7. Bố cục của Luận văn
2.3.1.4. Các từ có nguồn gốc khác
Theo bảng thống kê, những đơn vị (từ hoặc âm tiết) này có TSXH chiếm 9,08% bao gồm cả những từ đã xác định được nguồn gốc (Mã Lai, Khmer) hoặc chưa biết xếp vào gốc từ nào (chưa xác định).
Một số từ đã nhận diện được nguồn gốc như: cù lao, vàm, rạch... Trong đó, cù
lao (một cồn đất to nổi lên ở giữa hồ) được mượn từ một từ gốc Mã Lai là pulaw
[31, tr. 93].
Ví dụ: Ngoài cửa có cái hồ Hoàn gươm rộng lớn; giữa hồ lại có cái cù lao nho
nhỏ có cất cái miễu Ngọc Sơn, cây cối im rợp huyền vũ coi tươi tốt. Nhà thiên hạ, phố xá ở bao lấy miệng hồ [1, tr. 32].
Vàm (vàm, vàm kinh, vàm rạch) là một danh từ có nghĩa là cửa sông hay cửa biển
vốn là một từ gốc Khmer piam/piêm [31, tr. 92] được người Nam Bộ mượn vào hệ thống từ vựng của mình từ lâu. Nó được sử dụng nhiều ở vùng đồng bằng sông nước phía Nam và sau này mới xuất hiện ở trong một số từ điển ở khu vực phía Bắc.
Ví dụ: Tối chạng vạng thuyền mới tới bến, đậu ngoài vàm rạch. Cho người đem
thiệp lên trình [1, tr. 2].
Giải thích rất chi tiết về nguồn gốc của vàm, Vƣơng Hồng Sển cho rằng: “Tiếng này ngoài Bắc, trước đây, không có trong nhiều từ điển in ở Hà Nội. Vì dùng và nghe thường quá, tưởng đâu đó là tiếng Việt, khảo ra mới biết vốn là tiếng Cơ Me (Khmer), ta đã Việt hóa từ hồi Nam Tiến. Vàm do chữ Pãm, Péam của Cơ Me biến
ra. Péam là cửa biển, cửa sông. Người trước trong Nam dịch là Vàm. Ông Nguyễn
Tạo, không thấy chữ Vàm, đã dịch Péam là Phiếm (cửa sông) Ông Chưởng, thay vì Vàm Ông Chưởng [35, tr. 688].
Một số từ chưa xác định được nguồn gốc, Luận văn có thể kể ra như: trừu (trừu bông), phiêu (giặt, xả, ngâm), xây (xây khiến), chỉ xả (chỉ một cách bâng quơ không chủ đích), câm (giận câm gan)....
Ví dụ: Thường người ta phiêu hàng lụa thì đều dùng nước hồ ấy mà làm. Tục ngoài ấy hay nói: Làm người phải cho cả ý; người nào mang bị là người Tây Hồ; mang bị là mang hàng lụa đi đến đó mà giặt mà xả [1, tr. 9].
Tóm lại, Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi được viết vào đúng giai đoạn chữ Quốc ngữ bắt đầu phát triển ở miền Nam nói riêng và cả nước nói chung. Vì thế dù các từ thuần Việt được dùng nhiều nhưng từ Nam Bộ lại chiếm tỷ lệ ít hơn. Chúng được diễn đạt gần gũi, dễ hiểu nên chưa có nhiều sự khác biệt so với từ toàn dân.
Các từ vay mượn tương đối phong phú, đặc biệt là lớp từ vay mượn gốc Hán nhưng lại tập trung chủ yếu vào nhóm chỉ chức vị hay đơn vị hành chính. Các từ vay mượn gốc Ấn - Âu, Khmer, Mã Lai...tương đối ít và không được dùng phổ biến.
2.3.2. Từ vựng TVNV trong Thầy Lazaro Phiền - Nguyễn Trọng Quản
Bảng 2.3: TSXH của các lớp từ trong Truyện thầy Lazaro Phiền
Tên tác phẩm Lớp từ vựng TVNB (TSXH & Tỉ lệ %) Tổng Từ thuần Việt Từ vay mƣợn Từ gốc khác Gốc Hán Gốc Ấn - Âu Cổ HV HV HVVH HPN Gốc Pháp Khác 2 - Truyện thầy Lazaro Phiền 377 10 226 2 0 18 2 0 636 59,28 % 1,57 % 35,53 % 0,47 % 0 % 2,83 % 0,31 % 0 % 100 % 2.3.2.1. Lớp từ thuần Việt
Theo bảng 2.3, lớp từ thuần Việt có 75 từ xuất hiện 377 lần, chiếm hơn nửa TSXH của các từ vựng TVNB trong toàn tác phẩm 59,28%. Đây chủ yếu là những từ chỉ hành động, trạng từ chỉ thời gian, danh từ hay đại từ chỉ sự vật hay chỉ người ngôi thứ 2 như:.
