Tiểu kết Chƣơng 1

Một phần của tài liệu Phân tích nguồn gốc từ vựng tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 (Trên tư liệu một số tác phẩm đã công bố) Luận văn ThS. Ngôn ngữ học (Trang 28)

7. Bố cục của Luận văn

1.3. Tiểu kết Chƣơng 1

Ở chương 1, chúng tôi đã nêu những kết quả nghiên cứu liên quan đến các yếu tố xã hội như lịch sử, địa lý, văn hóa… có tác động tới việc hình thành nên TVNB. Chúng tôi cũng giới hạn một số khái niệm phục vụ cho việc nhận diện, miêu tả, phân tích nguồn gốc các lớp từ vựng TVNB giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 trên một số tác phẩm văn xuôi Nam Bộ tiêu biểu đã được xuất bản. Dưới đây, Luận văn xin tóm tắt lại một số vấn đề chính như sau:

- Trong lịch sử tiếng Việt, giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, TVNB được coi là “nhân chứng” quan trọng đánh dấu sự “chuyển tiếp” của lịch sử tiếng Việt từ giai đoạn cận đại sang giai đoạn hiện đại dưới thời Pháp thuộc. Đây là thời

kỳ TVNB tiếp xúc mạnh mẽ với tiếng Pháp và văn hóa Pháp tạo nên sự “vay mượn” và “giao thoa” đáng kể về ngôn ngữ lẫn văn hóa. Trong hoàn cảnh như vậy,

người Việt Nam ta đã tìm được thứ chữ đại diện cho tiếng nói của dân tộc mình là

chữ Quốc ngữ.

- Theo sự phân kỳ các giai đoạn phát triển tiếng Việt của Trần Trí Dõi thì TVNB giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 thuộc giai đoạn tiếng Việt hiện

đại. Nó là một ngôn ngữ trẻ nhưng lại có nhiều đặc điểm rất riêng so với tiếng Việt

theo tiếng nói của mình. Dần dần những ngôn ngữ này cùng với tiếng bản địa đã tạo ra một ngôn ngữ đặc thù có tên gọi là“tiếng Việt Nam Bộ”. Đó là tiếng nói của dân cư nói ngôn ngữ nhánh Môn Khmer, họ Nam Á; tiếng Việt Trung Bộ; tiếng Hoa ở phía Nam thời nhà Thanh và tiếng Pháp thế kỷ XIX-XX.

- Mục đích của Luận văn là sẽ nhận diện nguồn gốc khác nhau của các lớp từ, rồi tiến hành miêu tả, phân tích tính chất của chúng. Cơ sở lý thuyết để chúng tôi thực hiện mục đích của mình là dựa vào sự phân biệt các khái niệm về từ thuần Việt và từ vay mượn (gốc Hán, gốc Ấn - Âu). Việc định nghĩa các lớp từ này đồng thời cũng là những dấu hiệu giúp Luận văn nhận diện chúng ở chương tiếp theo.

- Cụm từ “tiếng Việt Nam Bộ”chứ không phải là “phương ngữ Nam Bộ” được

chúng tôi dùng trong Luận văn với ý nghĩa là 1 bộ phận của tiếng Việt thống nhất. Do đó, TVNB từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 chỉ là một lát cắt thời gian cụ thể trong tiến trình phát triển của tiếng Việt chứ không phải là phương ngữ Nam Bộ như trong Phương ngữ học.

Chương 2: BỨC TRANH TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT NAM BỘ TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945

(trên một số tư liệu đã công bố)

Một phần của tài liệu Phân tích nguồn gốc từ vựng tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 (Trên tư liệu một số tác phẩm đã công bố) Luận văn ThS. Ngôn ngữ học (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)