7. Bố cục của Luận văn
3.4. Đặc điểm của những từ vựng TVNB có các nguồn gốc khác
Những từ vựng TVNB có các nguồn gốc khác chiếm 5,27% và không thuộc các lớp từ đã được xác định ở trên. Chúng có thể thuộc gốc Khmer, Mã Lai, Chăm... hoặc có gốc từ một ngôn ngữ nào đó mà chúng tôi chưa có điều kiện tìm ra. Chẳng hạn như:
Từ vựng TVNB
Nghĩa Từ vựng
TVNB
Nghĩa
cù lao cồn đất to nổi lên giữa sông té ngã
đặng được cò tem
mai sáng sớm heo lợn
mệ sóc chồng dù ô
rạch dòng nước tự nhiên, nhỏ hơn sông vàm cửa sông hay cửa rạch sóc đơn vị dân cư nhỏ nhất của người Khmer miệt phía, hướng
tính định vát lúc này, độ này
un... Hun xây... quay lưng
Theo chú thích của chính tác giả Nguyễn Chánh Sắt [3, tr. 130], các từ như Cỏ
Tầm Bon, Chui Chèn Oa, Chăng Cà Mum, sóc, mệ sóc.. đều là những tên gọi theo
tiếng Cao Miên - Khmer (Campuchia). Nghĩa của chúng, Luận văn đã nêu cụ thể ở phần chương 2. Hầu hết các từ này đều gắn liền với thiên nhiên, đời sống sông nước người dân Nam Bộ. Tuy nhiên với 3 địa danh kể trên, chúng tôi chưa có điều kiện để tìm ra từ nguyên Khmer.
Do việc sống xen kẽ lẫn nhau nhiều năm, những từ gốc Khmer, Chăm, Mã Lai...đã dần ăn sâu bén rễ vào từng ngõ ngách đời sống người Nam Bộ. Chúng tạo nên những đặc trưng văn hóa, ngôn ngữ “pha trộn” riêng biệt, đặc thù mà không ở đâu có được. Chúng mang dấu ấn lịch sử, địa lí, văn hóa... dân tộc vô cùng đậm nét. Vì thế, có lẽ các nhà nghiên cứu cần phải có nhiều công trình đào sâu hơn nữa thì mới có thể khai thác hết cái hay, cái đẹp cùng những giá trị to lớn của chúng.