Tình hình kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 48)

- Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên

2.1.2.Tình hình kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam

NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.1.2.Tình hình kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam

Trong tình hình nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều sóng gió trong thời gian từ năm 2009 đến nay, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cũng đang cố gắng để có những bước đi đúng đắn, khắc phục những khó khăn, đạt được những kết quả tích cực.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu của NHNo & PTNT Việt Nam

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Vốn huy động 305,671 375,033 434,331 474,941 505,792

Dư nợ cho vay 247,092 321,145 367,835 414,755 443,476

Vốn chủ sở hữu 10,451 14,040 17,915 21,228 22,176

Tổng tài sản 326,896 400,485 480,937 534,987 561,250

Lợi nhuận sau thuế 1,657 2,128 1,830 1,300 1,792

Nguồn: - Báo cáo thường niên năm 2007-2011

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011

Bảng số liệu cho thấy, giai đoạn 2007-2011 nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 13.5%, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra của Hội đồng quản trị là 18-20%. Tốc độ tăng từ năm 2008 đến năm 2011 lần lượt là 22.6%;15.8%; 9.3%; 6.4%, tốc độ tăng giảm dần vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước. Phải nói rằng, giai đoạn vừa qua là giai đoạn cực kỳ khó khăn với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, phải rất cố gắng và có những bước đi đúng đắn, giữ vững uy tín thì mới có thể duy trì nguồn vốn huy động và có tăng trưởng.Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, nguồn tiền gửi và các khoản phải trả khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 84% đến 96%.

Nguồn vốn huy động liên tục ổn định như vậy là do toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam đã coi trọng công tác huy động vốn, đặc biệt là

nguồn vốn trung và dài hạn bằng cách đa dạng hoá các hình thức huy động (tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi trả lãi trước, trả lãi sau, tiền gửi bậc thang, gửi góp,…), đẩy mạnh công tác tiếp thị, thực hiện tốt chính sách khách hàng, kiên trì với chủ trương tăng nguồn tiền gửi dân cư.

Tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay nền kinh tế giai đoạn 2007-2011 cũng liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 15.95%/năm. Tổng dư nợ đến cuối năm 2011 đạt 443,476 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2010 và tăng 79,5% so với 31/12/2007. Nhìn vào những số liệu trên có thể thấy, trước năm 2009, tăng trưởng tín dụng của Agribank tương đối nóng ( năm 2008 là 29,96%), bước sang năm 2009, khi mà nền kinh tế trong nước đang bắt đầu bị tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Agribank lập tức phải đưa ra các giải pháp để kìm hãm tốc độ tăng trưởng tín dụng (năm 2009 là 14,5%, năm 2010 là 12,7% và năm 2011 chỉ còn 6,9%).Tăng trưởng tín dụng là kết quả của việc mở rộng thị trường, thị phần, tiếp tục coi trọng thị trường nông nghiệp, nông thôn và đi đôi với việc tăng cường mở rộng thị phần thành thị và các ngành kinh tế quan trọng thông qua mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch, thực hiện các dự án cho vay đồng tài trợ.

Nhằm mục tiêu lành mạnh hoá tài chính, thông qua cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động, NHNo & PTNT Việt Nam đã thực hiện cơ cấu lại nợ và tăng vốn điều lệ, xử lý trên 70% nợ tồn đọng, đến hết năm 2011, Ngân hàng đã có tình hình tài chính lành mạnh hơn. Đến hết năm 2011, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đã đạt xấp xỉ 8% đạt mức an toàn vốn theo thông lệ quốc tế (8%).

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 48)