Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2005 –

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 46)

- Thẩm định các điều kiện kinh tế, xã hội khác

2.1.3Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2005 –

Thực hiện định hướng phát triển của NHCT Việt nam đến năm 2010 đã đề ra trong Hội nghị Tổng kết 15 năm xây dựng và trưởng thành là: “Xây dựng NHCT Việt nam thành một NHTM chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt nam”. Chi nhánh NHCT Đống Đa là một thành viên của hệ thống NHCT Việt nam nên định hướng phát triển của Chi nhánh NHCT Đống Đa cũng không nằm ngoài quỹ đạo này. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đạt được những kết quả sau:

* Huy động vốn

Là một Chi nhánh của một trong bốn NHTM quốc doanh lớn hoạt động trên địa bàn thành phố Hà nội, Chi nhánh NHCT Đống Đa với nhận thức

“Ngân hàng của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp” là tiêu chí hoạt động của Chi nhánh. Đây cũng chính là chìa khoá mở ra mọi thành công trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh tiền tệ. Công tác huy động huy động vốn luôn được Chi nhánh quan tâm, coi đó là tiền đề quan trọng tạo nguồn vốn hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hang. Ngân hàng đã có nhiều hình thức huy động vốn đa dạng với lãi suất hấp dẫn như tiết kiệm, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi… Điều này chứng tỏ rằng Chi nhánh cũng đã quan tâm đến việc sử dụng marketing nhằm khơi tăng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Tuy nhiên, Chi nhánh NHCT Đống Đa cũng gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt với các ngân hàng khi huy động các nguồn tiền gửi sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các Tổng công ty lớn. Nhưng bằng sự nỗ lực vượt bậc của các cán bộ trong công tác tiếp thị và công tác tín dụng, Chi nhánh NHCT Đống Đa không những giữ được những khách hàng truyền thống lớn của mình mà còn thu hút thêm rất nhiều các Tổng công ty, các công ty lớn khác hoạt động tiền gửi và tiền vay tại Ngân hang.

Nguồn vốn của Chi nhánh NHCT Đống Đa ngày càng tăng và tạo nguồn vốn ổn định, vững chắc cho hoạt động tín dụng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. (Bảng số liệu 2.1)

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2005 – 2007

Đơn vị: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng nguồn vốn 3.446 3.714 4.503

1 Tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư

3.016 3.264 4.103

2 Vốn khác 430 450 400

(Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên NHCT Đống Đa từ năm 2005 đến năm 2007)

(Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên NHCT Đống Đa từ năm 2005 - 2007)

Số liệu bảng 2.1 cho thấy tổng nguồn vốn của CN NHCT Đống Đa tăng nhanh trong 3 năm (2005-2007). Năm 2005, tổng nguồn vốn mới chỉ đạt 3.446 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 tổng nguồn vốn đã đạt 4.503 tỷ đồng, tăng 30,7%.

Biểu đồ 2.1 cho thấy nguồn vốn tiền gửi của các TCKT và dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng. Nguồn tiền gửi của các TCKT và dân cư chiếm 87,5% năm 2005, nhưng đến năm 2007 đã chiếm tỷ trọng 91% tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn quan trọng đối với một NHTM vì NHTM truyền thống hoạt động dựa trên nguyên tắc: “Đi vay để cho vay”.

* Sử dụng vốn:

Hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong 3 năm (2005 – 2007) đã có sự điều chỉnh căn bản, với mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng, tăng mức độ an toàn và hiệu quả, gắn liền với chủ động kiểm soát gia tăng tín dụng trên cơ sở tăng cường kiểm tra, đánh giá, phân tích thực trạng khoản vay. Chi nhánh NHCT Đống Đa đã tích cực tìm kiếm khách hàng mới, dự án mới có hiệu

quả, từng bước cơ cấu lại khách hàng theo hướng đa dạng hoá khách hàng, chú trọng vào những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn….

Bảng 2.2 Tình hình dư nợ tại Chi nhánh NHCT Đống Đa từ năm 2005 -2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

ST Tỷ trọng% ST Tỷ trọng% ST Tỷ trọng% Tổng dư nợ 2.044 1.577 1.189

Tốc độ tăng trưởng -23% - 24% Dư nợ theo thời hạn

+ Ngắn hạn + Trung hạn và dài hạn 2.044 1.356 688 100% 66% 34% 1.577 1083 494 100% 68% 32% 1.189 885 314 100% 74% 26% Dư nợ theo TPKT + DNNN + DN ngoài QD 2.044 1.460 584 100 71 29 1.577 970 607 100 62 38 1.189 724 465 100 61 39

Dư nợ theo loại tiền

+ VNĐ

+ Ngoại tệ quy đổi

2.0441.653 1.653 391 100 80 20 1.577 1.240 337 100 78 22 1.189 894 304 100 75 25

Nguồn số liệu: báo cáo thường niên hàng năm của NHCT Đống Đa từ năm 2005 - 2007

Bảng 2.2 đã cho thấy: Tổng dư nợ năm 2005 đạt 2.044 tỷ, năm 2006 dư nợ giảm xuống chỉ còn 1.577 tỷ đồng bằng 77% và giảm 703 tỷ đồng so với năm 2005 và đến 31/12/2007 dư nợ chỉ đạt 1.189 tỷ đồng bằng 76,3% và giảm 388 tỷ đồng so với năm 2006.

