7. Bố cục của Luận văn
3.6. Tiểu kết Chƣơng 3
Ở chương này, Luận văn nghiên cứu ý nghĩa và vai trò của lớp từ thuần Việt, cũng như các yếu tố vay mượn của TVNB giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Để làm được điều đó, chúng tôi đã bước đầu tìm hiểu về những nét riêng của chúng trên nhiều bình diện: Cách vay mượn, đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp, hình thái - cấu trúc... cũng như sự biến đổi nghĩa của nó trong quá trình tiếp xúc.
- Trong bối cảnh xã hội tồn tại ba ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp; TVNB cùng với người dân phương Nam đã khẳng định được bản lĩnh của mình trước âm mưu đồng hóa về mọi mặt của bè lũ thực dân. Bằng chứng là ở giai đoạn này, lớp từ thuần Việt vẫn chiếm ưu thế, với vai trò chủ đạo trong các tác phẩm được xuất bản (55,63%). Qua hai con đường sách vở và khẩu ngữ, tiếng Hán (37,44%) và tiếng Pháp (1,57%) được mượn vào TVNB để biểu đạt những khái niện, sự vật mới hoặc đã xuất hiện nhưng mở rộng, thu hẹp nghĩa, thay đổi nghĩa... Đặc biệt, các từ gốc Pháp ở thời kỳ này chỉ được mượn lẻ tẻ chứ không ồ ạt qua hình thức viết nguyên dạng, phiên âm hoặc phỏng âm.
- Các yếu tố vay mượn của TVNB có giá trị lịch sử. Chúng không chỉ bổ sung những khái niệm mới trong tiếng Việt chưa có, mà còn vay mượn kể cả khi tiếng Việt đã có những khái niệm biểu đạt, tạo lập nên những nhóm đồng nghĩa mới làm đa dạng hóa, biểu cảm hóa các sắc thái nội dung, tạo sự phong phú trong lựa chọn cách diễn đạt cho TVNB.
Tóm lại, bằng nhiều hình thức Việt hóa các ngôn ngữ vay mượn, TVNB từ một ngôn ngữ ở thế bị động đã lấy lại được thế chủ động, biến nguồn từ vựng vốn còn “nghèo nàn” trở thành một ngôn ngữ phong phú cả về hình thức lẫn nội dung, đáp ứng yêu cầu diễn đạt ngày càng tăng của người Việt. Nó giúp tiếng Việt, vừa bảo lưu được những giá trị truyền thống, vừa phát huy được khả năng sáng tạo, tiếp thu cái mới, khẳng định được “bản lĩnh” lịch sử ở mỗi giai đoạn biến động của đất nước.
KẾT LUẬN
Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào trên thế giới cũng đều có những quy luật phát triển riêng và tiếng Việt cũng vậy. Trong quá trình phát triển, cùng với ngôn ngữ toàn dân là sự hình thành nên các ngôn ngữ bộ phận trong cái tổng thể thống nhất của tiếng Việt. Sau khi phân tích nguồn gốc từ vựng TVNB giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 qua 04 tác phẩm (truyện dài, tiểu thuyết), Luận văn xin tóm lại một số vấn đề như sau:
1. TVNB “là quá trình hội tụ của nhiều dạng tiếng nói địa phương khác nhau mà người Việt từ các nơi miền ngoài mang tới, bên cạnh đó còn có sự tiếp xúc vay mượn với các ngôn ngữ của các dân tộc cùng sinh sống ở vùng đất này” [31, tr. 7-
8]. Thứ nhất, nó bao gồm cơ tầng ngôn ngữ của những cư dân nói những phương ngữ thuộc nhánh Môn - Khmer họ Nam Á hoặc những phương ngữ thuộc họ Nam Đảo của các cư dân sinh sống trên vùng lãnh thỗ này; trước khi người Việt tiến vào đây khai hoang mở đất. Thứ hai, nó là sự cộng cư của những người “tị nạn” nói tiếng Hán phương nam, thời nhà Thanh với cư dân bản địa. Và thứ ba, nó “vay mượn trực tiếp” từ ngôn ngữ phương Tây trong quá trình bị thực dân Pháp đô hộ.
2. Từ nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta bằng việc đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ, xã hội Việt Nam bắt đầu chuyển dần từ chế độ xã hội phong
kiến sang chế độ thực dân nửa phong kiến. Tình cảnh ấy buộc TVNB ở trong cảnh
huống vô cùng phức tạp khi có ba ngôn ngữ cùng tồn tại là tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Pháp và bốn văn tự gồm chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Và nếu xét theo quá trình phát triển của tiếng Việt thì TVNB giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 thuộc giai đoạn tiếng Việt hiện đại.