- Nhóm từ chỉ hành động: bày đặt (bắt chước, bày ra), mướn (thuê), rước (đón),
mắc (bận), tỏ (nói, kể), trốn lánh (trốn lánh), binh vực (bênh vực), biểu (bảo), hay
(biết), chịu (đồng ý), coi (xem, đọc, trông nom, có vẻ như), giọng ra (chao động), ngấc (ngước), bộ (giả vờ, hình như), giực (giật), chận (chặn), bắt (cảm thấy, cảm
giác), mầng rỡ (mừng rỡ), cất (cúi, dựng nhà cửa, bắt đầu cuộc hành trình..), cuối/cuối xuống (cúi xuống), day (quay), giặc (đặt thuốc), kíp (mau, gấp), gặc (gật), cụ cựa (cục cựa)... Dễ thấy trong những từ này có khá nhiều từ cổ hoặc đọc theo ngữ
âm cổ.
Ví dụ: ...tôi có dụng ý lấy tiếng thường mọi người hằng nói mà làm ra một chuyện
hầu cho kẻ sau coi mà bày đặt cùng in ra ít nhiều chuyện hay [2, tr. 16].
Riêng trường hợp của từ kíp (mau, gấp), tác giả Nguyễn Thị Lâm khi nghiên cứu về Chữ Nôm trong Thiên Nam Ngữ Lục giải thích: kíp (= cấp), kịp (= cập)... là những chữ Nôm còn mang dấu vết vần HV cổ. Đây là những trường hợp người Việt
sáng tạo ra chữ của mình dựa trên việc ghi lại âm đọc chữ Hán, có sự đối lập vần. Cụ thể ở ví dụ trên là đối lập i-â. Cách này cũng thấy nhiều trong tiếng Việt như sự đối lập: a-â, â-u trong trái - trấy, dâu - du... ở tiếng Việt Trung Bộ. Và theo tác giả
đây có sự cân nhắc lựa chọn. Đằng sau những cách ghi đó là những mối quan hệ ngữ âm vốn có trong lịch sử tiếng Việt” [56].
- Nhóm trạng từ chỉ thời gian: xưa rày (từ trước tới nay), chặp (1 lúc), rày (nay), kíp (mau, gấp), bữa (buổi, hôm)...
Ví dụ: Thầy ấy ngó tôi một chặp rồi mới nói rằng:
“Thầy hỏi tôi đi đâu làm chi ?” [2, tr. 19].
- Nhóm danh từ hay đại từ Nam Bộ chỉ sự vật hay chỉ người ngôi thứ 2: đờn
(đờn ông, đờn bà), bỏ (cách gọi trong đạo một người đàn ông nhận đỡ đầu một
người nào đó, chết, cho rơi xuống), bây - bay (bọn mày, chúng mày), con nước (lần dâng lên hay rút xuống của thủy triều), vú (người phụ nữ đỡ đầu tinh thần cho một người nào đó trong đạo Thiên Chúa), đôi bạn (vợ chồng), đứng (đấng)....
Ví dụ: Bỏ và vú thấy tôi mồ côi, mà đem tôi về nuôi như con ruột, mà tôi chưa
đền ơn ấy được nay bỏ vú lại muốn lo đôi bạn cho tôi nữa, thì tôi khi nào trả nghỉa cho vú bỏ cho xong ơn ấy kể sao cho xiết?”
Có một điều đặc biệt trong lớp từ thuần Việt ở tác phẩm này là, TSXH cao nhất không thuộc về những lớp từ “chính” mà củ yếu thuộc về lớp từ “phụ”, có nhiệm vụ bổ sung nghĩa, thể hiện mục đích, nhấn mạnh hoặc thể hiện ý nghi vấn, không chắc chắn cho điều định nói ra như:
Từ TVNB TSXH
chăng (không) 12 lần chi (gì) 19 lần
Ví dụ: Đã biết rằng: xưa nay dân ta chẳng thiếu chi thơ, văn, phú, truyện nói về
những đứng anh hùng hào kiệt, những tay tài cao trí cả rồi đó; mà những đứng ấy thuộc về đời xưa chớ đời nay chẳng còn nữa [2, tr. 17].
