Khái niệm về từ vay mượn

Một phần của tài liệu Phân tích nguồn gốc từ vựng tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 (Trên tư liệu một số tác phẩm đã công bố) Luận văn ThS. Ngôn ngữ học (Trang 25)

7. Bố cục của Luận văn

1.2.3. Khái niệm về từ vay mượn

Từ vay mượn, về nguyên tắc không phải là từ thuần Việt. Nó là kết quả của các quá trình tiếp xúc ngôn ngữ. Vay mượn từ vựng là một phương thức quan trọng nhằm bổ sung cho vốn từ vựng của một ngôn ngữ. Do đó, việc cần phải làm là tìm hiểu xem những từ vay mượn ấy có gốc ngôn ngữ nào và chúng được vay mượn vào thời điểm nào, bằng con đường gì trong lịch sử tiếng Việt.

Trong quá trình hình thành và phát triển, tiếng Việt đã tiếp xúc với tiếng Hán

trong hàng nghìn năm Bắc thuộc. Đây là quá trình tiếp xúc thường xuyên, liên tục và cũng là quan trọng nhất. “Văn hóa Trung Hoa du nhập vào Việt Nam làm xuất hiện ồ ạt các từ mượn Hán (Hán Việt) văn hóa mang dấu ấn của văn minh Trung Hoa. Chữ Hán được dùng như một văn tự đã đưa tiếng Việt trở thành ngôn ngữ thành văn và có ảnh hưởng toàn diện đối với tiếng Việt về cả ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng. Đặc biệt với cách đọc Hán Việt, các từ mượn Hán đã có vai trò quan trọng trong việc tạo lập các từ ngữ mới” [28, tr. 23-24]. Các nhà nghiên cứu thường phân biệt những từ vay mượn này thành các lớp:

Từ Hán Việt cổ (cổ Hán Việt)

Từ Hán Việt

Từ Hán Việt Việt hóa

Từ gốc Hán phương ngữ (hay là từ Hán Việt phỏng âm phương ngữ Hán

theo cách gọi của Nguyễn Văn Khang).

Đây cũng là những lớp từ xuất hiện trong các tác phẩm mà Luận văn sẽ khảo sát. Nhận diện các lớp từ này cũng đồng thời là việc phải xác định khái niệm về chúng. Về vấn đề này, Luận văn xin tiếp thu quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn [6, tr. 11-16] và ý kiến của Trần Trí Dõi [16, tr. 8-15]. Cụ thể như sau:

Từ Hán Việt cổ:

Là những từ gốc Hán được du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn trước thời kỳ nhà Đường. Chúng được vay mượn theo nhu cầu bổ sung những từ ngữ chưa có trong tiếng Việt nên đã được đồng hòa rất mạnh, đặc biệt là về mặt sử dụng như:

ngà, chén, chém, buồng, buồm, mùa…

Từ Hán Việt:

Là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn hai, khi người Việt học tiếng Hán theo âm chuẩn đời Đường và chuyển cách đọc theo hệ thống ngữ âm của mình. Cách đọc ấy gọi là cách đọc Hán Việt.

Ví dụ: nam, nữ, khinh, trọng, trà, mã, vượng, cận… Những từ này còn bao gồm cả những từ vốn người Hán mượn từ một ngôn ngữ khác rồi người Việt vay mượn lại và đọc theo âm Hán Việt như: trường hợp, nghĩa vụ…(gốc Nhật Bản); Phật, Niết

Từ gốc Hán phương ngữ:

Là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt qua con đường khẩu ngữ của những người nói phương ngữ tiếng Hán ở phương Nam như: mì chính, vằn thắn, xá xíu…

Từ Hán Việt Việt hóa:

Là những từ được/bị Việt hóa hay “nhuận sắc” về mặt ngữ âm. Nhờ đó, có hàng loạt từ gốc Hán được Việt hóa tới hai lần, song song tồn tại trong tiếng Việt cho tới ngày nay. Ví dụ: cang/gang, bích/vách, đao/dao…

