Nhận diện và phân tích rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 29)

- Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên

1.3.2Nhận diện và phân tích rủi ro tín dụng

* Nhận diện rủi ro tín dụng:

+ Nhóm các dấu hiệu tài chính

- Về khả năng thanh toán: các chỉ số này được xác định trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích và đánh giá các tỷ lệ phản ánh khả năng thanh toán như tỷ lệ thanh toán ngắn hạn, tỷ lệ thanh toán nhanh, … bên cho vay sẽ đo lường được khả năng thanh toán nợ của khách hàng, qua đó nhận định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng

- Nhóm các chỉ số về khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng cần được xem xét một cách thận trọng vì chúng ảnh hưởng lớn đến khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi: các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời, khả năng sinh lợi so với tổng tài sản (ROA), khả năng sinh lời so với nguồn vốn chủ sở hữu (ROE), …

- Tình hình dư nợ tín dụng tại các ngân hàng mà DN đã từng vay và đang vay. Nắm bắt được thông tin này một cách chính xác, nhanh chóng sẽ giúp bên cho vay sẽ dể dàng quyết định có nên cho vay hay không vì một DN hoạt động tốt sẽ có tiểu sử tín dụng tốt tại các ngân hàng, sẽ không cùng một lúc đi vay nhiều nơi

+ Nhóm dấu hiệu phi tài chính:

- Khi tới hạn thanh toán nợ mà DN không thanh toán và xin đáo hạn nợ, khất nợ nhiều lần …

- Khi DN gặp khó khăn trong kinh doanh và quyết định thay đổi nhân sự tại vị trí quan trọng.

Năng lực sản xuất kinh doanh bị giảm sút, mất thị trường, hàng hóa không tiêu thụ được, …

* Phân tích rủi ro tín dụng:

Phân tích RRTD giúp cho toàn bộ cơ chế quản trị rủi ro hiểu chính xác và nhất quán nguy cơ rủi ro đã xác định, phân tích rủi ro và quan trọng nhất là có thể lượng hóa được mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với TCTD. Việc phân tích rủi ro theo 2 phương pháp định tính và định lượng

• Mô hình định tính  Phân tích tín dụng

Mô hình 6C: Để phân tích thái độ khách hàng trong việc hoàn trả vốn vay với việc tập trung vào một số đức tính của khách hàng, các nhà quản lý trong lĩnh vực tín dụng thường áp dụng nguyên tắc 6C

(1) Tư cách người vay (Character): Tính trách nhiệm, trung thực, mục đích vay nghiêm túc, kế hoạch trả nợ rõ ràng là những tiêu chuẩn tạo dựng uy tính của khách hàng trong cách nhìn nhận của CBTD. Đồng thời CBTD cũng cần xem xét tuổi đời, lịch sử tín dụng của khách hàng để có cái nhìn tổng quát hơn về khách hàng.

(2) Năng lực của người vay (Capacity): CBTD phải xem xét tới năng lực vay vốn và tư cách pháp lý trong việc ký kết hợp đồng vay vốn của khách hàng.

(3) Thu nhập của người đi vay (Cash): CBTD phải xem xét dự án này có khả năng tạo ra dòng tiền mặt đủ để hoàn trả nợ vay.

(4) Bảo đảm tiền vay (Collateral): CBTD phải xem xét giá trị ròng của tài sản có tương ứng với giá trị vay hay không, đồng thời cũng phải chú trọng tới thời gian sử dụng, tình trạng hiện tại và mức độ chuyên môn hóa thể hiện ở tài sản thế chấp đó.

(5) Các điều kiện môi trường (Conditions): CBTD phải nhận biết được xu hướng tiến triển của đơn vị với sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, với các chính sách của nhà nước.

(6) Kiểm soát (Control): việc đo lường này tập trung vào những thay đổi về quy định có ảnh hưởng bất lợi đối với người vay và cơ chế quản lý của TCTD.

 Kiểm tra tín dụng

- Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định – 30, 60, 90 ngày

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra thận trọng và chi tiết, bảo đảm những khía cạnh quan trọng nhất được kiểm tra

- Kiểm tra các thường xuyên các khoản tín dụng lớn - Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề - Kiểm tra những ngành nghề có dấu hiệu suy thoái

• Mô hình định lượng:

Đối với TCTD vì hoạt động tín dụng bao gồm cho vay trung dài hạn, cho vay ngắn hạn, cho vay tiêu dùng... nên có thể kết hợp nhiều như mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s, mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng, mô hình điểm số Z. Tuy nhiên đối với Quỹ ĐTPT địa phương chỉ có thể áp dụng mô hình điểm số Z (Z – Credit scoring model). Đây là mô hình do E.I. Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các DN vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người đi vay và phụ thuộc vào:

- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay.

- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau:

Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 (1.1)

Trong đó,

X1 = Hệ số vốn lưu động/ tổng tài sản X2 = Hệ số lãi chưa phân phối/ tổng tài sản

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/ tổng tài sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

X4 = Hệ số giá thị trường của tổng vốn sở hữu/ giá trị hạch toán của tổng nợ

X5 = Hệ số doanh thu/ tổng tài sản

Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

Z < 1,81 : khách hàng có khả năng rủi ro cao 1,81 < Z < 3 : Không xác định được

Z > 3 : Khách hàng không có khả năng vỡ nợ

Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao.

Mô hình điểm số Z có kỹ thuật đo lường tương đối đơn giản. Tuy nhiên mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Trong khi đó, thực tế mức độ RRTD tiềm năng của mỗi khách hàng là khác nhau. Vả lại, yếu tố thị trường cũng không được xét đến, đặc biệt là khi các điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục như hiện nay. Và có các nhân tố quan trọng nhưng cũng không được xét đến như: danh tiếng của khách hàng mối quan hệ lâu dài với TCTD, …. sẽ làm cho mô hình điểm số Z có những hạn chế nhất định.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 29)