Thực trạng bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 64)

- Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên

NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.3.1. Thực trạng bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam

2.3.1. Thực trạng bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam Việt Nam

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam Tổng Giám đốc Trung tâm phòng ngừa và XLRR. Các ban nghiệp vụ tín dụng Chi nhánh Chi nhánh Chi nhánh Chi nhánh Kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội bộ

Tổ chức hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam được xây dựng theo mô hình quản lý tín dụng phân quyền dựa trên cơ sở các chính sách và nguyên tắc được điều hành tập trung.

Bộ máy quản lý tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam bao gồm 3 nhóm chính trực tiếp tham gia vào quy trình quản lý tín dụng:

- Tổng giám đốc (Giám đốc chi nhánh). Trong đó, Tổng giám đốc giữ vai trò chỉ đạo các Ban nghiệp vụ hoạch định chiến lược tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng; là người quyết định cuối cùng trong việc ban hành các chính sách, quy trình tín dụng và hướng dẫn thực hiện theo phân cấp và ủy quyền của HĐQT; là người có quyền hạn cao nhất và cuối cùng trong toàn hệ thống trong phê duyệt các khoản cấp tín dụng; ra quyết định bổ nhiệm các vị trí chủ chốt trong bộ máy tổ chức quản lý tín dụng.

Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền của Tổng giám đốc; quyết định việc đầu tư tín dụng; ký các hợp đồng trong hoạt động cấp tín dụng; quyết định các biện pháp xử lý khoản vay.

- Các phòng, ban nghiệp vụ tín dụng được tổ chức cả ở Trụ sở chính và Chi nhánh:

Tại Trụ sở chính, các Ban nghiệp vụ tín dụng bao gồm: Ban tín dụng HSX và cá nhân, Ban tín dụng doanh nghiệp, Ban quản lý dự án Ủy thác đầu tư, Ban quan hệ quốc tế, Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro. Các ban này có chức năng tham mưu cho HĐQT, Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam trong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động tín dụng trong và ngoài nước, dự thảo các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay. Ngoài ra, Ban tín dụng HSX và cá nhân, Ban tín dụng doanh nghiệp thực hiện thẩm định các dự án vượt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh; Trung tâm Phòng ngừa và xử lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT, Tổng giám đốc về thu thập,

cung cấp, lưu trữ và phân tích thông tin phòng ngừa và hạn chế rủi ro, tổng hợp và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của toàn hệ thống.

Tại Chi nhánh, các phòng tín dụng hoặc phòng kế hoạch kinh doanh thực hiện chức năng tín dụng, chịu trách nhiệm nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi; phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao; thẩm định và đề xuất cho vay các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền; tiếp nhận thực hiện các dự án thuộc nguồn vốn trong nước và nước ngoài;…; thường xuyên phân loại nợ; phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục.

- Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập:

Tại Trụ sở chính, bộ phận kiểm tra và giám sát độc lập có nhiệm vụ đánh giá mức độ rủi ro, kiểm soát hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam; đề ra các biện pháp phòng ngừa tránh vi phạm mới phát sinh; đưa ra các kiến nghị cải thiện các chính sách, quy định và thủ tục lên các phòng ban nghiệp vụ nghiên cứu và thực hiện.

Tại chi nhánh, bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập làm nhiệm vụ giống bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng tại trụ sở chính nhưng chỉ ở phạm vi chi nhánh.

Như vậy có thể thấy, mô hình tổ chức bộ máy quản lý tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam được tổ chức theo mô hình quản lý tín dụng phân tán. Do việc tổ chức theo mô hình này, NHNo & PTNT Việt Nam không thường xuyên nắm được chất lượng tín dụng của toàn hệ thống mà chỉ nắm được tại thời điểm cuối quý. Tuy nhiên, số liệu về dư nợ, nhóm nợ được báo cáo lên chưa đảm bảo được tính chính xác và kịp thời.

Nhận diện và phân tích rủi ro tín dụng chính là bước đầu tiên trong quá trình cấp tín dụng và là bước không thể thiếu trong quy trình QLRRTD của ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

2.3.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

Với khách hàng cá nhân, có thể nhận diện qua nhân thân, gia đình, nơi làm việc, kinh nghiệm làm việc, tư cách cá nhân, uy tín với cộng đồng, mức độ đảm bảo của tài sản, thu nhập hàng tháng .v..v..

