TVNB bảo lưu hình thức ngữ âm cổ

Một phần của tài liệu Phân tích nguồn gốc từ vựng tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 (Trên tư liệu một số tác phẩm đã công bố) Luận văn ThS. Ngôn ngữ học (Trang 72)

7. Bố cục của Luận văn

3.1.2.TVNB bảo lưu hình thức ngữ âm cổ

Điều đáng quý là, TVNB không những vẫn còn lưu giữ các từ Việt cổ mà còn lưu giữ cả hình thức ngữ âm cổ của nó. Đây là hình thức ngữ âm đặc thù của người dân từ vùng Trung Bộ đổ vào. Những từ này xuất hiện lặp lại rất nhiều lần trong tác phẩm, có thể kể đến như: mầng (mừng), cỡi (cưỡi), từng (tầng), trợt (trượt), vô

(vào), giựt (giật), ngửng (ngẩng), liêm (lim), chi (gì), chưởi (chửi), ngấc (ngước),

biểu (bảo), bâng (bưng)... Cách phát âm này tạo ra những cặp đối ứng ngữ âm giữa

TVNB với tiếng Việt toàn dân. Cụ thể là:

- Đối ứng nguyên âm đôi và nguyên âm đơn ươ -> ơ/â như: trợt/trượt, cỡi/cưỡi,

ngấc/ngước... Trường hợp này xảy ra khi các nguyên âm đôi đứng trước phụ âm cuối /k/, /t/ hoặc /i/.

- Đối ứng nguyên âm đơn với nguyên âm đôi như ư -> ươ trong chưởi/chửi, i ->

iê trong liêm/lim hay triều mến/trìu mến; u -> uô trong xuôi giục/xúi giục hay bồng lái/buồng lái.

- Đối ứng nguyên âm đôi với nguyên âm đôi như ươ -> iê trong tiêm tất/tươm tất, uô -> uâ trong quấc/quốc, xao xiến/xao xuyến...

- Đối ứng nguyên âm đôi với nguyên âm đơn như iê -> ê trong đều/điều,... - Đối ứng nguyên âm đơn chính giữa với nhau như trường hợp â -> ư, u -> ơ, ơ

mừng/mầng, vưng/vâng, dưng/dâng, vừng/vầng, cổi/cởi, hốt tốc/hấp tấp, chấp/chắp, chíp/chép, bới/búi, gặc/gật...

- Đối ứng giữa phụ âm với nhau như sự chuyển đổi phụ âm đầu nh -> d/z trong

dòm/nhòm, v -> ch trong chí như/ví như hay sự chuyển đổi giữa các cặp phụ âm tắc

vô thanh /t/ -> /k/ và phụ âm xát hữu thanh /ng/ -> /n/ trong ắc/ắt, dắc/dắt,

cuồn/cuồng, giặt/giặc, phăn phăn/phăng phăng...

Từ các cặp đối lập trên chúng tôi thấy, hình thức ngữ âm cổ tiếng Việt không xảy ra đồng loạt theo trường từ vựng mà chỉ xảy ra lẻ tẻ ở một vài nhóm. Nhưng chúng lại có độ “phủ” trên phạn vi tương đối rộng, chủ yếu là các từ đơn tiết. Sự đối ứng thường xảy ra ở phần vần (nguyên âm đơn và nguyên âm đôi) và số ít xảy ra với các phụ âm đầu và cuối. Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết những trường hợp này đều thuộc lớp động từ và danh từ. Chúng đa số vẫn giữ nguyên cấu trúc của từ toàn dân. Phụ âm đầu, phụ âm cuối, phần vần và thanh điệu vẫn giữ nguyên hình thức lẫn chức năng, phần vần chỉ bị thay thế bởi một “đơn vị” khác nhưng có chức năng tương đương.

3.1.2. Đặc điểm về bình diện từ vựng - ngữ nghĩa

Trong lớp từ thuần Việt, ngoài các từ chỉ văn hóa nghệ thuật dân gian Bắc Bộ như đã nhận diện ở chương 2, các từ đặc trưng Nam Bộ chiếm tỷ lệ sử dụng rất cao. Điều này phần nào nói lên tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu tiếng Nam Bộ của các nhà văn thời điểm đó. Nổi lên trong lớp từ này là những từ mang đặc trưng văn hóa sông nước và thể hiện đời sống, tính cách, bản chất của con người Nam Bộ.

