- Thẩm định các điều kiện kinh tế, xã hội khác
1.2.4.3. Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay
Các tài sản đảm bảo tiền vay là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng khơng thực hiện được. Do đó, mục đích thẩm định là tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khi phát mại phải đảm bảo dễ bán, giá trị thu được thực tế phải bù đắp đủ nợ gốc, lãi và các loại thuế theo quy định.
Khi tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo Ngân hàng cần quan tâm: - Giá trị thực tế của tài sản bảo đảm
- Tính pháp lý của tài sản bảo đảm: Giấy tờ sở hữu, có tranh chấp khơng? - Khả năng chuyển nhượng
- Khả năng biến động, xuống cấp, hư hỏng, giảm giá
Thẩm định tài sản thế chấp phải được thực hiện hàng năm để bảo đảm có thể dự tốn được giá trị xác thực nhất và bảo đảm rằng giá trị tài sản đảm bảo có khả năng bù đắp được khoản vay chưa trả của khách hàng.
Trong trường hợp thẩm định tài sản thế chấp vượt quá khả năng của cán bộ tín dụng thì cần phải th các cơ quan chức năng hoặc các chuyên gia hiểu biết về lĩnh vực đó để thẩm định.
Lập tờ trình kết quả thẩm định
Sau khi đã thẩm định đầy đủ các phương diện nêu trên, cán bộ tín dụng có thể đưa ra được quyết định cho vay hay khơng và lập báo cáo tài chính, thường gọi là tờ trình thẩm định để trình lên cấp trên giải quyết cho vay hoặc lập công văn trả lời đơn vị nếu xét thấy dự án không đủ điều kiện vay vốn.
Tờ trình thẩm định cho vay trung và dài hạn thường bao gồm các nội dung sau:
- Thẩm định khách hàng vay vốn: Thẩm định năng lực pháp lý; Lịch sử phát triển , khả năng tài chính, khả năng quản lý của khách hàng.
- Thẩm định dự án đầu tư: Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án: Thẩm định sự cần thiết của dự án; Thẩm định phương diện thị trường; phương diện kỹ thuật, tổ chức sản xuất và quản lý; Thẩm định phương diện kinh tế – tài chính; Phương án cho vay, thu nợ.
- Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay.
- Kết luận và ý kiến đề xuất của cán bộ tín dụng - Kết luận và kiến nghị của lãnh đạo phịng tín dụng
- Quyết định của Hội đồng tín dụng/ Giám đốc Ngân hàng cho vay (hoặc người được giám đốc uỷ quyền)
Kết quả thẩm định dự án đầu tư nhất thiết phải trình bày một cách đầy đủ, chi tiết các nội dung kể trên.