Cần hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 93)

- Thẩm định dự án vay vốn

3.2.5. Cần hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin.

Như đã trình bày ở trên, thông tin là yếu tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến chất lượng công tác thẩm định.

Tại chi nhánh chưa có bộ phận thu thập, xử lý thông tin riêng biệt mà chủ yếu là kiêm nhiệm thực hiện bởi cán bộ tín dụng trực tiếp quan hệ với khách hàng. Mặt khác, do trình độ của cán bộ thẩm định tại chi nhánh không đồng đều nên độ chính xác của các thông tin nhiều khi không cao.

- Cần thành lập một bộ phận chuyên trách và cán bộ có trách nhiệm thu thập, tổng hợp phân loại và thông tin tín dụng phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng của chi nhánh.

- Cán bộ tín dụng có trách nhiệm tiếp xúc với khách hàng, các kênh thông tin để thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình thẩm định, phân tích, đánh giá rủi ro và quản lý tín dụng. Định kỳ có trách nhiệm cập nhật kịp thời các thông tin về khách hàng và đồng thời cũng chịu trách nhiệm về thông tin của mình.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ làm công tác thông tin gắn với cơ chế thưởng phạt nghiêm minh lãnh đạo phòng kinh doanh phải chịu trách nhiệm kiểm tra, bảo đảm tính hợp lý của các thông tin thu nhận được.

Có thể nói, mọi thông tin đều có lợi đối với công tác thẩm định DA. Tuy nhiên, tựu trung lại thì có một số nguồn thông tin trực tiếp phụ vụ cho công tác thẩm định DA như sau:

- Thông tin về định hướng đầu tư của Nhà nước; chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế; dự báo những biến động có thể xảy ra về giá cả, tỷ giá hối đoái… Những thông tin này rất cần để Ngân hàng thẩm định giá bán sản phẩm, hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, xác định lãi xuất của Ngân hàng.

- Hồ sơ pháp lý của khách hàng: Tư cách pháp nhân; cơ cấu tổ chức và điều hành của doanh nghiệp; năng lực quản lý và trình độ học vấn, chuyên môn và kinh nghiệm điều hành của ban lãnh đạo.

- Tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp về vốn, lao động, doanh thu thuần các chỉ tiêu tài chính và hoạt động như khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán ngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho, hiệu quả sử dụng tài sản, nợ dài hạn, nợ phải trả …, các chỉ tiêu về thu nhập: Tổng thu nhập trước thuế/ doanh thu, tổng thu nhập trước thuế/ tổng tài sản có, tổng thu nhập trước thuế/ nguồn vốn chủ sở hữu, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

- Các thông tin về bảo đảm tiền vay của doanh nghiệp: Phương thức bảo đảm, giá trị TSBĐ, loại TSBĐ, bằng chứng về quyền sở hữu hợp pháp đối với TSBĐ, tính thanh khoản của TSBĐ.

Một số thông tin phi tài chính:

+ Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp: Thời gian hoạt động, thành tựu và thất bại; tình trạng hoạt động của doanh nghiệp; uy tín và thương hiệu.

+ Tình hình quan hệ tín dụng với ngân hàng: Thời gian quan hệ vay vốn với ngân hàng; số lần vay vốn kể từ khi khách hàng bắt đầu thiết lập quan hệ tín dụng; các loại sản phẩm khách hàng đang sử dụng tại chi nhánh; dư nợ thời hạn của các khoản vay tại các NHTM và NHCT; xếp hạng khoản vay của doanh nghiệp tại chi nhánh; Số lần vi phạm về thời hạn thanh toán và chậm trả các khoản nợ tại chi nhánh.

+ Tình hình sản xuất kinh doanh; cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp; Môi trường kinh doanh và các yếu tố thị trường tác động đến DA và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Các thông tin liên quan trực tiếp đến DA mà chi nhánh đang thẩm định: Định hướng, chính sách của Đảng và Nhà nước về ngành hàng, mặt

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w