7. Bố cục của Luận văn
2.3.4. Từ vựng TVNB trong Ai làm đượ c Hồ Biểu Chánh
Giống như các tác phẩm văn xuôi Quốc ngữ đầu tiên khác, Hồ Biểu Chánh
cũng bị “thu hút” bởi lối viết tiểu thuyết theo phong cách Pháp hiện đại. Ai làm được chính là tiểu thuyết đầu tay thành công của ông. Hồ Biểu Chánh biết cách dựa vào truyền thống để từng bước đến với hiện đại nên được công chúng đồng cảm và chia sẻ. Cái truyền thống của Ai làm được là vẫn mang dáng dấp truyện tài tử giai nhân với một kết thúc có hậu của hai nhân vật chính. Còn cái hiện đại được thể hiện ở ngay từ ngôn ngữ của tác phẩm. Ngôn ngữ của các nhân vật là ngôn ngữ của đời thường, không điển tích văn hoa, không chen thơ thẩn, văn vần. Mối tình của hai nhân vật chính cũng rất đời chứ không quá ràng buộc vào lễ giáo phong kiến. “Là một truyện nửa ái tình, nửa phiêu lưu mạo hiểm, Ai làm được còn là một bức
cũng được thể hiện rõ qua những con số mà chúng tôi thống kê được trong các lớp từ vựng ông sử dụng như bên dưới đây.
Bảng 2.5: TSXH của các lớp từ trong Ai làm được
Tên tác phẩm Lớp từ vựng TVNB (TSXH & Tỉ lệ %) Tổng Từ thuần Việt Từ vay mƣợn Từ gốc khác Gốc Hán Gốc Ấn - Âu Cổ HV HV HV VH HPN Gốc Pháp Khác 4 - Ai làm được 1050 19 377 10 36 25 0 100 1617 64,94 % 1,18 % 23,31 % 1,67 % 2,23 % 1,55 % 0 % 6,18 % 100 % 2.3.4.1. Lớp từ thuần Việt
Bảng 2.5 cho thấy: Lớp từ thuần Việt ở Ai làm được chiếm tỷ lệ rất cao, xuất hiện 1050 lần, chiếm 64,94%. Tỷ lệ cao nhất trong lớp từ thuần Việt ở 03 tác phẩm trước đó. Sau đây là danh sách cụ thể:
- Nhóm các từ xưng hô thân mật: trò em - cậu em - cậu trai (cách gọi những thanh niên trẻ, còn đang tuổi đi học của những người lớn tuổi), sắp nhỏ - bày trẻ (những người giúp việc còn ít tuổi), ảnh (anh ấy), ổng (ông ấy)...
Ví dụ: - Nay trò em niên kỷ đặng bao nhiêu? [4, tr. 66].
- Các từ chỉ tính cách, hoàn cảnh, lối sống của con người: bùng thụng (vẻ mặt hờn giận), bùm sùm (kềnh càng, không gọn gàng), chắt mót (sống tằn tiện), hốt tốc (hấp
tấp), lẻo mép (chuyên đi mách chuyện người khác), thon von (cô đơn), xẵng (nói nặng và thẳng), côi cúc (côi cút), trối (đay nghiến, mắng mỏ)...
Ví dụ: Tôi sợ ở Long Hồ không yên mà may tôi bán mía chắt mót để dành được ít
đồng bạc nên tôi mới lên đây [4, tr. 133].
- Các từ chỉ đặc trưng cuộc sống dân dã, sông nước Nam Bộ: nước lớn, ghe, xuồng, chái (gian xép ở hai đầu nhà), trại đáy (dụng cụ bằng lưới hình loa dùng bắt
cá tôm ở các sông lớn Hậu giang), kinh (kênh), sông, ngả (ngã 3 sông, ngã 3 đường),
mùng (màn), mền (chăn)...
Ví dụ: Cai Tổng với ít người hương chức sở tại rồi đồng đi với Chí Đại, bà Phủ
và con trai nhỏ, tính xuống trại đáy ở vàm Rạch Mương Đào mua tôm làm gỏi ăn
uống rượu mà thưởng nguyệt...[4, tr. 76].