 Nhóm từ mang đặc trưng văn hóa sông nước:

+ Phản ánh địa hình sông nước: sông, bàu, xuồng, mương đào, bạn đò...

+ Diễn tả các hiện tượng của vùng sông nước: nước lớn, nước ròng, con

nước, dẫy (dâng lên)...

+ Tên gọi phương tiện di chuyển trên sông nước: ghe, ghe bầu, ngả (ngã ba), xuồng, trẹt...

 Nhóm các từ thể hiện tính cách, bản chất con người Nam Bộ:

Cậy (nhờ), vùng (bỗng nhiên), day (quay lại), dạy (sai bảo), ráng (cố gắng), bộ (giả vờ), sấp (trở về), bợ ngợ (ngập ngừng), ươn yếu (ốm yếu), cột (ép buộc), bấy (lo sợ), trớ (né tránh), bẩy (rất giận), cà nhắc (khập khiễng)...

Số các từ thể hiện đời sống, tính cách, bản chất con người Nam Bộ được sử dụng với tần số tương đối cao. Điều này thể hiện ở việc chúng xuất hiện nhiều lần trong các tác phẩm với số lượng lớn. Về phương diện diễn đạt, chúng cũng không phải là những từ hoa mĩ, bóng bẩy nên đọc một lần là có thể hiểu được. Điều này rất đúng với thực tế tính cách thẳng thắn, bộc trực, chất phác... của con người Nam Bộ.

3.1.3. Đặc điểm về bình diện ngữ pháp

Trên bình diện ngữ pháp, về cơ bản, TVNB không có khác biệt lớn so với tiếng Việt ở các vùng còn lại. Nhưng có một số hiện tượng đặc trưng đáng lưu ý như sau:

Lược bỏ đại từ “Ấy”

Trong tiếng Việt, “ấy” là một đại từ đi liền sau danh từ để biểu thị một không gian, thời gian, sự vật hoặc con người khiếm diện khi hội thoại diễn ra: "bên ấy", "hôm ấy", "cái ấy", "ông ấy"... Khi xuất hiện trên văn bản viết, đại từ “ấy” thường

được ghi là "ấy", hoặc đôi khi là "í". Nhưng trong thực tế hội thoại, tất cả tiếng Việt ở miền Bắc, Trung, Nam đều nhược hoá đại từ này. Ở phía Bắc, Trung, “ấy” thường bị nhược hoá thành âm tiết “í”, phát âm không có trọng âm: bên í, hôm í, cái í, ông í... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong TVNB, “ấy” càng bị nhược hoá mạnh hơn, hoà nhập hẳn vào danh từ đứng trước dưới dạng “thanh điệu HỎI”. Bằng cách này, TVNB đã hình thành một nhóm đại từ có nghĩa khiếm diện mang thanh hỏi, không có trong tiếng Việt ở miền Bắc và miền Trung. Trong giai đoạn chúng tôi khảo sát, trường hợp này xảy ra ở các nhóm từ xưng hô thân mật, danh/trạng từ chỉ thời gian hoặc không gian. Cụ thể là:

+ Nhóm từ xưng hô thân mật: chị ấy -> chỉ, anh ấy -> ảnh, cô ấy -> cổ, chị ấy -

> chỉ, thầy ấy -> thảy, bà ấy -> bả, đằng ấy -> đẳng...

Và giữa những người trong gia đình, họ hàng, làng xóm hoặc quan hệ thân mật với nhau, người Nam Bộ dùng các đại từ này để xưng hô trong giao tiếp chứ rất ít khi gọi bằng tên.

+ Nhóm các danh/trạng từ chỉ thời gian và không gian: hôm ấy -> hổm, trong ấy

-> trỏng, bên ấy -> bển, ngoài ấy -> ngoải, ...

Những cách nói này có liên quan đến cấu tạo từ mà trong bài này, chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu hơn.