Trong các lớp từ gốc Hán, chỉ có lớp từ Hán Việt được xem là “lớp từ điển hình có số lượng nhiều nhất, có hệ thống cách đọc khá hoàn chỉnh, có khả năng tạo ra nhiều biến thể, có khả năng sử dụng đa dạng và có vai trò quan trọng trong hệ thống vốn từ tiếng Việt” [28, tr. 210]. Các lớp từ gốc Hán còn lại được đánh giá là “rời rạc, lẻ tẻ, không có hệ thống” và không có cách đọc riêng nên việc xác định các đơn vị thuộc loại này là điều vô cùng khó khăn.

Cuộc tiếp xúc lớn thứ hai trong quá trình phát triển tiếng Việt là tiếp xúc văn hóa Việt - Pháp. Nó đã để lại trong tiếng Việt một số lượng lớn các từ ngữ mượn

Pháp để biểu thị những khái niệm mới về khoa học - kĩ thuật và văn hóa văn minh phương Tây mà chúng tôi gọi là từ gốc Pháp.

Từ gốc Pháp, theo Vƣơng Toàn, là để “nói về những từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp trong các thành phần vay mượn của tiếng Việt nói chung” [45, tr. 5]. Thuật ngữ “từ gốc Pháp” Luận văn dùng sẽ tương ứng với cả những từ được phiên âm từ tiếng Pháp, từ mượn Pháp nguyên dạng và cả từ phỏng âm theo tiếng Pháp. Mặc dù từ gốc Pháp phỏng âm được coi là “không còn dễ dàng nhận ra tính ngoại lai của nó” như ở từ phiên âm, nhưng diện mạo ngữ âm của nó vẫn được ghi lại bằng chữ viết. Vì vậy, để khảo sát được lớp từ này được đầy đủ, chúng tôi sẽ xét cả ba trường hợp trên.

Theo đó, tiêu chí nhận diện, cũng như những đối tượng từ gốc Pháp mà chúng tôi hướng tới là những từ hoạt động trong tiếng Việt mà có thể truy được nguồn gốc trực tiếp trong tiếng Pháp trước khi vào tiếng Việt. Ví dụ: mode -> mốt, gout -> gu...

Chúng tôi sẽ không phân tích các từ chỉ tên riêng người nước ngoài hay tên riêng của các phượng tiện tàu thủy. Ví dụ: Jardon (tên người), Duchaflaud, Jean-Dupuis

Ngoài ra, sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Khmer, Chăm, Mã Lai…xảy ra

mạnh mẽ khi dân tộc Khmer sống đan xen với người Việt ở Nam Bộ. Tuy có tiếng nói và chữ viết riêng nhưng người Khmer có chung lịch sử và văn hóa với dân tộc Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Xét về quá khứ xa xưa, dân tộc này có cùng nhánh Môn - Khmer với người Việt, thuộc ngữ hệ Nam Á. Đồng bào Khmer sống với đồng bào Kinh và Hoa ở Nam Bộ nên ảnh hưởng của sự tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa qua lại là điều tất yếu. Theo đó, cùng với những từ Chăm, Mã Lai,... những từ gốc Khmer chỉ thông dụng ở vùng đồng bằng Đồng Nai - sông Cửu Long nhưng vẫn còn dấu ấn Khmer đậm nét sẽ được chúng tôi xếp vào lớp từ vay mượn có nguồn gốc khác.

Như vậy, việc giới hạn một số khái niệm liên quan đến vấn đề xác định nguồn gốc từ vựng trong tiếng Việt sẽ là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi triển khai đề tài của mình ở các chương 2 và 3.

Một phần của tài liệu Phân tích nguồn gốc từ vựng tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 (Trên tư liệu một số tác phẩm đã công bố) Luận văn ThS. Ngôn ngữ học (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)