Cũng phải nói thêm, Truyện thầy Lararo Phiền là 1 trong những tác phẩm thuộc giai đoạn đầu của văn học mới ở Nam Bộ nói riêng và ở Việt Nam nói chung sử dụng chữ Quốc ngữ. Nó lại“thực hiện mô hình tiểu thuyết của văn học Pháp, với một kỹ
thuật thô sơ non kém” [2, tr. 7] nên từ ngữ của Nguyễn Trọng Quản dùng trong tác phẩm có khá nhiều từ chưa được chuẩn chính tả. Chẳng hạn như: bỡi đó (bởi đó), giám (dám), nầy (này).
2.3.2.2. Lớp từ vay mượn gốc Hán
Từ cổ Hán Việt:
Lớp này có 03 từ, xuất hiện 10 lần, chiếm 1,57% trong toàn bộ tác phẩm. Chúng lần lượt là danh từ, tính từ và đại từ ở ngôi thứ 2. Nếu so với cả lớp từ gốc Hán thì số lượng này không đáng kể, nhưng so với các nhóm còn lại thì nó có TSXH thứ 2, sau nhóm từ HV (35,53%).
Cổ HV HV Nghĩa
Chúa Chủ Đấng tối cao
buồn phiền có tâm trạng u sầu, không vui mi mày là đại từ xưng hô
Ví dụ: ... Đứng đó lòng buồn một ít vì phải xa cách nhà cửa vợ con hơn tám bữa, cho nên dầu trên bờ đèn sáng như ngày, kẻ qua người lại xe ngựa rầm rầm, đầy dẫy những kẻ vui chơi, tôi cũng chẳn đem trí mà xem các sự ấy....” [2, tr. 19].
Trong Truyện thầy Lararo Phiền, buồn và phiền được dùng song song với nhau và được lặp đi lặp lại, trong đó “buồn” được kết hợp với “bực” để diễn tả nỗi sầu khổ, uất ức khó nói nên lời.
Ví dụ: ... song vừa giay mặt lại thì tôi thấy một thầy tu đứng gần bên tôi và ngó xuống nước một cách rất buồn bực lắm [2, tr. 19].
Từ Hán Việt:
Từ HV chiếm tỷ lệ cao thứ 2 trong tác phẩm với 49 từ, xuất hiện 226 lần, chiếm 35,53%. Lớp từ này thuộc nhiều thể loại khác nhau nhưng có chức năng quan trọng trong việc miêu tả lại quá trình “phạm tội” và diễn đạt nội tâm phức tạp của nhân vật kể chuyện cùng sự ăn năn day dứt của ông. Nó tập trung chủ yếu vào 2 vấn đề:
Thứ nhất, các đơn vị biến thể ngữ âm HV xuất hiện tương đối nhiều, chúng tập trung vào các từ phổ biến như: bịnh (bệnh), sanh (sinh), nhựt (nhật), giái (giới), lãnh (lĩnh), lịnh (lệnh), nhơn (nhân), thiệt (thật), bổn (bản), phước (phúc), quờn (quyền)...
Chúng tôi gọi “đơn vị” vì có những trường hợp dùng được độc lập như từ (như bịnh,
sanh, đương, lãnh, lịnh, nhơn, thiệt..), nhưng cũng có những trường hợp chỉ dùng như
âm tiết/hình vị, không thể đứng độc lập mà phải kết hợp với các đơn vị khác để tạo nên 1 từ có nghĩa (như nhựt, giái, chánh, bổn...).
Ví dụ: Tôi không đi Bà-rịa, tôi đi dưởng bịnh tại Vũng-tàu, vì tôi có bịnh tức đã
hai năm nay; song tôi tưởng đi cũng vô ích, vì tôi biết tôi không còn sống đặng hơn nửa tháng nữa đâu [2, tr. 20].
Sở dĩ chúng tôi xếp các từ trên vào trường hợp biến thể ngữ âm HV trong lớp từ vay mượn gốc Hán của từ vựng TVNB là bởi, rõ ràng đây là các từ gốc Hoa đọc theo âm HV được dùng trong tiếng Việt toàn dân. Nhưng vì lí do nào đó trong lịch sử, người Nam Bộ đã đọc chệch đi mà khi nghe họ phát âm chúng ta vẫn hiểu được nghĩa. Một số từ này cũng được Đào Duy Anh chú thích với nghĩa tương đương nhau trong HVTĐ. Chẳng hạn: bịnh=bệnh: Đau ốm - Lo, buồn - giận, nhục - nết xấu - làm hại [2, tr. 64]; lịnh=lệnh: Bố cáo ra - Thời tiết - Quan huyện - Tốt đẹp - Lời kính xưng đối với người khác [2, tr. 453]...
