- Thẩm định dự án vay vốn
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại:
- Khâu thẩm định tại Chi nhánh chưa thực sự chú trọng, nhiều nội dung còn sơ sài, thơng tin chưa có sức thuyết phục cao.
- Việt đánh giá tính cách và uy tín của Chủ đầu tư cịn chưa nghiêm ngặt: đạo đức và năng lực pháp lý.
xác định về đánh giá tỷ suất lợi nhuận, chưa xác định và đánh giá các chỉ tiêu khác như tỷ lệ thanh tốn nhanh, chu kỳ thu hồi vốn bình qn...
- Nhiều dự án đầu tư tại Chi nhánh cịn chưa chú trọng và phân tích, dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh tế – xã hội đến sự vận hành và sinh lời của dự án đầu tư.
- Khi thẩm định tài chính của dự án đầu tư, tại Chi nhánh NHCT Đống Đa còn áp dụng phương pháp giản đơn. Nhược điểm của phương pháp này là khơng tính đến yếu tố thời gian và giá trị đồng tiền. Chính điểm này, theo tác giả đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư.
- Khi xác định tổng vốn đầu tư, cán bộ tín dụng đã quên xác định vốn lưu động cho dự án đầu tư mà theo phương thức “bốc thuốc” nên khi dự án được đầu tư, nhiều doanh nghiệp lúng túng xác định vốn lưu động, để vay ngắn hạn phục vụ quy trình sản xuất kinh doanh, vận hành của dự án.
- Yếu tố lạm phát chưa được xem xét trong Tờ trình thẩm định dự án của cán bộ tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đống Đa.
- Thẩm định dự án đầu tư về rủi ro về tiến độ thực hiện dự án đầu tư, rủi ro về thị trường, trong nhiều tờ trình thẩm định dự án của cán bộ tín dụng cịn sơ sài.
- Nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa, cán bộ tín dụng vẫn cịn xảy ra tình trạng: kết quả thẩm định trong tờ trình có có hiện tượng sao chép số liệu của dự án đầu tư mà thiếu sự phân tích nên dẫn đến: Kết quả thẩm định chưa đầy đủ chính xác; khơng đánh giá được số vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án đầu tư. Thực tế có nhiều dự án đầu tư, vốn tự có thực tế tham gia vào dự án đầu tư thấp so với số liệu trong dự án đầu tư.
- Nhiều tờ trình thẩm định dự án đầu tư khi xác định thời gian hoạt động của dự án đầu tư được dựa vào ý chí chủ quan do đó, khi dự án đi vào hoạt động đã bộc lộ mặt hạn chế này. Đặc biệt, cán bộ tín dụng khi xác định dịng
tiền của dự án bao gồm hai bộ phận là dòng tiền đầu tư và dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì cán bộ tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đống Đa bỏ qua đầu tư vào vốn lưu động thường xuyên.
- Một số dự án đầu tư, tác giả đối chiếu tờ trình thẩm định dự án đầu tư của cán bộ tín dụng với dự án đầu tư của doanh nghiệp thì thấy sụ tính tốn dòng tiền thiếu sự thống nhất: dòng tiền đầu tư được tính tốn bao gồm cả phần vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng. Trong khi dòng tiền hoạt động hàng năm lại khơng tính đến lãi vay ngân hàng. Tỷ lệ chiết khấu của dự án đầu tư khi áp dụng cơng thức tính NPV cịn mang tính chủ quan, cịn đưa ra con số thiếu cơ sở thuyết phục.
Chính việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu chưa chuẩn, chỉ dựa vào lãi vay ngân hàng mà qn chi phí vốn tự có tham gia dự án đầu tư dẫn đến chỉ tiêu NPV của dự án đầu tư bị biến dạng, khơng cịn chính xác. Do đó, quyết định mức cho vay, định kỳ hạn nợ khơng phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó làm phát sinh với các rủi ro.