2.3.4.2. Lớp từ vay mượn gốc Hán
- Từ cổ Hán Việt: Cũng giống như ở các tác phẩm khác, nhóm từ này có mặt tương đối ít với 05 từ, xuất hiện 19 lần, chiếm 1,18%. Cụ thể là:
Từ cổ HV Từ HV Nghĩa
beo báo 1 loài thú dữ thường gặp ở Trung du và miền núi, leo trèo giỏi
buồng phòng phần nhà được ngăn vách, kín đáo, có công dụng riêng
cụ đủ đủ
lầu lâu căn gác, tầng trên ngà (gù ngà) nha ngà voi
Ví dụ: Bạch Tuyết còn đứng dựa cửa buồng, thấy Chí Đại ngồi dậy, liền bước lại
gần hỏi rằng: - Thầy uống kỳ nam đó có bớt đau bụng hay chăng? [4, tr. 77].
Nhìn bảng trên có thể thấy, tất cả các từ cổ HV đều là danh từ. Và chúng không chỉ xuất hiện trong TVNB mà còn được dùng phổ biến trong toàn dân, đặc biệt là 2 từ
buồng và beo. Cho đến ngày nay, từ buồng không những vẫn còn được dùng mà từ
HV của nó là phòng cũng được dùng song song.
- Từ Hán Việt: Lớp từ này xuất hiện 377 lần, chiếm tỷ lệ 23,31%. Nó khá đa dạng,
bao quát nhiều chủ đề và các chủ đề này cũng hầu như xuyên suốt cả bốn tác phẩm. Cụ thể là:
+ Các từ chỉ chức vụ: Bá hộ (phẩm hàm cấp cho hào lí hoặc người giàu có thời phong kiến), Xã trưởng (người đứng đầu chính quyền xã), thông ngôn (phiên dịch
viên), Hương thân (người có học thức ở trong làng), Tri Phủ, Ký lục...
Ví dụ: Quan Phủ ngồi quận Cà Mau đã hơn tám năm rồi, khi trước làm Cai Tổng, rồi mới bổ lên Tri Huyện, sau lần lần thăng chức Tri Phủ [4, tr.73].
+ Các từ chỉ tính cách, hoàn cảnh sống: cơ khổ (đói khổ), lậu (để người ngoài biết được điều mình che giấu), tự vận (tự giết mình), trường (dài, lâu), bần (nghèo),
cơ hàn (đói rét), khẩn (cày đất/ruộng), yếm chế (ép buộc), cùng trí (quẫn trí), quá giang (đi nhờ)...
Ví dụ: ... bà khôn ngoan lanh lợi, tuy bà được yêu và được quyền, nhưng mà chẳng hề khi nào bà dùng yêu hoặc dùng quyền ấy mà yếm chế hay là cưỡng bức
+ Các từ xưng hô, giao tiếp ứng xử: cáo (trình, thưa), bái tạ (cảm ơn với cử chỉ lễ nghi cung kính), vô lễ (không lễ phép), ưng/ưng ý (hài lòng), cung (cử chỉ kính trọng), kế mẫu (mẹ kế) ...
Ví dụ: Thưa, tôi có chồng, song chồng tôi khác, chớ không phải như thầy.
- Vậy chớ như ai?
- Thưa, như mấy người nghiêm nghị, ăn nói khiêm cung, cử chỉ tề chỉnh kìa
[4, tr. 82].
+ Các từ chỉ sức mạnh, quyền lực: cầm (giữ lại), bảo hộ (bảo vệ, che chở),
công đường (nơi làm việc của quan lại), thế (quyền lực, uy lực), bộ điền (sổ ruộng đất
của người dân)...
Ví dụ: Ví như tôi có làm quan đi nữa thì ra chốn công đường tôi mới có quyền, chớ thứ ngồi uống nước nói chuyện đời mà chơi, tôi cũng xưng tôi lớn nữa sao! [4, tr.
66].
+ Các từ khác: khắc kỳ (định thời hạn), kinh dinh (ngăn nắp, đầy đủ), ngọc
điệp (ngọc trai), bộ hành (hành khách đi bộ), bố (1 loại vải dùng để may mặc), kỳ nam (sản phẩm đặc biệt nằm trong lõi của cây Gió trị sơn lam chướng khí, no hơi,
đau bụng, ói mửa)...
+ Một nhóm từ nữa không thể không nhắc tới là nhóm biến thể ngữ âm HV.