3. Các nhân tố địa lí, lịch sử, văn hóa...đã ảnh hưởng không nhỏ đến từ vựng TVNB giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, để lại những dấu ấn đậm nét.
3.1. Chữ Quốc ngữ bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Nam Bộ, báo chí phát triển
rầm rộ, văn chương Quốc ngữ ra đời... đánh dấu bước ngoặt lớn trong nền văn học
hiện đại Việt Nam.
khái niệm chưa có từ biểu thị trong vốn từ vựng, chứ không “chấp nhận” bị đồng hóa.
Tỷ lệ tần số sử dụng từ vựng TVNB ở giai đoạn này được chúng tôi tổng hợp ở biểu đồ dưới đây.
55% 38%
2%
Từ thuần Việt Từ gốc Hán Từ gốc Ấn - Âu Từ gốc khác
Biểu đồ tỷ lệ xuất hiện của các lớp từ vựng TVNB
giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 (Con số đã được tự động làm tròn)
- Trong bối cảnh ngôn ngữ phức tạp như đã nêu ở ý 2, lớp từ thuần Việt vẫn chiếm ưu thế về tỷ lệ sử dụng với tổng 55,63%. Nó không những vẫn còn bảo lưu rất
nhiều từ Việt cổ mà còn bảo lưu luôn cả hình thức ngữ âm của chúng. Nhiều từ vẫn giữ được nguyên nghĩa, nhiều từ được phát triển thêm nhưng cũng không ít từ bị thu hẹp nghĩa, một số ít bị thay đổi nghĩa hoặc đến nay không còn được dùng nữa. Ở bình diện từ vựng - ngữ nghĩa, chúng có nội dung đa dạng, phản ánh chân thực đời sống vật chất, tinh thần của dân cư vùng đồng bằng sông nước. Về bình diện ngữ pháp và hình thái từ, chúng có nhiều điểm tương đồng với tiếng Việt trên các miền khác của cả nước nhưng lại có những đặc trưng nổi bật: Lược bỏ đại từ “Ấy” trong các từ xưng hô, hoặc các từ chỉ không gian, thời gian; từ xưng gọi không bóng bảy, khách sáo mà nêu thẳng bản chất của người, vật, đặc biệt là cách kết hợp gọi tên theo “thứ tự”; sử dụng phó từ, ngữ khí từ và thán từ đặc thù.
- Quá trình vay mượn từ vựng cũng là quá trình Việt hóa chúng. Yếu tố vay mượn trong vốn từ vựng TVNB là các yếu tố được cấu tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Cụ thể là: Vay mượn các từ, vay mượn yếu tố cấu tạo hoặc lấy từ của
một ngôn ngữ khác làm yếu tố cấu tạo ngôn ngữ của mình, thay đổi cấu trúc ngữ âm của từ, thay đổi nghĩa của từ, vay mượn một số nghĩa mới.
+ Trong lớp từ vay mượn gốc Hán, lớp từ HV chiếm số lượng nhiều nhất với
34,46%. Đây cũng là lớp từ có nhiều đặc điểm nổi bật nhất so với các lớp còn lại
gồm: HV cổ (1,51%), HVVH (0,57%), HPN (0,90%). Sở dĩ như vậy vì, lớp từ HV chủ yếu được mượn qua con đường sách vở, có cách đọc rõ ràng (cách đọc HV) nên việc nhận diện ra chúng cũng dễ dàng hơn. Chúng được vay mượn vào TVNB vừa theo trường từ vựng, vừa lẻ tẻ ở các từ đơn tiết, đa tiết (chủ yếu là song tiết) hoặc thành ngữ HV. Trong quá trình du nhập vào TVNB, những từ HV không còn ở dạng nguyên ngữ mà biến đổi theo nhiều hình thức: ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa (thay đổi chức năng ngữ pháp, từ loại, rút gọn từ, biến đổi thanh điệu, mở rộng nghĩa, thu hẹp nghĩa...) để phù hợp với hệ thống của TVNB nói riêng và tiếng Việt nói chung. Các từ HV cổ, HVVH dù chỉ được du nhập lẻ tẻ, chưa thể rút ra một quy
luật cụ thể nào, nhưng về cơ bản chúng chủ yếu thay đổi về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa. Các từ HPN lại càng đặc biệt hơn bởi tính “tự Việt hóa” do được du nhập qua con đường khẩu ngữ. Cách vay mượn này đã khiến nó trở thành lớp từ đặc thù mà chỉ
có ở TVNB.
