- Tuyển chọn và sử dụng cán bộ thẩm định dự án: tuyển chọn và sử
3.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng
Để có thể hạn chế, kiếm soát rủi ro tín dụng do việc lựa chọn bất lợi do chủ quan đánh giá, đạo đức cán bộ thì cần có sự thay đổi trong bộ máy quản lý tín dụng theo thông lệ quốc tế về quản lý rủi ro tín dụng: tách biệt giữa chức năng bán hàng, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc lập, quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn đảm bảo tính độc lập, khách quan.
Với mô hình tổ chức của NHNo & PTNT Việt Nam bao gồm trụ sở chính, các chi nhánh và phòng giao dịch nên xây dựng mô hình quản lý tín dụng theo hướng bộ phận chuyên trách bao gồm: bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản trị rủi ro tín dụng, bộ phận tác nghiệp. Trong đó tách bộ phận quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm toán độc lập với kinh doanh và tập trung tại trụ sở chính, văn phòng đại diện trụ sở chính tại các vùng miền; các chi nhánh, phòng giao dịch làm chức năng bán hàng và theo dõi khoản vay. Mô hình như sau:
Bộ phận quan hệ khách hàng: thực hiện chức năng tìm kiếm, tiếp xúc, khởi tạo quan hệ tín dụng với khách hàng. Phòng này thuộc chi nhánh và các phòng giao dịch. Sau khi thực hiện xem xét hồ sơ đầy đủ, đúng quy định hiện hành sẽ chuyển hồ sơ sang cho bộ phận thẩm định tín dụng trực thuộc Chi nhánh.
Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng: thẩm định tín dụng độc lập, giám sát quá trình thực hiện các quy định của bộ phận quan hệ khách hàng, giám sát quá trình vay vốn và trả nợ của khách hàng. Sau khi xem xét các điều kiện của khách hàng vay sẽ có trả lời về việc đồng ý cho vay hoặc không cho vay.
Bộ phận tác nghiệp: thực hiện lưu giữ hồ sơ, hạch toán, theo dõi và quản lý khoản vay theo đúng quy định. Đồng thời, thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng.
Mô hình trên có ưu điểm là tách bạch được bộ phận tiếp thị và thẩm định khách hàng, giúp quyết định cho vay đảm bảo được tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa sâu hơn, mang tính khách quan, tăng cường khả năng giám sát. Từ đó, ngân hàng có thể nhận dạng rủi ro tiềm ẩn dễ dàng hơn và có biện pháp xử lý thích hợp nhằm hạn chế rủi ro.
Tuy nhiên, để áp dụng mô hình này tại NHNo & PTNT Việt Nam hiệu quả cần giải quyết được 3 vấn đề sau:
Thứ nhất, mô hình này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền hạn của cán bộ có liên quan đến quá trình cấp tín dụng. Các bộ phận, con người tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã quen với cách thức hoạt động: một cán bộ tín dụng thực hiện từ việc tìm kiếm, thẩm định, giải ngân, thu nợ hoàn tất khoản vay. Đây là những trở lực không nhỏ đối với quá trình chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng của Ngân hàng. Để khắc phục vấn đề này, cần có sự sắp xếp lại cơ cấu tổ chức liên quan đến bộ phận tín dụng, chuyển đổi về cách nghĩ, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận.
Thứ hai, cán bộ thẩm định không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, việc thẩm định dựa trên hồ sơ bộ phận khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan thông tin được mua từ các tổ chức khác, các quy chuẩn đã được lập trước. Để có thể ra được quyết định đúng đắn các thông tin cần được thu thập đầy đủ, kịp thời. Điều này đòi hỏi Ngân hàng phải có hệ thống công nghệ
thông tin ở mức độ cao, các thông tin khách hàng, biến động ngành nghề,… thường xuyên được cập nhật.
Thứ ba, để đảm bảo các bộ phận liên kết chặt chẽ, tránh sự e ngại, sợ trách nhiệm trong quá trình cấp tín dụng, ảnh hưởng đến hoạt động khách hàng cần có sự phân định trách nhiệm rõ ràng, đặc biệt là trách nhiệm pháp lý.
Bên canh đó, xây dựng một bộ máy quản lý tín dụng để kiểm soát rủi ro cần được tiến hành song song với công tác bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên tín dụng. Để có thể hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ Ngân hàng có phẩm chất tốt, có kiến thức, năng lực chuyên môn về phân tích thẩm định, lập báo cáo, ra quyết định cho vay. Cán bộ cần có những hiểu biết về lĩnh vực đầu tư, về các thông lệ quốc tế, có khả năng áp dụng được công nghệ hiện đại và có trình độ ngoại ngữ cao.