Đảm bảo tính độc lập trong cơng tác thẩm định dự án:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 90 - 93)

- Thẩm định dự án vay vốn

3.2.4. Đảm bảo tính độc lập trong cơng tác thẩm định dự án:

NHCT Đống Đa còn bị động về mặt thời gian, nguồn tài liệu và chịu sự chi phối của chính quyền địa phương. Cơ chế vận hành hiện nay của ta là Uỷ ban nhân dân các cấp vừa thực hiện quản lý nhà nước về hành chính, vừa thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế và hoạt động sản xuất - kinh doanh. Hầu hết các dự án khi đến tay ngân hàng đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nhiều nơi vì lợi ích địa phương, đã ucầu các ngân hàng thương mại trong đó có NHCT Đống Đa phải cho vay với một mức vốn nhất định, mặc dù Ngân hàng chưa hề thẩm định DA,chưa biết hiệu quả của DA ra sao. Điều đó có ảnh hưởng đến tính độc lập của Ngân hàng trong thẩm định các DA đầu tư. Thẩm định của Ngân hàng mang tính chất chuyên đề, ngân hàng có quan điểm riêng khi tiến hành thẩm định các DA. Theo quan điểm của Ngân hàng, khi thẩm định DA, điều quan tâm trước tiên là các DA có nhu cầu thu hút nguồn tài chính và có khả năng tạo ra các lợi ích tài chính. Trên cơ sở phân tích dịng tiền sẽ đánh giá được tiềm năng sinh lời, nhu cầu tài chính, khả năng trả nợ… Vì vậy, khi thẩm định các DA, nếu ngân hàng theo đúng quy trình với nội dung và quan điểm của ngân hàng, thì kết quả có thể là khơng nên đầu tư và như vậy là tạo thế đối lập với chính quyền địa phương ở một mức độ nào đó về việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà việc lý giải khơng phải dễ dàng. Muốn phát huy tính chủ động và độc lập của ngân hàng trong quá trình thẩm định DA đầu tư cần thực hiện một số vấn đề chủ yếu sau:

+ Lãnh đạo chi nhánh và cán bộ thẩm định giữ vững vai trò độc lập khi xem xét thẩm định DA đầu tư.

+ Phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước với quản lý hành chính về kinh tế, tránh sự can thiệp sâu của các cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động chuyên môn của các đơn vị sản xuất - kinh doanh.

Tại chi nhánh chưa có bộ phận thu nhập, xử lý và cungcấp thông tin riêng biệt mà chủ yếu là kiêm nhiệm và được thực hiện bởi cán bộ tín dụng trực tiếp quan hệ với khách hàng. Mặt khác, do trình độ của các cán bộ thẩm định tại chi nhánh khơng đồng đều nên độ chính xác của các thơng tin này nhiều khi không cao. Trong khi đó, cán bộ thẩm định của NHCT Đống ĐA khơng phải lúc nào cũng có điều kiện thẩm định trực tiếp mức độ tin cậy của thơng tin đó.

Để có 1 hệ thống thơng tin phong phú, đa dạng với chất lượng cao, đáp ứng tốt yêu cầu thẩm định DA. Ngân hàng cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

+ Cán bộ thẩm định: Có trách nhiệm tiếp xúc với khách hàng, các kênh thông tin để thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ cho q trình thẩm định, phân tích, đánh giá rủi ro và quản lý tín dụng. Định kỳ có trách nhiệm cập nhập kịp thời các thông tin về khách hàng và môi trường kinh doanh của khách hàng vừa để phục vụ cho cơng tác tín dụng.

+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ làm công tác thông tin gắn với các cơ chế thưởng phạt nghiêm minh. Lãnh đạo bộ phận chuyên trách về thông tin tín dụng và lãnh đạo Phịng tín dụng phải chịu trách nhiệm kiểm tra, bảo đảm tính hợp lý của các thơng tin thu nhận được.

- Thông tin về định hướng đầu tư của Nhà nước, chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế; dự báo những biến động có thể xảy ra về giá cả, tỷ giá hối đối… Những thơng tin này rất cần để Ngân hàng thẩm định giá bán sản phẩm, hạch tốn chi phí sản xuất kinh doanh, xác định lãi suất ngân hàng.

- Hồ sơ pháp lý của khách hàng: Tư cách pháp nhận; cơ cấu tổ chức và điều hành của doanh nghiệp; Năng lực quản lý và trình độ học vấn, chuyên môn và kinh nghiệm điều hành của Ban lãnh đạo.

- Tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Qui mô doanh nghiệp về vốn, lao động, doanh thu thuần; các chỉ tiêu tài chính và hoạt động như khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh tốn ngắn hạn, vịng quay hàng tồn kho, hiệu quả sử dụng tài sản, nợ dài hạn, nợ phải trả…; các chỉ tiêu về thu nhập: Tổng thu nhập trước thuế/ doanh thu, tổng thu nhập trước thuế/ tổng tài sản có, tổng thu nhập trước thuế/ nguồn vốn CSH; dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

- Các thông tin về bảo đảm vay của doanh nghiệp: Phương thức bảo đảm, giá trị TSBĐ, loại TSBĐ, bằng chứng về quyền sở hữu hợp pháp đối với TSBĐ, tính thanh khoản của TSBĐ.

- Một số thơng tin phi tài chính:

+ Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp: Thời gian hoạt động, thành tựu và thất bại; tình trạng hoạt động của doanh nghiệp; uy tín và thương hiệu

+ Tình hình quan hệ tín dụng với ngân hàng: Thời gian quan hệ vay vốn với ngân hàng; Số lần vay vốn kể từ khi khách hàng bắt đầu thiết lập quan hệ tín dụng; các loại sản phẩm khách hàng đang sử dụng tại NHCT; dư nợ và thời hạn của các khoản vay tại các NHTM và NHCT; xếp hạng khoản vay của doanh nghiệp tại NHCT; số lần vi phạm về thời gian thanh toán và chậm trả các khoản nợ tại NHCT Đống Đa.

+ Tình hình sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp; môi trường kinh doanh và các yếu tố thị trường tác động đến DA và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các thông tin liên quan trực tiếp đến DA mà NHCT đang thẩm định: Định hướng, chính sách của Đảng và Nhà nước về ngành hàng, mặt hàng của DA; mức độ hiện tại của máy móc thiết bị, cơng nghệ; năng lực cạnh tranh của sản phẩm, thị trường tiêu thụ của sản phẩm; các yếu tố đầu vào; kế hoạch, chiến lược kinh doanh lâu dài của Chủ đầu tư DA.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w