Định hướng hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 86)

- Hệ số khả năng bù đắp rủi ro

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam

3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam Việt Nam

Trong thời kỳ kinh tế có nhiều biến động và thách thức như hiện nay khi mà các doanh nghiệp lần lượt biến mất khỏi bản đồ kinh tế, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ có khả năng mất vốn ngày càng tăng trưởng không ngừng, thì việc đề ra một định hướng cụ thể, rõ ràng cho phát triển tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam từ trước đến nay luôn đóng vai trò chủ lực trong việc cung cấp tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, tập trung đầu tư phát triển các phân khúc thị trường đem lại hiệu quả cao tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp, các trường đại học, cao đẳng,… Từ tầm nhìn đó hướng ra tương lai, định hướng chung của Ngân hàng trong các năm tiếp theo có thể được nhìn nhận thông qua các mục tiêu:

- Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng để tăng trưởng nguồn thu dịch vụ ngoài tín dụng. Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, từng bước đưa NHNo & PTNT Việt Nam trở thành sự lựa chọn số một đối với khách hàng hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ và kinh tế trang trại, hợp tác xã tại các địa bàn nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với khách hàng lớn, dân cư có thu nhập cao tại khu vực đô thị, khu công nghiệp.

- Lành mạnh hóa tài chính thông qua cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động.

- Phấn đấu đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng thực hiện đầy đủ các cam kết về xử lý nợ xấu và có cơ chế tăng vốn điều lệ. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để phát triển bền vững.

- Triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng, xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế toán theo chuẩn quốc tế. Nâng cao năng suất lao động, ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo tại chỗ, khuyến khích tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên, tích cực áp dụng công nghệ thông tin, đào tạo từ xa. Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng, hiệu quả, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

- Cải tổ cơ cấu tổ chức và điều hành nhằm đưa NHNo & PTNT Việt Nam trở thành một tập đoàn tài chính đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu hàng đầu Việt Nam, đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn.

Để có thể đạt được những mục tiêu đó thì Ngân hàng No&PTNT cần phải có một định hướng chặt chẽ hoàn thiện chính sách phát triển và quản lý rủi ro tín dụng, cụ thể là:

Thứ nhất, đảm bảo việc thi hành công tác theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước Việt Nam: toàn bộ bộ máy ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ, nhân viên tín dụng phải luôn tự ý thức có trách nhiệm tuân thủ theo các quy định của pháp luật Nhà nước trong hoạt động tín dụng và các quy định có liên quan. Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải dựa trên cơ sở vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng các cán bộ tín dụng lợi dụng tài sản và uy tín của NH No&PTNN vì mục đích cá nhân trong công tác cấp tín dụng.

Thứ hai, cần đảm bảo tính thống nhất trên toàn hệ thống. Việc mở rộng và phát triển tín dụng là dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh tại từng thời kỳ, song cần sự kết hợp chặt chẽ của các bộ phận khác nhau trong hệ thống ngân hàng. Chính sách tín dụng phải đảm bảo tính an toàn, tuy nhiên cũng cần phải được điều chỉnh linh hoạt, khéo léo sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn để các kênh phân phối dễ dàng nắm bắt các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu, định hướng kinh doanh. Do đó, việc xây dựng một chính sách tín dụng vừa hướng tới mục tiêu của NH No&PTNN vừa phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của từng địa bàn chi nhánh, phòng giao dịch là yếu tố đóng vai trò quyết định để đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đồng thời đảm bảo khả năng tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo an toàn. Chính sách này cần được phổ biến rộng rãi, rõ ràng đến từng bộ phận ngân hàng, là cơ sở, kim chỉ nam để toàn thể nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tín dụng có định hướng chung, thống nhất và chủ động trong hoạt động tác nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này, cần triển khai áp dụng mô hình quản lý mới, hướng tới phục vụ khách hàng theo chuẩn mực của Ngân hàng hiện đại, lành mạnh hoá hệ thống tài chính và tiến tới đạt các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế về Ngân hàng.

Thứ ba, đảm bảo tăng trưởng bền vững và hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động tín dụng. Trước hết, cần phải duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức độ hợp lý theo hướng sử dụng hiệu quả, phù hợp với tính chất của nguồn vốn huy động đảm bảo sự cân đối, an toàn và khả năng sinh lời của Ngân hàng. Theo đó, giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn, cho vay các dự án lớn. Ngoài ra, trong bối cảnh thị trường các ngân hàng cạnh tranh gay gắt và đồng loạt đưa ra các chính sách hấp dẫn để khách hàng lựa chọn như hiện nay, để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng thì NH No&PTNN cần đa dạng hoá hoạt

động kinh doanh của mình, bao gồm cả hoạt động Ngân hàng bán buôn và hoạt động Ngân hàng bán lẻ, mở rộng quan hệ khách hàng với mọi thành phần kinh tế, trong đó chú trọng đầu tư phát triển tín dụng tại các khu vực đem lại hiệu quả cao: khu vực đô thị, khu công nghiệp,… Ưu tiên nguồn vốn cho vay các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu, sản xuất hành tiêu dùng, các doanh nghiệp sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của NHNo & PTNT Việt Nam; gắn việc cho vay khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu để mở rộng các quan hệ về thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ và phát triển dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó là phải tiếp tục mở rộng mạng lưới và các kênh hoạt động của Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội, phát triển nhanh các sản phẩm và dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đồng thời xây dựng trụ sở, tạo lập không gian giao dịch Ngân hàng hiện đại, khang trang, không ngừng nâng cao, hoàn thiện ứng dụng công nghệ trong quản lý, đa dạng hoá hoạt động nghiệp vụ nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Song, yếu tố con người cũng vô cùng quan trọng để có thể phát triển lâu dài và ổn định, do đó cần phải tăng cường đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng mới cán bộ có chất lượng, có đạo đức nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Mỗi cán bộ tín dụng cần tự đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng, đặc biệt là các cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của chính mình.

Thứ tư, tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam thông qua nâng cao chất lượng thẩm định, tăng cường kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng, hạn chế tối đa đầu tư các ngành, lĩnh vực cho vay có độ rủi ro cao. Tập trung xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, kiên quyết thu hồi các khỏan nợ đến hạn nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng tín dụng. Thực

hiện mô hình quản lý tín dụng tập trung, toàn diện theo hướng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát của Trụ sở chính đối với từng chi nhánh, gắn trách nhiệm cán bộ quản lý với chất lượng tín dụng, kết hợp với việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý tín dụng.

Tổng kết lại, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, dù đặt trong hoàn cảnh nào thì cũng đều phải hướng tới các mục đích chung:

- Đảm bảo tính thống nhất trong có chế quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống

- Xây dựng môi trường quản lý rủi ro tín dụng minh bạch và hiệu quả - Duy trì sự ổn đinh và bền vững trong hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w