- Thẩm định các điều kiện kinh tế, xã hội khác
1.4.1.1. Ngân hàng Thế giới (World Bank)
Kinh nghiệm của Ngân hàng Thế giới về những thành công lớn ở các dự án mà họ đã đầu tư liên doanh hoặc tài trợ phần lớn do kết quả của bước thẩm định có chất lượng cao. Đồng thời họ cũng chỉ ra rằng việc thẩm định sẽ không có hiệu quả nếu dự án chỉ được xem xét đánh giá một cách phiến diện, dàn trải. Ngân hàng thế giới đã xây dựng cho mình một đội ngũ chuyên gia phản biện cho từng lĩnh vực, từng ngành nghề chuyên sâu đảm bảo cho công việc thẩm định được chặt chẽ và toàn diện, hơn nữa còn hỗ trợ tư vấn cho khách hàng trong các lĩnh vực khách hàng đầu tư. Với những lĩnh vực mà đội ngũ nhân viên Ngân hàng không đảm trách được hoặc không chuyên sâu, Ngân hàng có thể thuê thêm các chuyên gia tư vấn để đánh giá đầy đủ bốn khía cạnh của dự án; kinh tế; tài chính; kỹ thuật và thể chế.
Trong qúa trình thẩm định cần đặc biệt chú ý đến thời điểm chi vốn và khả năng sinh lợi từ dự án đồng thời dự báo các xu thể có thể xảy ra trong
tương lai ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của dự án để từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Một dự án được lựa chọn khi nó đảm bảo được yêu cầu lợi ích của những bên tham gia đầu tư và lợi ích chung đối với xã hội, ở mỗi giai đoạn chu kỳ dự án cần phải có sự phối hợp kiểm tra đánh giá, xếp loại dự án, nhằm đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng các bản thiết kế và các bản thoả thuận.
Các dự án sau được xây dựng và thẩm định dựa trên kinh nghiệm của các dự án trước trong cùng một thời gian. Cứ như vậy, các bài học kinh nghiệm được đưa vào việc thiết kế và chuẩn bị cho các dự án tương lai.
1.4.1.2. Citi Bank
- Để hoạt động đầu tư tín dụng đạt được hiệu quả cao nhất, khâu đầu tiên cần quan tâm đó là cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý tín dụng. Cơ cấu tổ chức quản lý tín dụng hợp lý phải đảm bảo gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, đảm bảo tổ chức điều hành công việc hiệu quả; chức năng của các bộ phận không trùng lặp, trách nhiệm cá nhân được phân định rõ ràng; năng lực quản lý tín dụng đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng, đặc biệt là trình độ phân tích, thẩm định tín dụng, theo dõi và giám sát khách hàng vay vốn và quản lý nợ có vấn đề.
- Nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cán bộ làm công tác tín dụng: Cá nhân, tập thể được phân cấp uỷ quyền quyết định cấp tín dụng tự chịu trách về quyết định của mình, hoàn toàn tự chủ trong quá trình xem xét cho vay dự án. Trách nhiệm cảu từng cá nhân trong quy trình tín dụng phải được phân định rõ ràng. Cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín dụng và cán bộ có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân trong phần việc được
giao. Mỗi cá nhân tự chịu trách nhiệm về những sai sót chủ quan của bản thân mình trong quá trình thực hiện thẩm định dự án đầu tư.
- Thường xuyên phân tích, lựa chọn khách hàng chiến lược, ngành hàng chiến lược để có chiến lực đầu tư vốn đảm bảo hiệu quả, hạn chế tháp nhất rủi ro có thể xảy ra.
- Khi tiến hành thẩm định dự án thì việc tính toán các chỉ tiểu đánh giá hiệu quả tài chính DA đầu tư được coi là yếu tố quan trọng nhất để Ngân hàng xem xét tài trợ hay không tài trợ cho vốn dự án chứ không phải là yếu tố thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay như thực tế vẫn thường xảy ra tại các Ngân hàng thương mại trong nước do ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý của cán bộ tín dụng.
- Thẩm định khả năng trả nợ của DA là nội dung khá quan trọng đối với Ngân hàng. Xét về bản chất thì khả năng trả nợ của DA phụ thuộc nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của bản thân DA.
Có thể tính nguồn trả nợ của DA theo công thức sau: Nguồn trả nợ năm
thứ I của DA =
% Lợi nhuận sau thuế nắm thứ I của DA +
Khấu hao năm thứ I của DA
Một số điểm cần chú ý khi xác định nguồn trả nợ của DA:
Một là, lợi nhuận sau thuế không thể dùng toàn bộ để trả nợ Ngân hàng. Trên thực tế, thường chỉ có thể sử dụng khoảng 50 – 70% lợi nhuận sau thuế để làm nguồn trả nợ vay.
Hai là, trong quá trình lập DA, doanh nghiệp thường có xu hướng điều chỉnh mức khâu hao của tài sản cố định theo chiều hướng có lợi để đảm bảo thời gian vay vốn theo dự kiến của doanh nghiệp. Do đó, ngân hàng cần thẩm định hết sức kỹ càng, kiểm tra để đảm bảo mức trích lập khấu hao được thực hiện đúng quy định mà vẫn hợp lý, đảm bảo rút ngắn thời gian vay vốn Ngân hàng.
Ba là, doanh nghiệp luôn có xu hướng muốn kéo dài thời gian trả nợ, ngược với ý muốn của Ngân hàng. Do vậy, cần tính toán thời gian trả nợ sao cho hài hoà hợp lý để đảm bảo lợi ích của cả hai bên dựa trên cơ sở tính đúng, tính đủ các nguồn trả nợ thực tế.