Tính đa dạng hóa của hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 57)

- Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên

2.2.2.Tính đa dạng hóa của hoạt động tín dụng

NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.2.2.Tính đa dạng hóa của hoạt động tín dụng

mở rộng đầu tư tín dụng sang các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế, vùng kinh tế khác nhau, đồng thời mở rộng các hình thức cho vay như cho vay từng lần, cho vay theo dự án, cho vay theo hạn mức, cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp, cho vay qua thẻ tín dụng, cho vay bằng hình thức thấu chi,…

Bảng 2.4, 2.5, 2.6 cho thấy hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam có xu hướng tập trung vào đối tượng khách hàng là DNNQD, HSX và cá nhân; ngành nghề được ưu tiên là nông, lâm, ngư nghiệp và tín dụng phát triển nhanh nhất tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Mức dư nợ thuộc các danh mục trên luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với mức dư nợ tại các danh mục đầu tư tín dụng khác ở tất cả các năm của NHNo & PTNT Việt Nam: đến cuối năm 2011, tỷ lệ dư nợ của DNNQD là 41,6%; của HSX và cá nhân là 52%; của nông nghiệp, nông thôn là 55.9% và dư nợ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh chiếm 28,3 % tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Về lý thuyết, việc đầu tư tập trung tín dụng vào một số ít danh mục như vậy sẽ không đảm bảo được nguyên tắc phân tán rủi ro. Thực tế, nợ xấu của NHNo & PTNT Việt Nam trong những năm qua lại đang tập trung vào các danh mục đầu tư trên. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của DNNQD là 2.82%, của HSX và cá nhân là 2.49%, của nông nghiệp nông thôn là 3.1%, của khu vực Hà Nội là 3.64% và của TP Hồ Chí Minh là 2.98%. Điều này cho thấy NHNo & PTNT Việt Nam cần xem xét lại việc lựa chọn khách hàng cho vay trong từng danh mục đầu tư, mức độ đầu tư trong từng danh mục nhằm phân tán, hạn chế rủi ro tín dụng.

Trong những năm 2007-2011, việc tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam luôn đi kèm với việc cố gắng đảm bảo chất lượng tín dụng,. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam đang có xu hướng giảm sút thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ có khả năng mất vốn đang có xu hướng tăng. Đứng trước tình hình đó, NHNo&PTNT Việt

Nam đã có những sự thay đổi trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, nỗ lực hạn chế rủi ro. Muốn làm được như vậy trước hết phải biết được các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 57)