- Thẩm định dự án vay vốn
3.3.1. Đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành.
*Đối với chính phủ:
- Cần có định hướng phát triển đối với từng ngành, từng địa phương cho phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế. Do từ trước tới nay, nước ta đều đã có định hướng phát triển với từng kinh tế, từng địa phương nhưng việc định hướng chưa thực sự có hiệu quả nên dẫn đến việc đầu tư tràn lan, nhiều sản phẩm dư thừa khơng tiêu thụ được.
- Cần có chính sách thúc đẩy, hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán phát triển là điều kiện cần thiết để xác định chính xác giá của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc xác định đúng chi phí vốn chủ sở hữu, từ đó xác định đúng tỷ lệ chiếu khấu của DA. Đồng thời, việc phát triển thị trường chứng khốn cũng góp phần giảm sức ép về vay vốn đầu tư theo dự án của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực lập và thẩm định các dự án đầu tư.
- Cần có văn bản qui định rõ hơn trách nhiệm của các bên đối với kết quả thẩm định dự án. Các Bộ, Tổng công ty, Sở, UBND tỉnh, thành phố khi xem xét phê duyệt dự án đầu tư cho các doanh nghiệp cần phần tích thật kỹ lưỡng mọi mặt của dự án, tránh để tình trạng xem xét sơ qua đó phê duyệt mang tính hình thức, khơng tập trung và khơng mang tính khả thi để Ngân hàng mất nhiều thời gian thẩm định nhưng kết quả lại khơng cho vay được vì dự án
khơng có tính hiệu quả kinh tế. Nếu cơ quan phê duyệt đầu tư có trách nhiệm về việc đánh giá tính hiệu quả của DA thì sẽ là cơ sở để cán bộ thẩm định yên tâm hưon khi khi thẩm định tính khả thi của DA.
- Xây dựng mơi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và hoàn thiện hơn nữa một số điều khoản trong các bộ luật. Nhà nước cần phải có một cơ chế chính sách ổn định để tạo tâm lý yên tâm làm ăn cho mọi nhà đầu tư, thu hút thêm các nhà đầu tư mới. Cải cách thủ tục hành chính, để tránh rắc rối, phiền tối cho các nhà đầu tư là hết sức cần thiết.
- Thiết lập một hệ thống kế tốn thực sự có hiệu quả. Nhà nước cần ban hành những sắc lệnh đi kèm với các chế tài bắt buộc để mọi doanh nghiệp phải áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ chế độ kế tốn thống kê và thơng tin báo cáo, số liệu kế toán phải trung thực đầy đủ. Cần ban hành quy chế bắt buộc kiểm tốn và cơng khai quyết tốn của các doanh nghiệp. Việc thực hiện kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, những tài liệu cân đối kế toán và kết quả tài chính của chủ đầu tư phải được kiểm sốt trước, trong và sau q trình thẩm định dự án. Có như vậy các bộ thẩm định mới có thể nhận được các thông tin trung thực, cần thiết cho qui trình thẩm định, phịng ngừa rủi do thiếu thơng tin trong q trình đầu tư DA. Cần qui định rõ các biện pháp chế tài, biện pháp xử lý nghiêm trong các trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả nhằm nâng cao pháp chế XHCN.
* Đối với các Bộ, Ngành:
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn trung bình ngành: Hệ thống này sẽ giúp cho các Ngân hàng trong cơng tác thẩm định DA được hồn thiện hơn bởi có các chỉ tiêu để đánh giá và so sánh các chỉ tiêu của DA với mặt bằng trung của tồn ngành. Trước u cầu đó, các cơ quan hữu uqan cần sớm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn trung bình ngành và hệ thống tiêu thức phân loại doanh nghiệp để giúp ngân hàng có cơ sở để phân tích, đánh giá.
- Củng cố các cơ quan tư vấn và hoạt động tư vấn, cơ quan cung cấp thông tin: Việc củng cố những cơ quan tư vấn để đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng thương mại được thuận tiện khi cần có ý kiến của các kiến của các chuyên gia, tư vấn. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các bên tư vấn.
- Các Bộ và cơ quan chủ quản cần nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án thuộc lĩnh vực ngành quản lý; kết quả thẩm định dự án này là căn cứ quan trọng để các ngân hàng bám sát, sử dụng trong quá trình thẩm định DA.
- Bộ kế hoạch và đầu tư có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về trình tự xây dựng, lập dự án đầu tư; kịp thời xây dựng và công bố rộng rãi quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ,…. để định hướng các dự án đầu tư và khu vực, ngành, chương trình kinh tế ưu tiên và có hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
- Bộ tài chính cần tham mưu để Quốc Hội, Chính phủ ban hành các khung pháp lý, yêu cầu các doanh nghiệp (chủ đầu tư) phải công khai, minh bạch tài chính để phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về tài chính doanh nghiệp cũng như vay vốn tại ngân hàng. Bộ cần phối hợp thường xuyên với Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan chức năng thường xuyên, định kỳ tiến hành kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp, dự án đầu tư lớn… nhằm có được thơng tin tin cậy về tình hình tài chính và tn thủ các quy định về tài chính của Nhà nước.
- Hàng năm, các Bộ chủ quản như Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng cần ban hành các định mức giá, định mức kinh tế kỹ thuật, suất đầu tư, … có tính đến mức lạm phát từng năm cho ngành lĩnh vực cụ thể do Bộ ngành quản lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng thẩm định DA, Ngân hàng, tổ chức tài chính,… có căn cứ khoa học và tin cậy trong việc lập
DA đầu tư, tính tốn chi phí đầu tư, xác định tổng mức vốn đầu tư, dự trù chi phí, kế hoạch sản xuất, doanh thu hàng năm,… hợp lý, xác thực hơn. Do vậy, đề nghị các Bộ cần thường xuyên hệ thống hố thơng tin ngành quản và công bố thông tin rộng rãi qua báo chí, mạng Internet, các trung tâm dữ liệu, … để chủ đầu tư và Ngân hàng thuận tiện tra cứu, tham khảo phục vụ hoạt động chuyên môn.