+ Lớp từ vay mượn gốc Ấn - Âu, cụ thể là lớp từ gốc Pháp chiếm 1, 66%;
đánh dấu mốc khởi đầu cho sự du nhập nền văn hóa văn minh châu Âu vào TVNB. Tuy đây chưa phải là các trường từ vựng thuộc khoa học - kỹ thuật chuyên sâu
nhưng cũng phần nào đáp ứng được sự thiếu hụt tên gọi ở một số chủ đề mới phát sinh trong TVNB do nhu cầu giao tiếp ngày càng mở rộng. Chẳng hạn như: tên quốc gia, quốc tịch, tên các loại phương tiện di chuyển, các loại vật chứa đựng, đồ dùng mua sắm hay các loại đồ ăn, uống.... Lớp từ này được mượn nguyên dạng hoặc qua hình thức phiên âm, phỏng âm nhằm Việt hóa từ ngữ cho gần gũi với thực tế nhận thức của người dân.
+ Trong số 5,27% các từ có nguồn gốc khác, Luận văn chủ yếu mới nhận
diện được một số ít từ gốc Khmer, Mã Lai, số còn lại đều chưa xác định.
4. Ở góc độ truyền thống, việc bảo lưu các từ ngữ cổ mà ở tiếng Việt miền Bắc, miền Trung còn tồn tại ít hoặc đã mất hẳn trong một môi trường đa tộc, đa ngôn ngữ; TVNB cho thấy giá trị cũng như sức sống trường tồn của tiếng nói dân tộc,
5. Các từ vay mượn chủ yếu thuộc lớp từ vựng văn hóa, phương tiện di chuyển hay quốc tịch... chứ không phải là lớp từ cơ bản. Điều đó cho thấy “bản lĩnh” mạnh
mẽ của tiếng Việt trước âm mưu đồng hóa tàn bạo của quân xâm lược.
Với xu hướng hội nhập hiện nay, các từ mượn du nhập vào trong nước ngày càng phong phú. Điều này thể hiện tính quốc tế của ngôn ngữ trong thời đại mới.
6. Các yếu tố vay mượn có giá trị sâu sắc. Chúng là tấm gương phản chiếu lịch sử phát triển của tiếng Việt. Với việc sử dụng đa dạng các yếu tố vay mượn trong
TVNB giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, các tác giả Trƣơng Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh đã thành công khi thể
hiện các sắc thái địa phương và quảng bá cho mọi người về đặc thù của TVNB.
Điều này góp phần vào việc giữ gìn tiếng nói Nam Bộ không bị mai một theo thời gian.
7. Vấn đề nghiên cứu nguồn gốc từ vựng TVNB giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 là một vấn đề thú vị nhưng lại vô cùng phức tạp. Do thời gian có hạn và khả năng còn nhiều hạn chế nên người viết chưa có điều kiện tìm hiểu tận ngọn tận nguồn cả về những vấn đề đã đặt ra, lẫn vấn đề còn chưa được đề cập tới. Chúng tôi hy vọng sẽ có dịp tiếp tục phát triển đề tài này ở cấp độ cao hơn nữa.
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Ái (1987), Sổ tay phương ngữ Nam Bộ, Nxb Cửu Long. 2. Đào Duy Anh (1932), Hán - Việt từ điển, Nxb Imprimerie Tieng Dan.
3. Bách khoa Tri thức, An Chi - Giải thích về từ “ba” và “má” trong tiếng miền Nam, 16-05-2013.
http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4324-1528-
633758989617968750/Hoi-dap-Dong-Tay/Ba-va-ma-trong-tieng-mien-Nam- co-phai-la-goc-Phap.htm
4. Lê Ngọc Bích (2009) (chủ biên), Lê Đình Bảng, Lê Thiện Sĩ - Giám mục người nước ngoài qua chặng đường 1659-1975 với các giáo phận Việt Nam,
Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr. 69-74.
5. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Thử phân kì lịch sử 12 thế kỉ của tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ (số 6), 1998.