Thứ hai, những từ có tính chất “mạnh” để thể hiện quá trình phạm tội cũng như sự dày vò tâm can của một người “có đạo” lỡ mắc sai lầm lớn nhất trong đời: báo cừu
(trả thù), bội phần (gấp nhiều lần lên), cam khổ (sung sướng và khổ cực), cầu nguyện (cầu xin thành khẩn, mong mỏi điều tốt lành), cùng (hết, cuối cùng), hoài (mãi, liên
tục không ngừng), tang án (tang vật, tang chứng trong vụ án), trường án (nơi xử án),
vô (vào), xán (hết, khỏi bệnh), xứ (quê quán, 1 nơi nào đó)....
Ví dụ: Nhưng dầu cực thể nào tôi cũng làm như không có sự gì vậy. Song thật trong lòng tôi quyết kiếm thế nào mà báo cừu hai người đã phá sự phước tôi như vậy
[2, tr. 35].
Sự xuất hiện nhiều của nhóm từ HV phần nào được thể hiện rõ ở ví dụ trên khi chỉ có 2 câu ngắn mà có tới 4 từ HV.
Từ Hán Việt Việt hóa:
Nhóm từ này chỉ có một từ phép (quyền lực) - từ HVVH của pháp [28, tr. 234], xuất hiện 3 lần, chiếm 0,47% tỷ lệ toàn tác phẩm.
Ví dụ: Vậy quan tham biện liền cho tôi đủ quờn phép khí giái quân lính cùng dạy
tôi phải lo xuất hành cho kíp. Khi tôi đặng phép thì trong lòng tôi bồi hồi run sợ, nữa vui nữa buồn, vì tôi có ý xin đặng đủ quờn phép mà làm một sự quái gở kia, cho bằng lòng tôi mới thôi [2, tr. 36].
Dễ nhận thấy, phép không nằm rải rác mà tập trung ở 3 câu liền nhau nhằm nhấn mạnh tới cái “công cụ” đắc lực giúp nhân vật thầy Lararo Phiền trả thù cho sự ghen tuông mù quáng của mình chính là “quyền lực”.
2.3.2.3. Lớp từ vay mượn gốc Ấn - Âu
Từ mượn gốc Ấn - Âu trong Truyện thầy Lararo Phiền được sử dụng phong phú và đặc biệt hơn so với Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi. Có khoảng 10 từ, xuất hiện 20 lần, chiếm 3,14% tỷ lệ toàn tác phẩm. Những từ này hầu hết là gốc Pháp, gốc Hy Lạp cổ chỉ quốc tịch, tên quốc gia hoặc tên người. Ví dụ:
Từ vựng TVNB Tiếng Hy Lạp và chƣa xác định Nghĩa Từ vựng TVNB Tiếng Pháp Nghĩa Allenanha ? người Đức Verô (Liểu) Vero
tên gọi theo đạo Thiên Chúa
Greco gréco- Nước
Hy Lạp Mi Lazarô Lazare
tên gọi theo đạo Thiên Chúa Khirixitô Khristos/Cristo/
Christus
Chúa
Kito Mi Lazare Lazare
tên gọi theo đạo Thiên Chúa
Trong các trường hợp tiêu biểu nêu ở trên, Luận văn chưa xác định được từ nguyên của Allenanha. Theo chúng tôi phỏng đoán, có thể đây là 1 cách gọi cũ hoặc gọi theo tên địa danh nào đó mà tác giả dùng để ám chỉ người Đức [2, tr. 30].
Ví dụ: Đến năm 1870 là năm có giặt người Allemanha và người Phalangsa
đánh cùng nhau thì hai anh em tôi ra đi thi tại Saigon [2, tr. 30].
Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ Khirixitô (hoặc Kirixitô) rất có thể xuất phát từ
tiếng Hy Lạp cổ Christós (Đấng xức dầu) để gọi Chúa Kito (chúa Giê Su) trong Kito giáo. Nó được mượn theo hình thức phỏng âm hoặc phiên âm. Tuy nhiên, chúng tôi không tìm được trường hợp tương ứng nào của từ này trong TĐVBL (1651), VNTĐ (1931) hay các từ điển cùng thời khác.
