Sự biến đổi nghĩa của từ Hán Việt

Một phần của tài liệu Phân tích nguồn gốc từ vựng tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 (Trên tư liệu một số tác phẩm đã công bố) Luận văn ThS. Ngôn ngữ học (Trang 80)

7. Bố cục của Luận văn

3.2.2.2.Sự biến đổi nghĩa của từ Hán Việt

Như ở trên đã thống nhất, sự biến đổi nghĩa của từ luôn diễn ra theo hai hướng chính là mở rộng nghĩa và thu hẹp nghĩa. Đây cũng là “một đặc điểm thường trực” của từ HV mà chúng tôi sẽ đề cập ở dưới đây.

Mở rộng nghĩa

Ở xu hướng này, chúng tôi gặp các trường hợp như: cầm (giữ lại), sanh (sinh), hồi (về), bần cùng (từ bỏ và thoát khỏi mọi sự), đề huề (mang, dắt)....

Ví dụ: Các quan cầm ở lại đó chơi, ăn tết rồi hãy lên Hà Nội. Khi ấy là mùa

đông, trời rét lạnh nên ăn ngon cơm lắm [1, tr. 4].

Theo HVTĐ, cầm có 3 nghĩa: 1-thứ đàn xưa có 5 giây, nay 7 giây; 2-tên chung một loài chim; 3-bắt [2, tr. 96]. Ba nghĩa này cũng trùng khớp với 3 nghĩa mà VNTĐ đã giải thích [20, tr. 78]. Tuy nhiên, cầm ở ví dụ trên trùng với nghĩa thứ

6/10 nghĩa có trong ĐTĐTV mà Nguyễn Nhƣ Ý [46, tr. 273] đã đưa ra. Trong 10 nghĩa này cũng đã bao gồm cả ba nghĩa mà Đào Duy Anh nêu ra. Theo đó, cầm là “giữ khách lưu lại, không cho ra về”. Như vậy, tiếng Việt không chỉ “tiếp nhận” đầy

Thế giới khách quan là vô hạn, nhưng các kí hiệu ngôn ngữ là hữu hạn “và khi dùng cái hữu hạn để biểu thị cái vô hạn thì đương nhiên, không có cách nào khác là các từ ngữ nói chung, các từ HV nói riêng phải được cấp thêm các nghĩa mới”. Việc này do hoàn cảnh xã hội quy định. “Đó là sự phát triển của nhận thức, của tư duy đối với hiện thực khách quan, sự phát triển của khoa học - kĩ thuật” [28, tr. 166]. Nó hoàn toàn phù hợp với bối cảnh của xã hội Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Việc cần có các “khái niệm” để biểu đạt nghĩa mới đã giúp cho vốn từ vựng, cũng như các nét nghĩa của thời kỳ này tăng lên đáng kể, phục vụ cho nhu cầu giao tiếp của con người.

Tuy vậy, ở một số trường hợp, nghĩa mới của từ HV “phát triển” đến mức không còn chút quan hệ nào với nghĩa ban đầu, gây khó khăn cho việc xác định nguồn gốc. Chẳng hạn: bần cùng, đề huề...

Ví dụ: Qua ngày 18 tháng chạp đề huề xuống tàu… [1, tr. 3].

Theo dẫn chứng Nguyễn Văn Khang đưa ra [28, tr. 171], trước đây, dưới chế độ phong kiến tồn tại mối quan hệ Vua - Tôi nên không ít từ chỉ “bó hẹp” trong cái nghĩa đó. Đến ngày nay, quan hệ xã hội thay đổi nên nghĩa cũng thay đổi theo. Đề

huề là một ví dụ. Từ này vốn có nghĩa “được hầu hạ bởi số đông đầy tớ hay con

gái”, nay lại có nghĩa khác là “nắm tay nhau cùng đi - Giúp nhau làm việc” [2, tr. 263] hay “mang dắt; hòa hợp thân mật” [20, tr. 176].

Thu hẹp nghĩa

Ở xu hướng này chúng tôi gặp các trường hợp như: cự (khoảng, chống lại), hung (nhiều), lãnh (hàng dệt bằng tơ lụa), bố (một loại vải thô), bạc (mỏng), hậu (dày)....

Giống như việc mở rộng nghĩa, sự thu hẹp nghĩa của từ cũng phần lớn do nhân tố “xã hội” quy định. Có thể ban đầu, khi mới du nhập vào hệ thống tiếng Việt, các từ HV này vẫn còn đủ nghĩa. Dần dần, một số nét nghĩa ít được dùng hoặc do các mối quan hệ và chế độ xã hội thay đổi khiến chúng bị rơi rụng, nhường chỗ cho các nghĩa mới, phục vụ nhu cầu biểu đạt còn thiếu của con người. Đây là việc hết sức bình thường trong quá trình biến đổi nghĩa của từ.

Chẳng hạn với từ cự, chúng tôi khảo sát được ở giai đoạn này có 2 nghĩa: 1-

khoảng “Lý Nhân phủ, Đ T. cự 56 dặm, N B. 77 dặm. Thành đất rộng 329 trượng,

nó cự bậy! Bắn” [2, tr. 36]. Tuy nhiên, đến nay cự hoàn toàn bị mất nghĩa thứ nhất,

chỉ còn nghĩa thứ hai [42, tr. 433].

Một phần của tài liệu Phân tích nguồn gốc từ vựng tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 (Trên tư liệu một số tác phẩm đã công bố) Luận văn ThS. Ngôn ngữ học (Trang 80)