Nguyên nhân dư nợ giảm dần là do: Trong cơ cấu tổng dư nợ của chi nhánh:

- Cho vay xây dựng, giao thông của Chi nhánh các năm trước chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2006, các đơn vị thành viên của khối Tổng 8 hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng giao thông đường bộ. Trong khi đó, hàng loạt các vụ việc tieue cực của ngành giao thông vận tải bị phát giác khiến nhiều công trình bị ảnh hưởng nặng nề về nguồn vốn thanh toán dẫn đến hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tín dụng của các ngân hàng thương mại chịu nhiều ảnh hưởng xấu. Bên cạnh đó, dư nợ khối này dần chuyển sang nợ xấu chiếm khoảng 25 % trong tổng dư nợ vay Ngân hàng, mặc dù chủ trương của NHCT Việt Nam vẫn cho phép cho phép đầu tư tín dụng đối với các đơn vị có nợ xấu nếu có dự án khả thi, có khả năng trả nợ nhưng do sự chậm trễ của Bộ giao thông vận tải trong quá trình giải quyết các vấn đề tồn tại, bù trượt giá công trình , thanh quyết toán chậm cho các Công ty xây dựng nên Chi nhánh cũng không thể cho vay mà chỉ tập trung thu nợ.

- Do sự gia tăng của các tổ chức tín dụng dẫn đến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, thêm vào đó tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tăng vốn bằng nguồn vốn phát hành cổ phiếu phục vụ SXKD do đó dư nợ vay giảm.

- Do điều kiện cấp tín dụng của Ngân hàng ngày càng thắt chặt nên một số đơn vị không đủ điều kiện vay hoặc phải giảm dần dư nợ.

Biểu đồ 2.2: Dư nợ theo thời hạn tại Chi nhánh NHCT Đống Đa Năm 2005- 2007

Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên hàng năm của NHCT Đống Đa từ năm 2005 - 2007 0 500 1000 1500 2000 2500 2005 2006 2007 Tæng d­ nî + Ng¾n h¹n + Trung dµi h¹n

Số liệu của bảng 2.2 cũng cho thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm từ năm 2005 trở đi. Dư nợ trung hạn cùng giảm liên tục qua ba năm qua, từ năm 2005 là 688 tỷ đồng đến năm 2007 chỉ còn 314 tỷ đồng do với các nguyên nhân đã phân tích nêu trên. Ngân hàng đã chấp hành theo đúng tỷ lệ cho vay trung dài hạn mà NHCT Việt nam cho phép.

Bảng 2.3: Chất lượng đầu tư tín dụng

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

So sánh tốc độ tăng trưởng 2006/2005(%) So sánh tốc độ tăng trưởng 2007/2006(%) Tổng dư nợ 2.044.000 1.577.000 1.189.000 -23,8 -0,25 Nợ xấu 24.440 105.490 43.200 331 -59 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ 1,2% 6,69% 3,6%

Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên hàng năm của NHCT Đống Đa từ năm 2005 - 2007

Nợ xấu đến 31/12/2006 là 105.490 triệu đồng tăng 71 tỷ 50 triệu đồng so với năm 2005, chiếm 6,69% tổng dư nợ nhưng đến thời điểm 31/12/2007 nợ xấu đã giảm đáng kể từ 105.490 triệu đồng (6,7% trên tổng dư nợ) xuống còn 43.200 triệu đồng (3,6%) giảm 62.290 triệu đồng so với năm 2006. Ban giám đốc đã chỉ đạo giao chỉ tiêu thu nợ cho các phòng ban và yêu cầu các phòng ban tích cực hơn nữa trong công tác thu hồi nợ, phối kết hợp chặt chẽ giữa phòng khách hàng và phòng quản lý nợ, xử lý các tài sản có thể tạo nguồn trả nợ ngân hàng, khởi kiện đối với các khách hàng chây ỳ, cử cán bộ làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư và ban quản lý dự án đối với cho vay khối xây dựng cơ bản để xác định nguồn tiền còn được hưởng và xác định thực chất khoản nợ còn có khả năng thu hồi.

Tuy nhiên số nợ xấu trên, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa cần quan tâm bởi thực tế số nợ này không giải quyết được thì sẽ ảnh hưởng tới kết qủa kinh doanh của Chi nhánh.

