- Thẩm định dự án vay vốn
3.2.9. Thường xuyên thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với công tác thẩm định DA
thẩm định DA
CN NHCT Đống Đa cần phải được tiến hành cùng với các bước kiểm tra tương ứng với các giai đoạn phát sinh cho đến khi kết thúc quá trình thẩm định, bao gồm 3 giai đoạn:
Kiểm soát trước: Giai đoạn này dựa vào sự thành thạo về quy chế mà tiến hành kiểm tra, mục đích phát hiện ra những điểm bất hợp lý của nghiệp vụ thẩm định trước khi thực hiện, cụ thể:
+ CBTD đã hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ các điều kiện vay vốn Ngân hàng theo cơ chế tín dụng hiện hành chưa?
+ Hồ sơ vay vốn có chắc chắn do khách hàng tự lập không? CBTD chỉ giải thích hay hướng dẫn, không được làm thay.
+ Bộ hồ sơ khách hàng đã đầy đủ và hợp lệ chưa?
+ CBTD đã tiến hành điều tra, thu thập đủ thông tin cần thiết chưa?
Kiểm soát trong khi cho vay: Tác dụng của giai đoạn này là giám sát quá trình thực hiện, hạn chế những thiếu sót, thực hiện không đúng trình tự nghiệp vụ, sai sót về thủ tục … nhằm ngăn chặn kịp thời những thiệt hại sau này, việc kiểm tra nên tập trung vào:
+ CBTD đã thẩm định khách hàng cẩn thận chưa?
+ Phương án hoặc dự án vay vốn có được đánh giá kỹ lưỡng không? + Trong quá trình thẩm định, CBTD có những khó khăn nào cần sự phối hợp nghiệp vụ, đã có hướng giải quyết khó khăn chưa?
+ CBTD có kết hợp thẩm định trên giấy tờ kiểm tra thực tế không?
+ Thẩm định TS cầm cố, thế chấp có gì sở hở, thiếu cảnh giác khác không?
Kiểm soát sau: được thực hiện khi nghiệp vụ thẩm định về cơ bản đã được hoàn thành, kiểm tra hồ sơ, chứng từ, rà soát lại tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ ở giai đoạn trước. Mục đích, phát hiện ra những hiện tượng bất thường trong nghiệp vụ đã hoàn thành, đảm bảo tính đúng đắn trước khi ra quyết định cho vay.
Yêu cầu đối với người làm công tác kiểm tra, kiểm soát phải là người có kinh nghiệm, nắm rõ tường tận quy chế, quy trình thẩm định, có óc quan sát
tinh tế, là người thận trọng và khéo léo bởi kiểm tra, kiểm soát nhưng phải tránh được sự phiền hà. Công tác kiểm tra, kiểm soát phải có ý nghĩa dụ phòng nhiều hơn là xử phạt.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT, NHCT Đống Đa phải tiến hành đồng thời các giải pháp nêu trên. Tuy nhiên, để đạt được điều đó còn phải có sự đóng góp của các nhân tố khác không thuộc phạm vi kiểm soát của Ngân hàng, đó là sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành có liên quan trong việc ban hành các chính sách cũng như những quy chế cho toàn ngành.