Từ xưng gọi

Trong gia đình, ngoài xã hội, người Nam Bộ có thói quen dùng “thứ” kết hợp với “tên” để xưng gọi, thậm chí còn lược luôn tên, chỉ gọi bằng “thứ”, chẳng hạn như: cô Hai (cách xưng hô của người giúp việc với con gái đầu của ông chủ), chị Hai (cách xưng hô của người em với chị gái đầu), con Hai (cách xưng hô của cha,

mẹ với con người gái đầu)...

Sử dụng phó từ và ngữ khí từ đặc thù

Bên cạnh các phó từ chỉ mức độ dùng chung với miền Bắc như thật, rất, lắm, quá, TVNB còn sử dụng các phó từ chỉ mức độ đặc thù như: thiệt, hung, dữ,... để nhấn mạnh cho điều mình nói ra.

TVNB không sử dụng các ngữ khí từ thường gặp ở miền Bắc như hở, ư, nhỉ, nhé, cơ, ạ, ồ, ôi, giời ôi, thảo nào, bỏ bu... Thay vào đó, nó sử dụng các ngữ khí từ

đặc thù Nam Bộ: đa, hôn, hông, a, dữ ác hôông, chết cha, chứ bộ...

Ví dụ: “Tôi lật đật mài một chút mà cho uống thử đó đa” [4, tr. 77], hoặc “Cháu

qua sớm dữ hôn? Có cha cháu ở nhà hay không?” [4, tr. 71].

Sử dụng thán từ

Những từ này thường để biểu thị trạng thái ngạc nhiên hoặc tức giận như: ủa, úy,

cha chả....

Ví dụ: “Tôi thấy viên đạn gần trúng tôi thì tôi giận quá sức cho nên sự tôi hềm

thù thầy Liểu lại càng thêm nữa. Tôi liền la rằng: “Cha! Chả! Nó cự bây! Bắn! [2,

tr. 36].

3.1.4. Đặc điểm về sự biến đổi nghĩa

Biến đổi là một quy luật vận động khách quan của các sự vật, hiện tượng. Đó có thể là sự mất đi hoặc phát triển lên. Nghĩa của từ vựng trong ngôn ngữ cũng như vậy. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, để làm giàu cho vốn từ, ngữ nghĩa của từ vựng có thể thay đổi phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài ngôn ngữ.

Trong quá trình khảo sát các tác phẩm, Luận văn thấy sự biến đổi nghĩa của từ vựng TVNB giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 xuất hiện cả 2 hướng: mở

rộng nghĩa thu hẹp nghĩa. Theo đó, mở rộng nghĩa tức là mở rộng thêm thuộc

tính mà từ biểu thị (nét nghĩa đã có thêm một sở chỉ), thu hẹp nghĩa tức là từ bị bớt đi thuộc tính mà nó biểu thị hoặc nét nghĩa nào đó bị hạn chế phạm vi sử dụng. Đây

cũng là hướng chúng tôi sẽ áp dụng khi xem xét quá trình phát triển của từ vựng TVNB ở chương này.

Mở rộng nghĩa

Ở hướng này, chúng tôi gặp các trường hợp như: lộn (trộn lẫn với nhau), dưng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(dâng), kềm (giữ lại)....

Ví dụ: Rồi hai mẹ con ôm chèo kềm lái cho vững… [1, tr. 10]

Theo TĐVBL [59, tr. 123], kềm đồng nghĩa với kìm/cái kìm - danh từ; nhưng cái

kìm là gì thì Alexandre De Rhodes lại không giải thích chi tiết. Còn từ kềm ở ví dụ đã nêu là một động từ chỉ hành động của con người với nghĩa là “kìm lại, giữ lại”, được Trƣơng Vĩnh Ký sử dụng trong tác phẩm Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi

(1876). Đối chiếu trong ĐNQATV của Huỳnh Tịnh Của [10, tr. 471] thì kềm cũng là kìm nhưng có 2 chức năng từ loại: kềm (danh từ) là “đồ bằng sắt, có hai vế để có

thể kẹp lại và bóp lại”; kềm (động từ) là “kẹp lại, câu thúc”. Như vậy, rõ ràng ở thời điểm của Việt - Bồ - La, nghĩa thứ hai của kềm chưa hề xuất hiện.