* Các hoạt động khác:

Nhằm tăng thu dịch vụ và đa dạng hoá sản phẩm, Chi nhánh đã đẩy mạnh phát triển và thực hiện tốt các nghiệp vụ bảo lãnh như: Bảo lãnh mở L/C, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh tạm ứng… Hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh tăng mạnh qua các năm, luôn giữ được uy tín và tạo niềm tin đối với khách hàng. Số dư bảo lãnh tăng mạnh qua các năm 2005,2006 và 2007 lần lượt là 277 tỷ đồng, 301 tỷ đồng và 324 tỷ đồng ( Nguồn số liệu : Báo cáo thường niên của NHCT Đống Đa từ 2005-2007)

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa từ năm 2005 đến năm 2007

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Năm 2006 so với năm 2005 (%) Năm 2007 so với năm 2006 (%) Tổng thu nhập 527.126 498.983 468.017 - 5,34 -6,2 Thu từ hoạt động tín dụng 346.108 220.445 161.001 - 36,3 -2,69 Thu lãi điều hoà 158,867 254.156 238.493 + 60 -6,16 Thu phí dịch vụ 10.617 12.890 14.749 + 21.4 +14,4 Thu bất thường 11.231 10.975 51.557 - 2,3 +369 Thu khác 303 517 690 + 70,6 +33,4 Tổngchi phí 418.002 587.288 347.788 +43,1 -40,7 Chi trả lãi 226.504 237.428 260.704 + 48,9 +9,8 Chi khác 191.498 349.860 87.084 + 36,2 -75 Lãi 109.124 - 88.305 +120.000

Qua bảng 2.1 trong cơ cấu thu nhập của chi nhánh ta thấy hai nguồn thu chủ yếu là thu từ hoạt động tín dụng và thu từ lãi điều chuyển vốn. Thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ cao nhất trong năm 2005 do chính sách của Chi nhánh là đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng làm cho dư nợ tăng nhanh dẫn đến thu từ hoạt động này cũng tăng đáng kể. Năm 2006, 2007 thu lãi tín dụng mặc dù vẫn còn là nguồn thu chủ yếu nhưng tỷ trọng thấp hơn thu lãi điều chuyển vốn do dư nợ Ngân hàng giảm mạnh trong khi Ngân hàng vẫn tăng trưởng được nguồn vốn huy động không sử dụng hết nguồn và đã điều chuyển vốn lên NHCT Việt Nam và thu được lãi điều hòa.

Về thu phí dịch vụ: Nguồn thu từ phí dịch vụ tăng đều đặn qua các năm tuy nhiên sự tăng trưởng này vẫn còn ở mức khiêm tốn. Do vậy Chi nhánh chưa hoàn thành được chỉ tiêu về thu phí dịch vụ của NHCT Việt Nam giao. Năm 2006 tỷ lệ phí dịch vụ trên tổng thu nhập là 2.58%, năm 2007 là 3,15% %. Việc tỷ lệ thu phí dịch vụ còn thấp là do:

- NHCT đã ban hành một biểu phí chung thống nhất cho các hoạt động. Tuy nhiên so với các Ngân hàng thương mại khác, một số khoản phí dịch vụ còn cao hơn, chưa hấp dẫn với khách hàng giao dịch lớn và thường xuyên.

- Một số khoản phí Chi nhánh chưa thực hiện thu như phí liên quan đến hồ sơ, phí thẩm định. Do vậy, hiệu quả thu phí chưa cao.

- Hệ thống giao dịch còn chưa kịp thời, thuận tiện cho khách hàng. Mặc dù hệ thống giao dịch đã được triển khai hiện đại hóa giai đoạn I, song việc chuyển tiền trong hệ thống còn hạn chế. Cụ thể: Trên tài khoản tiền gửi của khách hàng báo đã có tiền, nhưng chứng từ hôm sau mới có nên khách hàng chưa thể sử dụng khoản tiền này trong ngày, bên cạnh đó việc thực hiện nộp 1 nơi và lĩnh nhiều nơi mới được đưa vào áp dụng thử nghiệm.

Năm 2006 lợi nhuận của Chi nhánh là -88.305 triệu đồng điều này cũng do nguyên nhân chính sau:

Với chủ trương từ NHCT Việt Nam là nâng cao chất lượng tín dụng, đầu tư có chọn lọc nên dư nợ của chi nhánh giảm nhiều so với năm trước, lãi thu được từ hoạt động này giảm xuống trong khi nợ xấu của các đơn vị xây dựng và giao thông tăng mạnh nên chi phí để trích lập dự phòng rủi ro là rất lớn điều này đã làm giảm đi nhiều lãi ngân hàng.

Thứ hai, do Ngân hàng Công thương Việt Nam thay đổi phương pháp hạch toán dự thu, các khoản nợ từ nhóm 2 không thu được lãi thì không được hạch toán vào thu nhập mà phải hạch toán ngoại bảng.

Sang năm 2007 với sự nỗ lực của tập thể CBCNV Chi nhánh mặc dù dư nợ cho vay giảm nhưng do đã làm tốt công tác thu hồi nợ xấu nợ đã XLRR. Kết quả đã khắc phục được lỗ lũy kế và lợi nhuận năm 2007 là: + 120 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 46)