Biến thể ngữ âm HV nghĩa là, một từ HV nhưng có từ hai cách đọc trở lên mà người
nghe vẫn có thể hiểu được sự tương đồng nghĩa giữa chúng. Giống như ba tác phẩm trước, nhóm này trong Ai làm được xuất hiện khá nhiều, được dùng lặp đi lặp lại như:
kiếng (kính), chánh (chính), thiệt (thật), thơ (thư), sanh (sinh), nhơn (nhân), lãnh
(lĩnh), bịnh (bệnh), gởi (gửi), nhựt (nhật), tánh (tính), kinh (kênh), chánh (chính), hiệp (hợp)....
Ví dụ: Ông tuy tánh dãi đãi, song lòng hiền từ chằng hề bó buộc nhơn dân, mà
cũng ít khi làm hại làng, tổng, bởi vậy ai cũng kính mến ông [4, tr. 73].
Cho đến nay đã có nhiều quan điểm khác nhau về các biến thể HV trong tiếng Việt. Một số tác giả đặt câu hỏi, liệu những cái được gọi là biến thể HV đó có thật sự là từ HV hay không. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, trong HVTĐ, Đào Duy Anh
= mệnh, lịnh = lệnh, sanh = sinh, thạnh = thịnh (vượng).... Như thế, chúng tôi hiểu
rằng, tác giả đã “ngầm” chấp nhận một trong hai từ đó là biến thể của từ kia.
Cao Tự Thanh khi bàn về “những yếu tố gốc Hoa trong phương ngữ Nam Bộ” lại cho rằng, những biến thể HV được tạo ra là do kết quả của “sự du nhập cách đọc chữ Hán theo Minh âm, Thanh âm” do “các yếu tố Trung Hoa bắt đầu theo chân các di thần phản Thanh phục Minh Hoa Nam du nhập vào một cách tương đối có hệ thống từ thế kỷ XVIII”. Và theo ông, tình trạng này xảy ra “trên địa bàn từ Quảng Nam trở vào Nam mà nhiều người vẫn lầm tưởng là vì lệ kiêng húy thời phong kiến”.
Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề này trong công trình nghiên cứu “Từ ngoại lai
trong tiếng Việt” [28, tr. 131], Nguyễn Văn Khang khẳng định quan điểm: “Chấp nhận là từ Hán Việt ở những biến thể khác nhau khi chúng đảm bảo được các điều kiện như: biến thể đó tuy có thể “đọc chệch phiên thiết” nhưng còn tồn tại trong một kết hợp HV hoặc bản thân nó đã có sự phân bố sử dụng (ngữ nghĩa) với các biến thể khác cùng gốc”. Ông chỉ chấp nhận là từ HV ở một số trường hợp như: để (trong để
kháng), đề (trong đề kháng), chính (chính phủ), chánh (trong chánh án)....
Như vậy, mặc dù đã có cách đọc HV để nhận diện, nhưng việc xác định biến thể nào là từ HV và những biến thể của nó vẫn là một vấn đề vô cùng phức tạp mà cần phải có những biện luận xác đáng và cụ thể mới có thể khẳng định được.
- Từ Hán Việt Việt hóa: Nhóm này chỉ có 01 từ, xuất hiện 10 lần, chiếm 0,62%.
Tuy số lượng từ rất ít nhưng nếu tính trung bình TSXH của nó với toàn bộ số từ TVNB thì nó lại chiểm tỷ lệ không phải là nhỏ. Cụ thể là:
Từ Hán Việt
Việt hóa Từ HV Nghĩa
lại lai đến
Ví dụ: ...thấy Trường Khanh đương đứng trước cửa nhà mà nói chuyện với một
cô nhỏ, nghĩ chắc cô ấy là Băng Tâm, nên mừng rỡ đi riết lại [4, tr. 123].