Đối với khách hàng Doanh nghiệp việc nhận diện rủi ro phức tạp hơn. Bảng dưới đây là liệt kê các loại rủi ro và các công cụ phân tích tương ứng để xác định nguy cơ. Khi đánh giá mức độ rủi ro, CBTD của NHNo&PTNT Việt Nam đã sử dụng theo bảng sau:

STT Nguy cơ

rủi ro Ví dụ

Công cụ phân tích để phát hiện rủi ro

1 Rủi ro

hoạt động

- Bộ máy quản lý không hoạt động tốt gây thất thoát tài sản, lỗ

- Tổ chức SXKD không hợp lý làm tăng chi phí, gây lỗ - Sự gián đoạn trong SX do hỏng hóc về công nghệ, thiết bị đầu vào …

- Hoạt động bán hàng không hiệu quả làm giảm doanh thu gây lỗ

Phân tích các thông tin định tính: - Trình độ, kinh nghiệm đội ngũ quản lý

- Cơ cấu tổ chức SXKD - Năng lực điều hành của DN - Đạo đức của chủ DN

- Các cơ sở về hạ tầng, đầu vào

2 Rủi ro tài chính

- Vốn vay lớn làm chi phí lãi vay cao

Phân tích định lượng các số liệu tài chính:

STT Nguy cơ

rủi ro Ví dụ

Công cụ phân tích để phát hiện rủi ro - Nghĩa vụ trả nợ không hợp lý, lớn hơn nguồn trả nợ - … - Hệ số đòn bẩy - Các hệ số thanh khoản - Hệ số lợi nhuận

- Cơ cấu nợ vay

- … 3 Rủi ro quản lý - Dòng tiền không đảm bảo - Chi phí tăng

Phân tích định lượng các số liệu tài chính để đánh giá chất lượng quản lý của DN:

- Dòng tiền

- Các khoản phải thu, phải trả - Hệ số lợi nhuận 4 Rủi ro thị trường, ngành - Mức độ cạnh tranh cao làm DN có thể mất khách hàng - Đặc thù của ngành Phân tích định tính và định lượng: - Tình hình cạnh tranh trong ngành - Phân tích bản chất của ngành - Tốc độ tăng trưởng của DN (so với DN khác) 5 Rủi ro chính sách - Sự thay đổi chính sách có hại cho DN

Phân tích các thông tin:

- Môi trường chính sách tại địa bàn có ảnh hưởng đến DN

- Xu hướng chính sách có tán động đến DN

Kết thúc bước này, CBTD phải trả lời được một số câu hỏi chính: - DN kinh doanh có hiệu quả không?

- So với kỳ trước, hiệu quả của DN tăng, giảm hay ổn định?

- Những yếu tố/nguy cơ nào có thể gây rủi ro cho DN trong thời gian tới?

Đối với khách hàng cá nhân, việc phân tích rủi ro tín dụng là phân tích được tính xác thực của các thông tin cá nhân, giấy tờ khách hàng cung cấp, xác minh được thu nhập thực tế và thu nhập thường xuyên của khách hàng, xác minh được mục đích sử dụng vốn và tài sản đảm bảo ….

Đối với khách hàng là Doanh nghiệp, nhiệm vụ của bước này là phân tích mức độ rủi ro tất cả các nguy cơ liệt kê ở trên. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại để đi đến nhận định về mức độ rủi ro tổng thể kết hợp với việc xếp hạng tín dụng DN. CBTD sử dụng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ để phân tích, đánh giá nhằm xác định mức độ rủi ro của các nguy cơ đã nêu ở trên. Sau đó kết hợp với kết quả của mô hình điểm số Z để đưa ra mức độ rủi ro của từng khách hàng, trên cơ sở đó có những chính sách tín dụng và biện pháp quản lý RRTD phù hợp.

Ngoài việc xếp hạng tín dụng và xác định mức độ rủi ro chung của từng khách hàng, đối với từng lần cấp tín dụng, CBTD phải đi sâu thẩm định theo quy trình tín dụng đối với từng dự án vay cụ thể nhằm đảm bảo tính khả thi và khả năng thu hồi vốn, tạo lợi nhuận cho Ngân hàng.

Mô hình thẩm định được thực hiện dựa trên việc nghiên cứu “6 khía cạnh - 6C” của người đi vay là: tư cách (Character), năng lực (Capacity), thu nhập (Cash), bảo đảm (Collaterial), điều kiện (Conditions) và kiểm soát (Control). Tất cả những tiêu chí này phải được đánh giá tốt thì khoản vay mới được khả thi.

Trong quá trình thẩm định, CBTD phải phân tích tình hình tài chính của DN vay vốn thông qua các chỉ tiêu tài chính sau:

 Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:

- Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn

Hệ số này phải lớn hơn 1, nếu không DN sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ - Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

Các DN có vòng quay hàng tồn kho chậm đòi hỏi hệ số này phải cao, còn DN có hệ số vòng quay hàng tồn kho nhanh thì chỉ tiêu này có thể nhỏ hơn 1.

 Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ:

- Hệ số nợ = (Tổng tài sản – Vốn chủ sở hữu)/Tổng tài sản

Hệ số này nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 là lý tưởng vì có ít nhất phân nửa tài sản của DN được hình thành từ vốn chủ sở hữu

- Hệ số khả năng trả lãi = Lợi tức trước thuế và lãi/Chi phí trả lãi

Hệ số này đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho Quỹ  Nhóm chỉ tiêu hoạt động

- Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho - Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu/Các khoản phải thu - Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/Tổng tài sản

 Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lợi

- Hệ số sinh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

- Hệ số sinh lợi của tài sản = (Lợi nhuận sau thuế+Tiền lãi phải trả)/Tổng tài sản

- Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w