Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro tín dụng Xây dựng kế hoạch phòng chống rủi ro:

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 33)

- Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên

1.3.3.Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro tín dụng Xây dựng kế hoạch phòng chống rủi ro:

- Xây dựng kế hoạch phòng chống rủi ro:

+ Xây dựng phương hướng và kế hoạch phòng chống rủi ro nhằm vào dự đoán xác định rủi ro có thể xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, hậu quả ra sao…

+ Phương hướng tổ chức phòng chống rủi ro có khoa học nhằm chỉ ra những mục tiêu cụ thể cần đạt được, ngưỡng an toàn, mức độ sai sót có thể chấp nhận được.

+ Xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát phòng chống rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những công cụ kỹ thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra 1 cách nghiêm túc.

- Quy trình, quy chế, tiêu chuẩn quản lý rủi ro tín dụng:

Hầu hết các NHTM đều xây dựng cho mình một quy trình tín dụng cụ thể bao gồm nhiều bước khác nhau với kết quả cụ thể của từng bước đi. Quy trình tín dụng phải nêu rõ được tất cả các bước tác nghiệp cũng như kết quả của những bước tác nghiệp, bao gồm các bước: Thẩm định cho vay, ra quyết định cho vay, giải ngân, theo dõi sau cho vay, giám sát toàn bộ quá trình cho vay, theo dõi đặc biệt một số khoản cho vay, xử lý các món vay có vấn đề.

Một quy trình cấp tín dụng được xem là đạt yêu cầu khi ở mỗi bước đi có các nội dung cụ thể đó là: Nguyên tắc thực hiện; Trình độ thực hiện; Trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của các thành viên tham gia.

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng:

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thường được xây dựng theo nguyên tắc chấm điểm trên cơ sở các chỉ số tài chính kết hợp với yếu tố phi tài chính của khách hàng nhằm lượng hóa các rủi ro tín dụng mà NHTM sẽ phải đối mặt.

- Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro:

Đây là công việc không thể thiếu được trong quản lý rủi ro tín dụng của cá NHTM sau khi món vay đã được thực hiện. Việc phân loại này giúp cho các NHTM đánh giá đúng chất lượng tín dụng của các khoản vay đồng thời giúp ngân hàng chủ động đối phó với những rủi ro tín dụng nếu xảy ra trên cơ sở mức dự phòng đã trích lập.

Các NHTM Việt Nam hiện nay đang thực hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005. Theo quy định này, các khoản cho vay của TCTD được phân chia thành 05 nhóm:

Nợ đủ tiêu chuẩn ( Nhóm 1): Nợ trong hạn được đánh giá là có khả năng thu hồi gốc và lãi.

Nợ cần chú ý ( Nhóm 2): Nợ quá hạn dưới 90 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn cợ cơ cấu.

Nợ dưới tiêu chuẩn ( Nhóm 3): Nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày.

Nợ nghi ngờ ( Nhóm 4) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, nợ có cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ 90 ngày đến 180 ngày.

Nợ có khả năng mất vốn( nhóm 5): Nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ khoanh, nợ cơ cấu lại quá hạn trên 180 ngày.

Trên cơ sở phân loại như trên, tỷ lệ trích lập ứng cho các khoản nợ là: 0%, 5%; 20%; 50%;100%. Ngoài ra các TCTD còn thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 % tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 33)