6. Nguyễn Tài Cẩn (2000), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán -
Việt, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội; tái bản Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Tài Cẩn (2003), Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Hoàng Thị Châu (2004), Tiếng Việt trên các miền đất nước (Phương ngữ
học), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
9. Trần Nhật Chính (2001), Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt hiện đại (30 năm đầu thế kỉ 20, 1900,1930, Hà Nội.
10.Huỳnh Tịnh Của (1895-1896), Đại Nam Quốc Âm tự vị, Nxb Sài Gòn
Imprimerie Rey, Curiol & Cie.
11.Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2006), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
12.Hồng Dân (1981), Từ ngữ phương ngôn và vấn đề chuẩn hóa từ vựng tiếng
Việt (trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ), Nxb Khoa
học Xã hội.
13.Nguyễn Đức Dương (1983), Mấy nhận xét bước đầu về những khác biệt từ vựng- ngữ nghĩa giữa phương ngữ miền Nam và tiếng Việt toàn dân, Tạp chí
14.Trần Trí Dõi (2001), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
15.Trần Trí Dõi (2011), Giáo trình lịch sử tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
16.Trần Trí Dõi (2011), Khái niệm từ thuần Việt và từ ngoại lai từ góc nhìn của
lịch sử tiếng Việt hiện nay, Tạp chí Ngôn ngữ (số 11), tr.8-15.
17.Trần Trí Dõi (2011), Một vài vấn đề nghiên cứu so sánh – lịch sử nhóm ngôn
ngữ Việt - Mường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
18.Tôn Thất Dụng (1993), Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn
xuôi ở Nam Bộ giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến 1932, Luận án PTS. Ngữ Văn,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
19.Nguyễn Đình Đầu, Lịch sử Tp. HCM từ thế kỷ XVII đến khi Pháp xâm chiếm
(1859) trong Địa chí Văn hóa Tp. HCM (Tập 1), tr. 195-276.
20.Hội Khai Trí Tiến Đức (1931), Việt Nam tự điển, Nxb Imprimerie Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội.
21.Đinh Văn Đức (2005), Các bài giảng về lịch sử tiếng Việt thế kỉ XX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
22.Bằng Giang (1992), Văn học quốc ngữ Nam Kỳ 1865 - 1930, Nxb Trẻ, tr.39- 40.
23.Đoàn Lê Giang (2006), Văn học Quốc ngữ Nam Bộ từ cuối thế kỉ XIX đến năm
1945 - thành tựu và triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7, Trường Đa ̣i học Khoa học Xã hội - Nhân văn - ĐHQG Tp.HCM.
24.Đoàn Lê Giang (2006-2007), Khảo sát, đánh giá, bảo tồn di sản văn học quốc ngữ Nam Bộ từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đề tài trọng điểm cấp
Đại học Quốc gia.
25.Nguyễn Thiện Giáp (2003), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
26.Nguyễn Quang Hồng (1981), Các lớp từ địa phương và chức năng của chúng trong ngôn ngữ văn hóa tiếng Việt (trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ), Nxb Khoa học Xã hội.
27.Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội: Những vấn đề cơ bản,
Nxb H.: KHXH.
28.Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 29.Trần Trọng Kim (1921), Việt Nam sử lược, Nxb Văn hóa Thông tin.
30.Đỗ Thị Bích Lài (2001), Tiếng Việt Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945: Những vấn đề từ vựng, công trình nghiên cứu khoa học cấp Đại học
Quốc gia Tp. HCM.
31.Trần Thị Ngọc Lang (1992), Phương ngữ Nam Bộ: Những khác biệt về từ vựng- ngữ nghĩa so với phương ngữ Bắc Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,
1995.
32.Phan Ngọc (1983), Tiếp xúc ngữ nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Hán - “Tiếp
xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á”, Viện Đông Nam Á, Hà Nội.
33.Vũ Đức Nghiệu (2011), Lược khảo lịch sử từ vựng tiếng Việt, Nxb ĐHQG,
Hà Nội.
34.Võ Văn Nhơn (2006), Báo chí Quốc ngữ Latinh với sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ, tập 9 (số 3), Trường ĐHKHXH & NV - ĐHQG, Tp. HCM.
35.Vương Hồng Sển (1999), Tự vị tiếng Việt miền Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
36.Cao Tự Thanh (1994), Hoàng - Huỳnh, Phúc - Phước, Vũ - Võ... với vấn đề
"kiêng húy", Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (số 12).
37.Cao Tự Thanh (2005), Nghĩ về phương ngữ Nam Bộ, Tạp chí Xưa & Nay, số