7. Bố cục của Luận văn
3.2.2.3. Đặc điểm về hình thá i cấu trúc của từ
Sự thay đổi về chức năng ngữ pháp
Khi xâm nhập vào hệ thống từ vựng của tiếng Việt nói chung, từ HV không chỉ bị “đồng hóa” về mặt ngữ nghĩa như đã nêu ở trên mà còn bị “đồng hóa” cả về mặt hình thái, cấu trúc của từ. Hai vấn đề này luôn đi song hành với nhau. Sự thay đổi chức năng ngữ pháp ở đây được hiểu là: 1- từ HV vốn là một đơn vị cấu tạo từ (hình vị) nhưng sang hệ thống tiếng Việt lại là một đơn vị độc lập (từ); 2-ở tiếng Hán, từ HV vốn là từ nhưng sang hệ thống tiếng Việt lại có vai trò là một đơn vị cấu tạo từ. Những trường hợp này thường chỉ xảy ra đối với các từ đơn tiết như: bạc (mỏng),
hậu (dầy), bất (không), vô (không)...
Ở trường hợp thứ nhất, chúng tôi xét từ bạc. Trong tiếng Hán, bạc là một đơn vị cấu tạo từ nằm trong các từ như bạc nghĩa, bạc tình.... Khi vào hệ thống tiếng Việt, nghĩa của bạc được phát triển thêm. Nó được tách ra làm đơn vị độc lập, có nghĩa: người sống không có trước, có sau, vô ơn với người khác.
Ví dụ: ...nhà cửa quê quán ở đâu, đến đây một mình mà ở đậu bạc với người ta
như vầy? [3, tr. 26].
Ở trường hợp thứ hai, chúng tôi lấy ví dụ với từ vô (không) hoặc bất (không).... Hai từ này vốn trong tiếng Hán đều là từ nhưng khi vào hệ thống tiếng Việt, do đã có từ đồng nghĩa nên xảy ra “tranh chấp” về cương vị. Sự tranh chấp này khiến chúng bị mất chức năng độc lập vốn có, chuyển xuống làm những đơn vị cấu tạo từ (hình vị) và không thể đứng một mình. Do đó, chúng ta chỉ thấy chúng xuất hiện kèm với các từ như: vô lễ, vô tâm, vô minh, bất nhân, bất nghĩa...
Ví dụ: Bạch Tuyết thấy chú chệc vô lễ, giận câm gan, song dằn lòng nhịn thua
dắt bà Sáu với Băng Tâm đi tìm chỗ khác mà đứng [4, tr. 135].
Như vậy, qua đây chúng ta lại có thêm một luận điểm chứng minh vì sao khối lượng từ HV lại chiếm số lượng nhiều và phong phú như vậy trong hệ thống tiếng Việt nói chung và TVNB nói riêng. Chính sự “giáng cấp” về chức năng ngữ pháp đã tạo điều kiện để những đơn vị vốn là từ trong tiếng Hán tạo ra hàng loạt các từ đa
Đặc điểm về sự chuyển từ loại
Sự chuyển từ loại có thể hiểu nôm na là: Các từ gốc Hán khi vào hệ thống TVNB bị thay đổi chức năng từ loại vốn có. Nó được bổ sung thêm chức năng mới hoặc chuyển hẳn sang một chức năng từ loại khác chưa có trong tiếng Hán.
Ví dụ: bộ hành vốn là 1 động từ trong tiếng Hán có nghĩa “đi chân, đi bộ” [2, 70] nhưng khi vào TVNB lại được dùng với chức năng là danh từ chỉ “hành khách đi bộ” như: Hồi chiều xe lửa lên tới Chợ Lớn, tôi thấy bộ hành rùng rùng leo xuống, tôi
tưởng đã tới Sài Gòn rồi, nên cũng xuống theo, té ra mới hay là Chợ Lớn [4, tr. 133].
Hay với từ cúc dục, vốn trong tiếng Hán là một động từ với nghĩa “bồng bế nuôi nấng” [2, tr. 131] thì ở trong TVNB lại là một tính từ. Chẳng hạn: Rồi đó vợ chồng
mới thưa với cha đặng dắt nhau về thăm viếng bà con mà xây mồ đắp mả cho ông bà cha mẹ bên chồng mà đền ơn cúc dục [3, tr. 127].
Đặc điểm về sự rút ngắn từ
Theo Nguyễn Văn Khang, hiện tượng rút gọn từ tố của từ HV chỉ xảy ra với từ đa tiết theo cách lược bỏ bớt một phần thành tố đã có của các từ đa tiết. Phương thức này dường như ngược lại với phương thức tạo ghép phổ biến trong tiếng Hán và tiếng Việt hiện nay [28, tr. 184]. Cách tạo ra từ mới để làm giàu vốn từ này cũng xảy ra tương tự đối với TVNB trong những tư liệu mà chúng tôi khảo sát.
Tuy nhiên, hiện tượng này chủ yếu xảy ra với trường từ vựng chỉ quan chức. Ví dụ: ông Cai (ông Cai Tổng), quan Phủ (quan Tri Phủ), thầy thông (thầy thông ngôn dây thép), thầy ký (thầy ký lục), quan Huyện (quan Tri huyện)... . Hoặc xảy ra với 1 số thành ngữ HV như bỉ thới (bĩ cực thới lai=bĩ cực thái lai)...
Chuyển đổi thanh điệu
Một đặc điểm nữa của lớp từ HV trong TVNB đó là việc “chuyển đổi” thanh điệu. Hiện tượng này xuất hiện không nhiều nhưng cũng là một nét rất riêng trong cách phát âm từ HV của người Nam Bộ. Nó góp phần vào sự đa dạng của việc làm giàu vốn từ trong quá trình tiếp thu và sáng tạo. Đồng thời cũng là cách làm cho các từ gốc Hán không còn là của người Hán khi tham gia vào hệ thống từ vựng tiếng Việt. Và theo đó, sự chuyển đổi này đã tạo ra một số tương ứng về thanh điệu như: huyền/nặng, hỏi/ngã, sắc/hỏi.... Ví dụ: khí hầu (khí hậu), bỉ thới (bĩ cực thới lai), xa xí (xa xỉ)...