7. Bố cục của Luận văn
2.3.1. Từ vựng TVNB trong Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi Trương Vĩnh Ký
Nguyễn Phong Nam - Đại học Đà Nẵng khi bàn về thể tài du ký trong Chuyến
đi Bắc kỳ năm Ất Hợi của Trƣơng Vĩnh Ký có nhận xét: “Tính chất hiện đại, mới
mẻ được bộc lộ rất rõ ràng thông qua cảm quan, giọng điệu, ngôn từ, cấu trúc của tác phẩm...”. Theo chúng tôi, nhận xét này không chỉ đúng khi nghiên cứu tác phẩm
mẻ” đó không phải thể hiện ở việc Trƣơng Vĩnh Ký dùng vốn ngoại ngữ uyên bác của mình vào đó. Nó cũng không phải là việc ông đưa những văn hóa “rất Tây” vào cuốn nhật ký ghi chép về những cái rất thuần Việt. Nó thể hiện ở việc ông chọn thể tài du ký và dùng chính những ngôn từ “rất Việt” bằng chữ Quốc ngữ để nói về một hành trình tự do tự tại của một lữ khách có tâm hồn rất đỗi phóng khoáng mà ở thời điểm đó còn gây nhiều tranh cãi. Ông đã dùng giọng văn chân chất của miền Nam để viết về cái “quốc hồn quốc túy” mang đặc trưng Bắc Bộ. Chính điều đó tạo nên sự thú vị và hấp dẫn. Sau đây là những con số cụ thể:
Bảng 2.2: TSXH của TVNB trong Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi
Tên tác phẩm Lớp từ vựng TVNB (TSXH & Tỉ lệ %) Tổng Từ thuần Việt Từ vay mƣợn Từ gốc khác Gốc Hán Gốc Ấn - Âu Cổ HV HV HV VH HPN Gốc Pháp Khác 1 - Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 336 20 471 13 0 9 2 85 936 35,90 % 2,14 % 50,32 % 1,39 % 0 % 0,96 % 0,21 % 9,08 % 100 % 2.3.1.1. Về lớp từ thuần Việt
Theo bảng 2.2, trong 32 trang khảo sát Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi, có 281 từ TVNB thì có 135 từ thuần Việt, xuất hiện 336 lần, chiếm 35,9%.
Điều đáng lưu ý là, lớp từ thuần Việt mà Trƣơng Vĩnh Ký dùng không tập trung nhiều vào các nhóm từ chỉ thực vật, động vật nuôi (gắn với đời sống nông nghiệp); nhóm từ chỉ bộ phận trên cơ thể người, động vật; các nhóm từ chỉ màu sắc, phương hướng hay các nhóm từ chỉ các hiện tượng tự nhiên...; mà có khoảng 70% số từ chỉ hoạt động của con người và thiên nhiên, sau đó là các danh từ “cũ” chỉ những đồ vật sinh hoạt hàng ngày, tên những trò chơi hay danh từ thuộc các loại hình nghệ thuật dân gian, sau đó là các tính từ biểu thị cảm xúc, hành động, sự vật ông thấy trên lộ trình du ký của mình. Chẳng hạn:
Từ chỉ hoạt động
của con ngƣời và thiên nhiên nghệ thuật dân gian Từ chỉ văn hóa, Các từ khác
bâng mão cỏm rỏm
bới cầm chầu đông nức
bung cô đào vắn
choán bìu rùng rùng
dẫy liêm phay pháy
quày nhà trò... quai nhặt
rông nực
thài lai... rốt..
Như vậy, phần lớn những từ trên đều thuộc nhóm từ cổ, miêu tả quang cảnh, lễ hội, chùa chiền, các trò chơi hay các loại hình nghệ thuật dân gian thuộc khu vực phía Bắc. Đến nay, chúng chỉ còn trong các tác phẩm văn thơ hoặc chỉ tồn tại trong các loại hình nghệ thuật dân gian cần được bảo tồn.
Ví dụ 1: Khi đám tiệc, hội hữu, hôn tế, kỳ yên, chạp miễu, thường hay dụng nhà
trò. Nhà trò là con gái đương xuân sắc chuyên tập nghề ca xướng, tục kêu là cô đào.
Có đám tiệc, thì người ta rước tới hát, thường hát theo ca trù, giặm Thúy Kiều, câu hát, thơ phú, hoặc kể truyện. Hát cũng khi ngồi khi đứng, tay nhịp sanh, miệng hát nhiều cung bậc giọng thấp giọng cao ngân nga hay và êm tai lắm; có chú kép ngồi một bên gảy (khảy) cái đờn đáy, lại có người đánh trống nhỏ cầm chầu....[1, tr. 12].
Chỉ trong có 4 câu ngắn mà tác giả đã sử dụng tới 14 từ thuần Việt, trong đó có 11 từ gắn với loại hình hát ca trù và một số loại hình nghệ thuật dân gian khác như: chạp
miễu (sửa sang chùa chiền cuối năm), nhà trò (người múa hát cho đàn ông để giải
trí), ca trù (một loại hình biểu diễn dân gian bằng sự kết hợp cả ngâm, hát và nói),
giặm (dặm), cầm chầu (người đánh trống cái trong dàn nhạc để chỉ đạo biểu diễn hay
chỉ huy nhạc công)... và 3 từ Nam Bộ là: kêu (gọi), rước (đón), đờn đáy (đàn đáy). Ví dụ 2: Còn dệt cửi thì làm sàn ra ngoài ao vừa để cái không cửi, ả chức ra đó
lên ngồi dệt, đâm thoi bắt thoi cho liền cho lẹ, nếu trật thoi văng rớt xuống ao thì
thua.