Năm 2008, trong bài viết về Đặc ngữ Công Giáo Việt Nam: Tìm hiểu các danh
xưng Kirixitô - Kitô - Gia Tô - Cơ Đốc, Nguyễn Long Thao lại giải thích nguồn gốc của Kirixitô bằng cách nêu ra các giả thuyết của một số tác giả khác: “Kirixitô -
Kitô: là tiếng phiên âm của từ Cristo trong tiếng Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha có
dịch chữ Cristo có nghĩa là Chúa Cứu Thế nên đã phiên âm từ Cristo thành Kirixitô. Theo Linh Mục Trần Anh, Dòng Tên tại Georgetown Jesuit Community, Washington cho biết, danh từ Kirixitô thật ra là phiên âm từ Christus, tiếng Latin qua tiếng Nhật. Người Nhật ở thế kỷ XVI đã dùng danh tư Kirishitan để gọi các Kitô Hữu. Các thừa sai dòng Tên đã làm việc ở Nhật trước khi sang Việt Nam làm việc với Nhật kiều ở Hội An nên đã dùng danh từ Kirixitô”. Tuy nhiên, theo
Nguyễn Long Thao, hai cách giải thích này cần được xác minh bằng tài liệu cụ thể. Chỉ biết rằng “Người Công Giáo Việt Nam dùng từ Kirixitô mãi tới giữa thế kỷ 20 thì đổi sang Kitô” [58].
Như vậy, cho đến nay, việc xác định nguồn gốc của từ Khrixitô vẫn chưa được thống nhất. Nhưng nếu xét ở góc độ “đọc gần giống hoặc viết gần đúng” theo cách thông thường mà dân ta vẫn Việt hóa các từ gốc Ấn - Âu khác (như Moskow -> mát-xơ-cơ-va, aldehyde -> an - đê - hit, acid -> axit...) thì rất có khả năng nó xuất
phát từ tiếng Hy Lạp cổ Christós.
Tương tự với trường hợp của từ Greco. Trong tác phẩm, nó được dùng như một từ độc lập để chỉ đất nước Hy Lạp (Greece). Tuy nhiên, trong tiếng Latinh, nó lại là một tiền tố kết hợp với các đơn vị khác chỉ tên hoặc những gì thuộc về thời La Mã cổ đại, được viết dưới dạng “gréco-”, chứ ít khi đi một mình. Ví dụ: Greco-Roman
(Thời La Mã cổ đại), Greco-Roman wrestling (môn đấu vật thời La Mã cổ đại),
Greco-Roman culture (nền văn hóa La Mã cổ đại)…. Greco đi một mình trong các
trường hợp: chỉ một giống nho của Ý có nguồn gốc cổ xưa (an Italian grape variety of ancient origins), một huyện của MiLan - Ý (district of Milan, Italy) hay là tên của một dòng họ (a list of people with this surname)…. [48]. Điều này chứng tỏ, khi thâm nhập vào TVNB, cương vị ngữ pháp của“Greco” đã được tăng thêm một bậc, từ “hình vị” trở thành từ.
2.3.2.4. Nhận xét
Nhìn chung, chỉ vẻn vẹn có 30 trang in, nhưng Truyện thầy Lararo Phiền của
Nguyễn Trọng Quản có nhiều ý nghĩa về mặt ngôn ngữ. Trước hết, câu văn của ông “lấy tiếng nói thường mọi người hằng nói ra” nên sử dụng nhiều TVNB, đặc biệt là từ Nam Bộ, thậm chí còn mắc nhiều lỗi sử dụng thanh điệu (bải trường/bãi
câu văn dịch từ Pháp ngữ và đậm chất tôn giáo (Thiên Chúa giáo) nhưng chúng lại sử dụng tương đối nhiều từ vay mượn gốc Hán. Những từ này tập trung vào đặc tả quá trình “phạm tội và sám hối” của một người có Đạo. Các từ vay mượn Ấn - Âu của Nguyễn Trong Quản tuy chỉ xếp thứ 3 nhưng đều là danh từ và có nguồn gốc tương đối đặc biệt. Có lẽ cũng chính vì cái “lạ mà quen, quen mà lạ” cả về nội dung lẫn cách sử dụng ngôn ngữ so với văn học truyền thống này nên Truyện thầy Lararo
Phiền của Nguyễn Trọng Quản đã không được đông đảo người dân Nam Bộ thời kỳ đó đón nhận.
2.3.3. Từ vựng TVNB trong Nghĩa hiệp kỳ duyên - Nguyễn Chánh Sắt