- Thẩm định các điều kiện kinh tế, xã hội khác
1.4.3. Những bài học kinh nghiệm
Từ nghiên cứu thực tế thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong các Ngân hàng nước ngồi có thể rút ra một số bài học sau:
- Về quy trình và cơng tác tổ chức thẩm định: Từ Hội sở chính đến các chi nhánh phải tuân thủ chặt chẽ quy trình thẩm định dự án. Từng cấp thẩm định phải có trách nhiệm hồn thành triệt để nội dung công việc được giao, đặc biệt là đối với các dự án vượt thẩm quyền cho vay của chi nhánh. Trước khi gửi hồ sơ dự án về Hội sở chính để thực hiện tái thẩm định thì chính nhánh cần hồn thành có chất lượng từng bước thẩm định theo quy định để đảm bảo khi hồ sơ DA gửi lên hội sở chính sẽ được giải quyết trong thời gian sớm nhất và chất lượng tốt nhất.
Cần có cơ chế uỷ quyền xem xét phê duyệt cho vay DA một cách linh hoạt đối với từng đơn vị nhằm giảm khối lượng công việc tại HSC, đồng thời nâng cao tính độc lập, tự chịu trách nhiệm của từng đơn vị.
- Về phương pháp thẩm định: Phương pháp thẩm định cần được thực hiện một cách khoa học, theo trình tự thẩm định tổng quát trước, thẩm định chi tiết sau. Để tiết kiệm thời gian đồng thời nâng cao chất lượng thẩm định cần sử dụng các phương pháp thẩm định tiên tiến, hiện đại.
- Về nội dung thẩm định: Cần đặc biệt quan tâm đến việc thẩm định tổng mức đầu tư của dự án, khơng để xảy ra tình trạng tính tốn thiếu vốn làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai DA hoặc thừa vốn dẫn đến lãng phí, tiêu cực. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải kiểm tra được định mức cũng như đơn giá thiết bị, vật liệu… được sử dụng trong DA, tính tốn được tồn bộ chi phí phát sinh theo giá trị trường tại điểm thẩm định.
Xác định chính xác tiến độ giải ngân cho DA để Ngân hàng có thể chủ động được khi lên kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn.
- Thường xuyên phân tích, đánh giá, lựa chọn cho khách hàng, ngành hàng chiến lược để có định hướng đầu tư vốn cho phù hợp theo từng thời kỳ.
- Kết thúc quá trình thẩm định DA, cán bộ thẩm định phải đưa ra được các kết luận cụ thể và hiệu quả của DA, khả năng trả nợ của DA cũng như là những khó khăn vướng mắc DA có thể gặp phải khi chính thức triển khai và cuối cùng là đưa ra được đề xuất cho vay hay không cho vay.
- Về con người: Xây dựng đội ngũ chun gia có kiến thức tồn diện và trình độ thẩm định cao được coi là yếu tố quyết định chất lượng thẩm định. Đồng thời phải có quy định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách.
Kết luận chương 1: Chương 1 luận văn đã tập trung giải quyết những
vấn đề cơ bản liên quan đến chất lượng thẩm định dự án, đó là: các vấn đề về Đầu tư và Dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thẩm định dự án đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng; sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư; kinh nghiệm của một số Ngân hàng nước ngồi. Đây chính là cơ sở, là tiền đề quan trọng để tác giả phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định dự án tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Hà Nội.
CHƯƠNG 2