Đến ngày nay, trong TĐTNNB, kềm vẫn giữ nguyên 2 nghĩa trên nhưng được giải thích chi tiết và dễ hiểu hơn: kềm /ke:m2, /ki:m2/ 1.(dt) kìm, vật dụng bằng kim loại có hai càng và mỏ dùng để giữ cho chặt. 2.(vt) kìm lại, giữ lại, dùng tay giữ chặt một vật không để có sự di chuyển, vận động [42, tr. 663].

Thu hẹp nghĩa

Ở hướng này, chúng tôi có các trường hợp như: từng (tầng), cậy (nhờ), coi (xem, đọc, trông nom...),...

Xét trường hợp của từ cậy, chúng tôi thấy: Trong giai đoạn khảo sát, cậy có hai nghĩa 1-nhờ, 2-một chức vụ trong quân đội. Sau đây là ví dụ cụ thể:

- Cho lính xuống soát, nó cự không cho, gặp tây làm chưởng đình đính kêu cậy

xuồng với lính mà đem ba đứa con gái lên [1, tr. 32].

- “Chúng tôi cậy vì danh Chúa nhơn từ cho linh hồn Lazaro Phiền đặng lên chốn

nghỉ nghơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng” [2, tr. 30].

TĐVBL và ĐNQATV không thấy giải thích hai từ này. Tuy nhiên, trong VNTĐ, Hội Khai Trí Tiến Đức lại chú thích cậy có hai nghĩa là “nhờ, mượn” và

“dùng vật cứng nạy cho bung ra” [42, tr. 291]. Như vậy, đến nay, cậy đã hoàn toàn mất nghĩa là “một chức quan trong quân đội” như ở ví dụ đã đưa ra.

Thay đổi nghĩa

Ngoài việc mở rộng nghĩa và thu hẹp nghĩa, quá trình biến đổi nghĩa của từ vựng TVNB còn có trường hợp thay đổi nghĩa. Thay đổi nghĩa của từ là sự mất đi nghĩa gốc của nó, thay vào đó là nghĩa hoàn toàn mới. Nghĩa mới này có thể không có mối tương quan nào với nghĩa ban đầu. Chẳng hạn như: rông (chơi, thăm thú), lận

(lần theo), nhà trò (ả đào), táp (tái), thảy (tất thảy), tới lui, vầy, giặm...

Ví dụ: Sau hết xuống tới cổ kiềng là cái miệng xuống hang dưới nữa, nó như miệng giếng, phải nghiêng mình lận theo thì xuống mới đặng [1, tr. 26].

Lận - theo ĐNQATV là “làm gian, ăn gian, gạt gẫm” [10, tr. 539], theo VNTĐ

là “dắt, nhét”, “lừa gạt”, “keo bẩn” [20, tr. 299], theo TĐTNNB là “1. Lộn, lật ngược lại; 2. Nhét, giấu kĩ trong người để mang theo; 3. Qua (trở lại), đi (trở về); 4. Ăn gian, lừa gạt, chơi không đang hoàng, thiếu trung thực...[42, tr. 735].

Như vậy, đến ngày nay, lận được phát triển thêm một số nghĩa mới nhưng hoàn toàn mất nghĩa “lần theo” như đã sử dụng ở ví dụ.

Qua những phân tích, miêu tả ở trên có thể thấy rằng, biến đổi nghĩa (mở rộng nghĩa, thu hẹp nghĩa, thay đổi nghĩa) là một xu hướng tất yếu của từ vựng trong quá trình phát triển. Nó phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu biểu đạt trong giao tiếp của con người tại một thời điểm lịch sử nhất định. Điều này thể hiện tư duy, sáng tạo và chọn lọc của con người trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ.

3.2. Đặc điểm của lớp từ vay mƣợn gốc Hán

3.2.1. Đặc điểm lớp từ Hán Việt cổ

Lớp từ này xuất hiện không nhiều, 74 lần, chiếm 1,51% tổng số lần xuất hiện của các từ vựng TVNB. Đây là những từ xuất hiện trong bối cảnh xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân phương Bắc “trong trạng thái xã hội song ngữ”.