- Từ gốc Hán phương ngữ: Nhóm này xuất hiện trong Ai làm được nhiều nhất,
với 13 từ, sử dụng 36 lần, chiếm 2,23%. Chúng chủ yếu là các từ xưng gọi thân mật, suồng sã. Cụ thể là:
Từ Hán gốc
phƣơng ngữ Nghĩa Chức năng
a đó, đấy Ngữ khí từ
cắc đơn vị tiền tệ tương đương 1/10 của đồng Danh từ chệc tiếng gọi thông tục những người đàn ông
gốc Hoa
Đại từ nhân xưng ngôi 3
chẹt (đường sá) nhỏ, hẹp Tính từ
ghe phương tiện chuyển trên sông nước, lớn hơn xuồng
Danh từ
khị nó Đại từ nhân xưng ngôi 3
mái chín người quản lý mua bán hàng hóa, người môi
giới buôn bán... Danh từ
ngộ tôi, tao Đại từ nhân xưng ngôi 1
nị anh, chị, mày Đại từ nhân xưng ngôi 2
qua anh Đại từ nhân xưng ngôi 1
tiệm quán Danh từ
trạo phu người trèo ghe Danh từ
tằng khạo chủ thầu Danh từ
Những từ HPN này vừa có gốc Quảng Đông (ngộ, nị, khị, chệc, chẹt...), vừa có gốc Triều Châu (qua, mái chín...). Chúng chủ yếu xuất hiện ở các khu dân cư có nhiều người Hoa sinh sống và làm ăn. Vì thế, những từ trong xưng hô, giao tiếp cũng phản ánh rõ nét điều này.
Ví dụ: Hai chị em đi coi với bà Sáu lên tới Nhà Thờ, thì gặp một chú mái chín
cứ theo chọc ghẹo hoài. Hai chị em mắc cỡ, muốn dắt nhau trở về [4, tr.135].
Theo một số cách giải thích, mái chín là một từ gốc Hoa mãi tấn hay mãi tiến phát âm tiếng Triều Châu là mái chíng và được Việt hóa thành mái chín. Từ này có nghĩa tương đương với từ mãi biện, đọc theo giọng Quảng Đông là mại pál. Sau đó, mãi biện được Việt hóa thành mại bản, có nghĩa là: Người quản lý mua bán hàng hóa,
người môi giới buôn bán, người quản lý việc chở hàng, chở khách trên tàu thủy. Cũng theo Cao Tự Thanh, hai từ cắc và tiệm đều xuất phát từ tiếng Hoa. Cắc là
giác, chỉ một đơn vị tiền tệ tương đương với hào trong tiếng Việt, bằng 1/10 của
2.3.4.3. Lớp từ vay mượn gốc Ấn - Âu
Theo bảng thống kê của chúng tôi, lớp mượn gốc Ấn - Âu trong Ai làm được có 06 từ, xuất hiện 25 lần, chiếm 1,55%. Tất cả đều là danh từ, có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Cụ thể là:
Từ gốc Pháp Nguyên ngữ Nghĩa
ba ton bâton gậy
bong pont sàn tàu tầng trên (boong) cu ly cooly, couli phu khuân vác
lon ton planton tùy phái (người lo việc chạy công văn) síp-lê/xíp-lê siffler thúc kèn, kéo còi
xích đu ghế để ngả lưng
Điều đáng nói là, số lượng từ gốc Pháp xuất hiện không nhiều và khả năng lặp lại của chúng giữa các tác phẩm cũng rất ít. Trong tác phẩm này, chúng tôi thấy chỉ lặp một từ duy nhất là ba ton nhưng lại được viết bằng nhiều cách khác nhau. Ở Nghĩa
hiệp kỳ duyên, Nguyễn Chánh Sắt dùng luôn nguyên ngữ là bâton; còn ở Ai làm được, Hồ Biểu Chánh lại dùng theo âm đọc ba ton. Điều này cho thấy, khi viết tác
phẩm, Hồ Biểu Chánh đã xác định rõ đối tượng mà ông hướng tới chính là tầng lớp nhân dân. Đó là lí do vì sao các từ ngữ ông dùng đều gần gũi, dễ hiểu và các từ tiếng Pháp cũng được ông Việt hóa một cách tối đa. Những từ này hầu hết đều mới xuất hiện trong tiếng Việt giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.
