Kế hoạch quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 70)

- Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên

2.3.3.Kế hoạch quản lý rủi ro tín dụng

NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.3.3.Kế hoạch quản lý rủi ro tín dụng

2.3.3.2. Quy trình tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam

Quy trình tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam đang được thực hiện theo Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/03/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam. Theo đó, quy trình tín dụng bắt đầu khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khác hàng và kết thúc khi khoản vay được hoàn trả cả gốc và lãi, bao gồm các bước cơ bản sau:

khách hàng về điều kiện tín dụng, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Sau đó, CBTD thực hiện kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ vay vốn, yêu cầu khách hàng bổ sung đầu đủ (nếu bị thiếu); tiến hành kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành hoặc các kênh thông tin khác; kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của mục đích vay vốn.

Bước 2: Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ đảm bảo hợp lệ, hợp pháp, CBTD tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp và xác minh thông tin về khách hàng và phương án vay vốn. Trên cơ sở những thông tin có được, CBTD tiến hành phân tích ngành; phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn; dự kiến lợi ích cho ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt; phân tích, thẩm định phương án vay vốn; thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay; mức độ đáp ứng một số điều kiện tài chính; chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng; lập báo cáo thẩm định cho vay.

Báo cáo thẩm định của NHNo & PTNT Việt Nam bao gồm các nội dung: kết quả thẩm định về tính pháp lý của khách hàng, thẩm định về tài chính doanh nghiệp (bao gồm tình hình tài chính 2 năm gần nhất, tại thời điểm vay vốn), thẩm định về phương án vay vốn (bao gồm tính pháp lý của phương án vay vốn, nhu cầu vay vốn, tính khả thi và hiệu quả của phương án), thẩm định về bảo đảm tiền vay (loại tài sản, hồ sơ pháp lý tài sản, giá trị tài sản) và đưa rõ các kiến nghị đề xuất đối với khoản vay.

Bước 3: CBTD trình hồ sơ vay vốn cùng báo cáo thẩm định cho lãnh đạo tín dụng phê duyệt. Trên cơ sở hồ sơ trình của CBTD, trưởng phòng tín dụng xem xét, kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến. Theo đó, CBTD tiến hành yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu, hoặc thẩm định lại nếu không đạt yêu cầu, soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp từ chối cho vay. Sau đó, trình lại trưởng phòng tín dụng để kiểm tra lại, có ý kiến đồng ý hay không đồng ý cho vay trình lãnh đạo quyết định.

Trên cơ sở hồ sơ cho vay, ý kiến đề xuất của CBTD, trưởng phòng tín dụng, có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn tín dụng đối với khoản vay lớn hoặc phức tạp, Ban lãnh đạo sẽ phê duyệt khoản vay: đồng ý cho vay; cho vay có điều kiện, không đồng ý cho vay đối với các khoản vay trong quyền phán quyết của chi nhánh; hoặc duyệt đồng ý, không đồng ý trình lên ngân hàng cấp trên phê duyệt đối với các khoản vay vượt quyền phán quyết.

Bước 4: Nếu đồng ý cho vay, hay nhận được thông báo đồng ý cho vay đối với khoản vay vượt quyền phán quyết, ngân hàng cho vay và khách hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm. Cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý khoản vay sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng dựa trên hợp đồng tín dụng đã ký và các giấy tờ chứng minh việc sử dụng tiền vay.

Bước 5: Sau khi giải ngân, CBTD sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát khoản vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay thực hiện không đúng cam kết; thu hồi nợ lãi, gốc và tiến hành xử lý các phát sinh đối với khoản vay và tài sản bảo đảm tiền vay.

Bước 6: Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành kiểm tra số tiền gốc, lãi, phí,… để tất toán khoản vay, tiến hành giải toả tài sản bảo đảm.

Quy trình tín dụng cho thấy cơ cấu tổ chức không có sự độc lập giữa chức năng bán hàng, tác nghiệp và quản trị rủi ro. Một CBTD hầu như quản lý khoản vay ở mọi khâu. Điều này mang đến lợi ích là tiện lợi cho khách hàng, giải quyết hồ sơ nhanh chóng, tuy nhiên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro có thể phát sinh do đạo đức nghề nghiệp hoặc trình độ của CBTD.

