứ hai, không đánh giá đúng tình trạng tổng thể của khách hàng, đặc biệt khi:

(nhất là thuộc lĩnh vực thu mua xuất khẩu, giải ngân tiền mặt). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bị chậm trễ khi quyết toán tài chính, thực tế bị lỗ nhiều năm nhưng báo cáo tài chính (thường là không có kiểm toán) vẫn có lãi (giá trị khoản phải thu, hàng tồn kho có giá trị lớn).

- Các phương án từng lần trong cho vay theo hạn mức tín dụng đều có lãi, nhưng tổng hợp cả năm thì lỗ.

Thứ ba, định kỳ hạn nợ vay không phù hợp với vòng quay vốn lưu động của khách hàng, dẫn đến khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền khi chưa đến hạn trả nợ cho ngân hàng.

Thứ tư, chi nhánh không thực hiện thẩm định tổng thể mức đầu tư của dự án mà tách thành các “giai đoạn”, khoản vay riêng lẻ khác nhau nằm trong thẩm quyền phán quyết của chi nhánh. Khi giải ngân hết hạn mức hoặc triển khai xong một “giai đoạn”, dự án vẫn không thể đi vào hoạt động.

Thứ năm, thẩm định cho vay (nhất là đầu tư dự án) nhưng không thật sự hiểu các nội dung cơ bản về mặt kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm, chu kì sản xuất, đặc điểm kinh doanh mặt hàng.

Thứ sáu, quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của ngân hàng còn nhiều sơ hở, sai sót nên không thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng để thu nợ. Do sự quản lý quá lỏng lẻo nên dù một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào những mục đích khác không hiệu quả và bị tổn thất. Việc kiểm tra đảm bảo tiền vay không thực hiện trên thực tế mà thực hiện trên giấy tờ, không kiểm tra kho một cách thực tế hoặc kiểm tra một cách qua loa, chiếu lệ nên khách hàng lợi dụng để thực hiện những mục đích riêng nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.

năng chịu nợ của khách hàng, chưa coi trọng xác định rủi ro tổng thể của khách hàng để phân định hạn mức tín dụng chính xác nên cho vay có tâm lý chủ quan.

Thứ tám, chưa xây dựng được một chiến lược kinh doanh dài hạn và một chiến lược kiểm soát rủi ro tín dụng có hiệu quả.

Thứ chín, chưa hoàn tất được các công cụ, các quy trình phân tích tín dụng hiệu quả phù hợp với những nhóm khách hàng có liên quan.

Thứ mười, công tác quản trị và đo lường rủi ro chưa tốt, đánh giá khá lạc quan về nền kinh tế cũng như phương án kinh doanh của khách hàng.

Tóm lại: những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng bao gồm các nhóm nguyên nhân từ môi trường kinh doanh (biến động bất lợi của thị trường tài chính, khủng hoản kinh tế, thay đổi chính sách hoặc việc thực thi các chính sách pháp luật của cơ quan công quyền kém hiệu quả, thiên tai... ); các nhóm nguyên nhân chính bản thân khách hàng (khả năng tài chính yếu, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, năng lực quản lý điều hành của chủ doanh nghiệp yếu không có định hướng kinh doanh rõ ràng, trục lợi, tham ô, thiếu đạo đức, lừa đảo... ); và nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng, trong đó nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng là chủ yếu và đáng quan tâm nhất đó là tâm lý chủ quan, chậm luân chuyển cán bộ quản lý để tăng cường kiểm tra chéo, thẩm định, xem xét nhu cầu vay chưa kỹ càng, buông lỏng quản lý khách hàng, nhất là khâu sử dụng vốn vay.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 59)