Chúng tôi xét một trường hợp với từ lon ton. Về mặt lịch đại, từ này chưa hề xuất hiện trong TĐVBL cách đó 02 thế kỷ. Về mặt đồng đại, nó cũng không xuất hiện ở hầu hết các từ điển cùng thời như TVTVĐT (1838), TĐVP (1849), ĐNQATV (1895- 1896) mà chỉ xuất hiện duy nhất trong VNTĐ (1931)thời kỳ này với nghĩa “dáng đi
đon đả nhanh nhẩu” [20, 312]. Đến thời hiện đại, tra trong cuốn TĐTNNB (2009) thì
từ này đã được phát triển thêm nghĩa. Thứ nhất, dựa trên nghĩa dịch ban đầu là “người lo việc chạy công văn”, nó được phát triển thành nghĩa thứ hai “chỉ chung
những người làm nhiệm vụ giúp việc, luôn đi theo sau để phục vụ người có chức phận với hàm ý xem thường”. Nghĩa thứ hai là “từ mô phỏng âm thanh của những giọt mưa rơi trên mái tôn nhà” [42, 779]. Như vậy, TĐTNNB không thấy nhắc đến nghĩa “dáng đi đon đả nhanh nhẩu” như trong VNTĐ. Nhưng nó lại được dùng trong tiếng
ngắn liên tiếp, có vẻ phấn khởi, hồ hởi” [46, tr. 1036]. Như vậy, từ lon ton được du
nhập vào tiếng Việt từ khoảng nửa đầu thế kỷ XX, đến nay vẫn còn được dùng cả trong toàn dân và trong TVNB, nhưng có các nét nghĩa khác nhau.
2.3.4.4. Lớp từ gốc khác
Lớp từ này xuất hiện 100 lần, chiếm tỷ lệ 6,18%. Trong đó có hai từ rạch và á phiện đã xác định được nguồn gốc, còn lại đều chưa xác định.
Rạch là dòng nước tự nhiên, nhỏ hơn sông. Theo Lê Trung Hoa (trong “Phương
ngữ: Từ địa phương chỉ địa hình trong địa danh Nam Bộ”): “Ở Trung Bộ và Bắc Bộ
hoàn toàn vắng mặt từ này. Còn ở Nam Bộ, nó hết sức phổ biến và các nhà nghiên cứu đếu nhất trí là nó có nguồn gốc từ từ Khmer prêk”. Trong TVTVMN, khi giải thích cho tên của một số con rạch của Nam Bộ, Vƣơng Hồng Sển dẫn ra một số ví dụ được trích trong di cảo của Trƣơng Vĩnh Ký cũng có kết quả tương tự, cụ thể là: Cụm từ Rạch Bà Kí có tên Khmer (hay Cơ Me theo cách gọi của tác giả) là “Tonlé
prêk kompong koki”, Rạch Cái Thia là “prêk lau tie”, Rạch Chanh hay Đăng Giang
là “prêk kroc”.... [35, tr. 543].
Theo cách giải thích của Nguyễn Hữu Ƣớc (trong “Chữ Việt gốc Khmer đại cương”), từ á phiện cũng là một từ Việt hóa của từ Khmer a-phiên. Nó có nghĩa là
“loại thuốc khi hút có hậu quả là bệnh ghiền”, có tên HV là nha phiến.
Đối với những từ chưa xác định, chúng tôi có thể lấy ví dụ như: đặng (rồi, được...), ké né (e thẹn, ngại ngùng), lòn cúi (luồn cuối), tỵ trần (từ trần), húng hiếp
(bắt nạt), tưng tiu (nâng niu, xu nịnh) ...
Ví dụ: Vậy nếu chuyện tôi in ra đây, làm cho đẹp lòng mọi người đặng, thì tôi lấy
làm có phước lắm.... [2, tr. 17].
Đặng ở Ai làm được cũng như các tác phẩm trước đều được sử dụng với tần số rất
cao, trên 150 lần với 06 nghĩa khác nhau “1. có khả năng tiếp nhận điều gì đó; 2. được (đạt yêu cầu gì đó); 3.thắng trong việc gì; 4. để; 5. rồi; 6. (thời gian) tới”. Nếu so sánh 06 nghĩa này của đặng (được) ở ví dụ trên với nghĩa được Đào Duy Anh giải thích trong HVTĐ thì có vẻ không liên quan gì: Đặng là “Tên nước ngày xưa bên
Tàu - Tên họ” [2, tr. 258]. Trong ĐNQATV, đặng là đựng [10, tr. 270]. Còn trong TĐTNNB, đặng gần như có nghĩa tương đương như được khảo sát trong ngữ liệu
khi vào hệ thống từ vựng TVNB, nó bị mất nghĩa ban đầu rồi phát triển thêm nhiều nghĩa mới. Hoặc nó là một từ thuần Việt nhưng đồng âm với từ này trong tiếng Hán. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác, cần phải có thời gian và điều kiện để nghiên cứu kỹ lưỡng về từ nguyên.