2.3.3.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng

tín dụng, giám sát đánh giá khách hàng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ, giúp ngân hàng lường trước được chất lược khoản vay để có biện pháp xử lý, NHNo & PTNT Việt Nam thực hiện đo lường mức độ rủi ro tín dụng thông qua việc xếp hạng khách hàng theo Quy định số 1406/NHNo – TD ngày 23/05/2007 của NHNo & PTNT Việt Nam. Theo văn bản này, khách hàng được thực hiện xếp hạng 1 năm/lần với các tiêu chí phân loại hết sức sơ sài, đơn giản: lợi nhuận hai năm gần nhất, tỷ suất tài trợ của năm tài chính gần nhất, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình quan hệ tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam, tình hình thực hiện các quy định pháp luật hiện hành. Khách hàng của NHNo & PTNT Việt Nam được xếp thành 3 loại A, B, C, cụ thể:

- Khách hàng loại A: Khách hàng loại này được đánh giá là có mức độ rủi ro thấp nhất, hoạt động kinh doanh năm gần nhất có các đặc điểm: Lợi nhuận dương, bằng hoặc cao hơn năm trước, tỷ suất tài trợ từ 8% trở lên, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ 1 trở lên, không có nợ xấu tại NHNo & PTNT Việt Nam, thực hiện đúng các quy định pháp luật hiện hành.

- Khách hàng loại B: Khách hàng này được đánh giá là có mức độ rủi ro trung bình, hoạt động kinh doanh năm gần nhất có các đặc điểm: Lợi nhuận dương, nếu lỗ phải có phương án khắc phục hiệu quả, tỷ suất tài trợ từ 3% trở lên, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ 0.5 trở lên, không có nợ nhóm 5 tại NHNo & PTNT Việt Nam, không bị xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, người đại diện pháp luật không có hành vi vi phạm trong quá trình điều hành doanh nghiệp đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khách hàng loại C: Đây là khách hàng có mức độ rủi ro cao nhất, hoạt động kinh doanh có ít nhất một trong các đặc điểm sau: Lợi nhuận bị âm, tỷ suất tài trợ nhỏ hơn 3%, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhỏ hơn 0.5, có nợ thuộc nhóm 5 tại NHNo & PTNT Việt Nam, khách hàng bị xử phạt vi phạm

hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, hoặc người đại diện pháp luật có hành vi vi phạm trong quá trình điều hành doanh nghiệp đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Với loại khách hàng này, Ngân hàng từ chối cho vay khách hàng mới và đối với khách hàng đang còn dư nợ cho vay theo hướng giảm dần dư nợ, tiến hành các biện pháp để thu hồi nợ đọng.

Các quyết định cho vay, hạn chế cho vay, không cho vay đối với khách hàng của NHNo & PTNT Việt Nam căn cứ vào kết quả phân loại khách hàng theo văn bản 1406/NHNo-TD ngày 23/05/2007 sẽ không chính xác do không đánh giá được đầy đủ, chính xác mức độ rủi ro của khách hàng. Điều đó cho thấy nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng là rất cao.

Bảng 2.8. Bảng tổng hợp xếp hạng khách hàng của NHNo & PTNT Việt Nam (Theo dư nợ)

Đơn vị: tỷ đồng Loại Khách hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Loại A 121,459 134,562 147,543 154,783 155,439 Loại B 122,070 181,905 211,627 246,299 268,063 Loại C 3,563 4,678 8,665 13,673 19,974 Tổng dư nợ 247,092 321,14 5 367,83 5 414,75 5 443,476

Nguồn: - Báo cáo xếp hạng khách hàng theo dự nợ năm 2007 -2011 của Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro – NHNo & PTNT Việt Nam

2.3.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam thực chất là các hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy, chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo cho tổ chức hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra một cách hợp lý. Hệ thống này không có đếm kết quả dựa trên các con số tăng trưởng mà chỉ giám sát nhân viên, chính

sách, hệ thống phòng ban đang hoạt động ra sao, có tuân thủ quy định chính sách hay không.

Thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chính là xác lập một cơ chế giám sát nhằm:

- Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt.

- Đảm bảo mọi thành viên đều tuân thủ nội quy của ngân hàng cũng như các quy định của pháp luật.

- Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và các báo cáo tài chính. - Nâng cao vai trò hoạt động của kiểm tra, kiểm soát là công việc quan trọng để đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng. Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát này ngân hàng có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng.

2.3.5. Tài trợ rủi ro tín dụng

- Trích lập dự phòng rủi ro: Định kỳ Agribank đánh giá, phân loại chất lượng tín dụng trên cơ sở đó ước tính tổn thất và trích lập dự phòng rủi ro. Qũy dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp cho các tổn thất tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của Agribank khi xảy ra rủi ro. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hoán đổi rủi ro: Đối với một số loại hình rủi ro tín dụng đặc thù, Agribank dự kiến áp dụng chính sách hoán đổi, chia sẻ rủi ro thông qua các công cụ phái sinh như hợp đồng hoán đổi rủi ro, bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm rủi ro tín dụng.

- Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp

đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Bảng 2.9. Bảng trích lập dự phòng và xử lý rủi ro Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 - Tổng số trích dự phòng 5,104 6,082 7,291 12,410 14,038 - Tổng số xử lý rủi ro 4,290 3,719 4,226 6,609 8,110

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 70)