Cho đến nay, số lượng chúng được nhận diện là rất ít, lại không có cách đọc riêng. Vì thế, việc xác định số lượng, nguồn gốc cũng như miêu tả là một việc không dễ dàng. Sau đây, chúng tôi xin được mô tả một số từ thuộc lớp từ HV cổ của TVNB giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, áp dụng kết quả nghiên cứu về lớp

từ này của tác giả Vƣơng Lực trong Hán Việt ngữ nghiên cứu do Nguyễn Văn Khang đã trích dẫn [28, tr. 217-225].

Cổ HV HV Giải thích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của Vƣơng Lực Hình thức

buồng phòng Cổ trùng thần âm

cải giới Cổ thanh mẫu

đủ túc Từ tiếng Thái, ngờ là gián tiếp mượn qua tiếng Hán.

Cổ thiệt đầu âm

lầu lâu Cổ thanh điệu

mày mi Cổ thanh điệu

ngà (ngà voi) nha Cổ thanh mẫu

san sơn Cổ vận mẫu

Nói về từ HV cổ, Vƣơng Lực dùng cụm từ “cổ Hán Việt ngữ”. Để xác định các từ này, ông “lấy âm cổ tiếng Hán (Hán ngữ cổ âm) làm căn cứ”, bằng cách vận dụng việc phân tích cách phát âm của tiếng Hán trung cổ trong “Đẳng vận học”

[28, tr. 211 - 212]. Theo cách xác định đó, những từ như đã nêu ở bảng trên được cho là từ cổ HV là bởi chúng có mối quan hệ về ngữ âm so với các từ HV, chẳng hạn như: thanh mẫu là âm đầu, thiệt âm là âm đầu lưỡi, tắc; trùng thần là âm môi -

môi và vận mẫu là vần.

Vƣơng Lực cho rằng “cái gọi là cổ Hán Việt ngữ là chỉ các “âm tự” lẻ tẻ nhập vào khẩu ngữ tiếng Việt trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam. Thời kỳ này đại loại trước Trung Đường. Chúng là một hình thức ngôn ngữ cổ hơn Hán Việt ngữ” [28, tr. 215]. Và do tính đồng hóa cao nên cổ HV ngữ đã hòa nhập vào trong tiếng Việt thì sẽ vĩnh viễn không bị mất. Bởi vì dạng ngôn ngữ cổ HV (cổ Hán Việt ngữ) này đã không có chức năng giao tiếp nữa mà hòa vào tiếng Việt.

3.2.2. Đặc điểm của lớp từ Hán Việt

Lớp từ này được coi là “bộ phận chủ yếu” trong các từ vay mượn tiếng Việt nói chung và trong các lớp từ vay mượn gốc Hán nói riêng. Trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 nó chiếm 34,46%. Đây là lớp từ không chỉ chiếm số lượng lớn mà còn được tiếp nhận một cách có hệ thống để giúp tiếng Việt biểu đạt các khái niệm còn thiếu hoặc khái niệm mới chưa có trong vốn từ của mình.

3.2.2.1. Hình thức vay mượn của từ Hán Việt

Các từ HV du nhập vào TVNB theo cả hai hình thức vừa lẻ tẻ, vừa theo nhóm,

vừa ở cả loại từ đơn tiết và đa tiết. Việc du nhập lẻ tẻ các từ HV bổ sung cho TVNB những khái niệm mới còn thiếu ở nhiều lĩnh vực. Việc du nhập theo nhóm các từ HV bổ sung cho TVNB nói riêng và tiếng Việt nói chung những trường từ vựng - ngữ nghĩa mới mà chúng tôi đã thống kê chi tiết ở phần chương 2, như các từ chỉ chức vụ,

các từ liên quan đến việc xử án, các từ liên quan đến chính trị - quân sự hoặc là:  Các từ liên quan đến bệnh tật, sức khỏe, sinh tử: ác sang, an hảo, tráng, cửu

tuyền, tri thiên, bỉ thới (bĩ cực thái lai), bóng xế, vô thường, chẩn cứu, kỳ nam..

 Các từ nói về phụ nữ: cốt cách, liễu bồ, tràng mạng, trinh tiết, vương phi, vu

Một phần của tài liệu Phân tích nguồn gốc từ vựng tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 (Trên tư liệu một số tác phẩm đã công bố) Luận văn ThS. Ngôn ngữ học (Trang 72)