- Thẩm định dự án vay vốn
3.3.3. Với Ngân hàng Công thương Việt nam
- Về giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay, theo Quyết định số 072/QĐ/NHCT-HĐQT ngày 03/04/2006, thời gian thẩm định dự án vay đối với trung dài hạn là 07 ngày tại chi nhánh, nếu dự án phải qua thẩm định độc lập và Hội đồng tín dụng chi nhánh là 10 ngày, Nếu phải trình NHCT VN là 15 ngày. Thời gian thẩm định quá dài như trên sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của khách hàng nên Ngân hàng công thương Việt nam cần xem xét rút ngắn thời gian thẩm định hơn nhằm phù hợp với yêu cầu kinh doanh của cả khách hàng và ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
- Việc phân loại khách hàng theo quy mô quản lý ( tách phòng kinh doanh thành 03 phòng) tuy mang lại hiệu quả rõ rệt trong quản lý khách hàng vay vốn, tạo điều kiện cho cán bộ cho vay đi sâu vào nghiệp vụ. Tuy nhiên, cũng đã nảy sinh vấn đề là cán bộ cho vay ở phòng khách hàng quy mô lớn lại có mối quan hệ và khả năng thu hút được khách hàng qui mô nhỏ hơn và ngược lại, nhưng do không có thẩm quyền nên bỏ lỡ khách hàng. Vì vậy, đề nghị nên để cán bộ cho vay được tiếp xúc và thẩm định dự án vay vốn ở mọi đối tượng khách hàng, sau đó trình Ban lãnh đạo ra quyết định nhằm vừa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, vừa mở rộng hoạt động cho vay.
- Về nâng cao hiệu quả của việc ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay, đề nghị trước khi ban hành, các phòng ban chức năng của Ngân hàng Công thương Việt nam cần tìm hiểu thực tế tại các chi nhánh, xem xét biện pháp quản lý, phân cấp tài chính của khách hàng vay vốn tránh để tình trạng khi đã có văn bản hướng dẫn, các chi nhánh lại phải có tờ trình xin ý
kiến, hoặc văn bản vừa ra đời đã lạc hậu, phải chỉnh sửa…. Mặt khác, những món vay lớn mà hồ sơ bảo lãnh vượt quá phán quyết của Chi nhánh, phải trình lên NHCT cần có sự trả lời đúng hạn; nếu chậm trễ sẽ làm mất khách hàng tốt.
- Cần nâng cao vai trò của ban kiểm tra kiểm soát nội bộ, thường xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất….. không chỉ kiểm tra tình hình cho vay tại chi nhánh mà cần kiểm tra các mặt hoạt động khác nhằm giúp chi nhánh hoàn thiện hơn trong hoạt động kinh doanh, góp phần an toàn hệ thống.
Kết luận Chương 3: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đặc biệt là nội dung
qui trình thẩm định dự án tại NHCT Đống Đa, chương 3 luận văn đã đưa ra 10 giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư NHCT Đống Đa và những kiến nghị hết sức cụ thể đối với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại các NHTM nói chung, NHCT Đống Đa nói riêng.
KẾT LUẬN
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư luôn là yếu tố trọng tâm quyết định chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng, khi mà hoạt động cho vay hiện nay vẫn chiếm tới 80% hoạt động kinh doanh tiền tệ. Bởi lẽ những sơ xuất trong công tác thẩm định có thể dẫn đến những sai lầm lớn trong các quyết định cho vay cuối cùng.
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư là một nhân tố quan tọng trong việc thực hiện mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả: Song việc nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư là một vấn đề có phạm vi rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, đồng thời là công việc đòi hỏi có thời gian lâu dài. Do vậy trong khuôn khổ luận văn cao học, tác giả đã tập trung giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ vấn đề cơ bản về công tác thẩm định Dự án tại các Ngân hàng thương mại.
Thứ hai, đánh giá đúng mức thực trạng chất lượng thẩm định Dự án tại NHCT trên 2 khía cạnh: Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân tồn tại. Đây thực chất là những vấn đề bức xúc về chất lượng thẩm định dự án tại NHCT Đống Đa cần tập trung giải quyết.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận, thực tiễn và định hướng của NHCT Việt Nam, NHCT Đống Đa, luận văn đã đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ toàn diện nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án tại NHCT Đống Đa.
- Hoàn thiện quy trình thẩm định và công tác thẩm định dự án. - Hoàn thiện phương pháp thẩm định.
- Hoàn thiện nội dung thẩm định.
- Đảm bảo tính độc lập trong công tác thẩm định dự án. - Cần hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin.
- Đầu tư hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại. - Đào tạo đội ngũ chuyên gia về thẩm định dự án.
- Thực hiện tốt các quy định về đảm bảo tiền vay.
- Thường xuyên thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với công tác thẩm định DA. - Phát huy vai trò tư vấn của Ngân hàng đối với chủ đầu tư dự án.
Ngoài ra. Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với NHCT Việt Nam, đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành, và với NHNN nhằm đảm bảo tính khả thi của các giải pháp đối với NHCT Đống Đa.
Với khả năng có hạn, vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp, do vậy luận văn không tránh khỏi thiếu sót nhất định, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng để hoàn thành được luận văn này. Vì vậy, rất mong được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.
Để hoàn thành bản luận văn ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Mai Văn Bạ tới các thầy cô giáo trong khoa Tài chính - Ngân hàng, khoa sau đại học của Học viện Ngân hàng, đến BLĐ chi nhánh NHCT Đống ĐA cùng các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp dỡ em hoàn thành luận văn này.