Tiểu kết Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Phân tích nguồn gốc từ vựng tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 (Trên tư liệu một số tác phẩm đã công bố) Luận văn ThS. Ngôn ngữ học (Trang 68)

7. Bố cục của Luận văn

2.4.Tiểu kết Chƣơng 2

Trong chương 2, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và nhận diện các lớp từ vựng TVNB có nguồn gốc khác nhau ở 04 tư liệu được xuất bản trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, bao gồm: 1-Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876) của

Trƣơng Vĩnh Ký, 2-Truyện thầy Lazaro Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản, 3-

Nghĩa hiệp kỳ duyên (1920) của Nguyễn Chánh Sắt, 4-Ai làm được (1922) của Hồ Biểu Chánh. Qua đây, chúng tôi có một vài nhận xét như sau:

- Về sự phân bố các lớp từ: Chúng xuất hiện trong các tác phẩm tương đối đồng đều nhau về nguồn gốc, không bị chênh lệch quá nhiều. Bốn tác phẩm đều có cả lớp từ thuần Việt lẫn lớp từ vay mượn. Lớp từ vay mượn gốc Hán với 04 nhóm nhỏ là từ cổ HV, từ HV, từ HVVH, từ HPN và lớp từ vay mượn gốc Pháp; số còn lại có các nguồn gốc khác.

- Số lượng các từ thuần Việt được ưu tiên sử dụng hơn hẳn nên có TSXH cao.

có phương tiện đắc lực là chữ Quốc ngữ. Trong những từ tiếng Pháp được mượn thời kỳ này đều chưa xuất hiện các từ vựng khoa học - kỹ thuật. Nó chứng minh cho sự thất bại ngay từ đầu của thực dân khi có ý định đồng hóa người Việt, dùng tiếng Pháp, chữ Pháp để thay thế cho chữ Quốc ngữ trong giới văn nghệ sỹ.

Mặc dù cả 04 tác phẩm đều do các tác giả miền Nam viết nhưng Nghĩa hiệp kỳ duyên, Ai làm được được của Nguyễn Chánh SắtHồ Biểu Chánh dùng ngôn ngữ Nam Bộ nhiều và hiệu quả hơn cả. Có lẽ đó cũng là cách mà các tác giả sau này bước tiếp để mở đường tiến tới nền văn xuôi hiện đại.

- Các từ vay mượn gốc Hán có số lượng nhiều nhưng xuất hiện không vượt trội

bằng từ thuần Việt nên có TSXH trung bình xếp thứ 2. Nhóm từ HV chiếm tỷ lệ cao nhất trong lớp từ này. Nó phân bố khắp các lĩnh vực, tập trung vào những từ chỉ quan chức, đơn vị hành chính, đơn vị đo hay các từ phục vụ cho sinh hoạt, văn hóa đời sống.... Điều này hoàn toàn phù hợp với tính hình thực tế khi mà tại thời điểm đó, tiếng Việt vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ tiếng Hán sau cả nghìn năm đô hộ. Trong khi đó, tiếng Pháp lại không thể cạnh tranh để đẩy lùi sức ảnh hưởng của tiếng Hán để thay thế lớp từ vựng văn hóa. Do đó, nó chỉ có thể vào TVNB bằng chính lợi thế của mình thông qua những từ ngữ hiện đại chỉ các phương tiện đi lại như xe cộ, tàu bè, tên quốc gia hay một số chức vụ của quan chức thời Pháp thuộc...

- Từ vựng TVNB được nhận diện là sự đa dạng trong thống nhất. Sự đa dạng khiến cho TVNB giống như một “cô gái trẻ”, hiện đại, nhiều màu sắc nhưng lại rất đỗi tinh tế. Sự thống nhất làm nên một TVNB đặc trưng trong lòng hệ thống chung của tiếng Việt để nó không bị khác biệt.

Chương 3: NHẬN XÉT BƢỚC ĐẦU VỀ ĐẶC ĐIỂM NGUỒN GỐC CÁC LỚP TỪ VỰNG TVNB TỪ CUỐI THỂ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945

Như chúng tôi đã đề cập ở phần trước, từ thuần Việt là bộ phận từ vựng cơ bản trong vốn từ tiếng Việt, chỉ tên các sự vật và các hiện tượng cơ bản nhất của tự nhiên và xã hội. Chắc chắn, chúng đã có từ rất lâu trong tiếng Việt, trước cả khi có quá trình tiếp xúc Việt - Hán. Đa số các đơn vị trong vốn từ này có quan hệ họ hàng với các ngôn ngữ Môn - Khmer và tiếp xúc với các ngôn ngữ Tày - Thái.

Quá trình vay mượn từ ngữ của một ngôn ngữ diễn ra thường xuyên và theo quy luật khách quan. Vì thế trong một ngôn ngữ thường có sự phát triển song hành của các từ ngữ vay mượn và các từ bản địa. Quá trình này đồng thời cũng là quá trình đồng hóa các từ ngữ về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa. Nó biểu thị sự tích cực sáng tạo của người bản ngữ đối với ngôn ngữ được mượn để tạo nên tính chất thuần nhất trong bản ngữ. Khi từ vay mượn thực sự trở thành đơn vị từ vựng của ngôn ngữ “đồng hóa”, có nghĩa là quá trình vay mượn đã được hoàn tất. TVNB cũng không nằm ngoài quy luật đó. Do những đặc điểm về địa lí - lịch sử - văn hóa của khu vực, trong vốn từ Nam Bộ có một bộ phận lớn các từ ngữ vay mượn. Các yếu tố vay mượn đó tạo nên sắc thái ngôn ngữ riêng cho ngôn ngữ vùng và làm giàu thêm vốn từ dân tộc. Theo đó, TVNB có sự khác biệt với tiếng Việt ở các miền khác trên cả 3 phương diện: ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp. Để tìm hiểu rõ cho những điều vừa nêu, chương 3 của Luận văn sẽ trình bày đặc điểm của những lớp từ vựng TVNB từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, qua đó thấy được vai trò của chúng trong quá trình phát triển tiếng Việt. Dưới đây là bảng tổng hợp TSXH các nguồn gốc khác nhau của từ vựng TVNB ở giai đoạn này.

Bảng 3.1 - TSXH của các lớp từ vựng TVNB

Từ thuần Việt Từ vay mƣợn Từ

gốc khác Gốc Hán Gốc Ấn - Âu Cội nguồn Bản địa HV cổ HV HVVH HPN Gốc Pháp Khác 806 1916 74 1686 28 44 77 4 258 16,47% 39,16% 1,51% 34,46% 0,57% 0,90% 1,57% 0,08% 5,27%

Một phần của tài liệu Phân tích nguồn gốc từ vựng tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 (Trên tư liệu một số tác phẩm đã công bố) Luận văn ThS. Ngôn ngữ học (Trang 68)