Bắt chạch là một trai một gái tay choàng cổ ôm nhau, tay kia thò vô chum sâu có thả con chạch, ai bắt được thì ăn dải. Tạc tượng là bắt một cô đào nhan sắc có
duyên đẹp đẽ mặc áo lượt thưa rểu, quần lãnh bưởi có ngời ngồi ra tại giữa giàn làm trên ao hồ [1, tr.13-14].
Ở ví dụ 2 cũng có tới 12 từ thuần Việt, bao gồm cả những từ đọc theo ngữ âm cổ và từ Nam Bộ như: ả (từ chung để gọi con gái hoặc phụ nữ), trật (trượt), không cửi (khung cửi), ăn dải (thắng và nhận được giải thưởng), cô đào, ngời (người), chum,
liền, lẹ, rớt (văng rớt), quần lãnh bưởi, áo lượt thưa rểu.
Như vậy, dù có vốn hiểu biết sâu rộng về ngôn ngữ cũng như văn hóa của Tây Âu nhưng dường như Trƣơng Vĩnh Ký vẫn chủ trương sử dụng các từ thuần Việt, đặc biệt là những từ cổ. Điều này vừa thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, vừa thể hiện sự trân trọng đối với tiếng mẹ đẻ và những giá trị văn hóa truyền thống của ông.
2.3.1.2. Về lớp từ vay mượn gốc Hán
Trƣơng Vĩnh Ký viết Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876) tại thời điểm mà
văn hóa, chữ viết, ngôn ngữ Việt Nam vẫn đang chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Hán. Cả tiếng Việt toàn dân và TVNB đều vẫn sử dụng nhiều từ gốc Hán trong văn ngôn. Kết quả mà chúng tôi khảo sát được cũng tương ứng với tình hình đó: Trong 281 từ TVNB, các từ gốc Hán có 151 từ, xuất hiện 504 lần, chiếm 53,85%. Đây là một tỷ lệ cao. Cụ thể là:
Từ cổ Hán Việt:
Trong tác phẩm chỉ có 4 từ nhưng xuất hiện 20 lần và đều là những từ tương đối phổ biến, trong đó: cải (chuyển thành, đổi cho khác đi, làm lại) là cổ HV của giới, tiệc (tiệc tà) là từ cổ HV của tịch, lầu (căn gác, tầng trên) là từ cổ HV của lâu, chúa
(chỉ 1 đấng tối cao có khả năng thần thánh) là từ cổ HV của chủ.
Ví dụ: Đời Lương Võ Đề mới đặt lại là Ái Châu. Nhà Đinh đặt là đạo, Lê đặt là
Lộ, Lý cải ra trại rồi cải ra phủ Thanh Hóa; quảng thái 10 năm cải làm Thanh Đô
Trần [1, tr.25].
Riêng từ tiệc trong từ tiệc tà vốn dĩ là một từ cổ HV của “tịch” nhưng ở đây đã được Việt hóa dưới dạng một từ láy để chỉ về việc ăn uống linh đình nói chung:
Ví dụ: Phong tục cũng đông như Hà Nội; có nhiều học trò, nghề nghiệp thợ thầy
Từ Hán Việt:
Lớp này có số lượng cao nhất trong toàn tác phẩm với 100 từ, xuất hiện 471 lần, chiếm 50,32%. Những từ lớp này tập trung và được lặp lại nhiều lần chủ yếu thuộc các nhóm như:
- Nhóm các từ chỉ chức vị: Tham biện (công chức cao cấp trong các công sở thời
Pháp), Bố chánh (chức quan thời Pháp thuộc, sau Tuần Phủ hoặc Tổng Đốc, chuyên coi việc thuế khóa, tài chính ở tỉnh), Tri huyện (chức quan cai trị 1 huyện thời phong kiến thực dân), Thương chánh (chức quan quản lí việc buôn bán), Bá hộ (chức sắc phong cho người quy tụ lập làng được 1 trăm hộ), Lãnh sự (chức vụ của cán bộ ngoại giao, dưới đại sứ), quan Langsa (cách gọi những người Pháp làm quan thời thực dân)....
Ví dụ: Lúc ở đó, có làm việc quan thế cho ông tham biện Cư, khi ông đi bắn năm
bảy bữa, khi đi cắm phòng, đôi ba bữa...[1, tr.30].
Vào thăm các quan Langsa trong trường thi, ông quan điều hộ Jardon mời ăn
cơm [1, tr. 29].
Langsa (trong quan Langsa) có lẽ là điển hình cho việc “mượn của mượn” ở tác
phẩm này. Trong thư tịch Hán văn cổ của Việt Nam, quốc hiệu nước Pháp Française cũng được phiên âm theo tiếng Hán là Pha Lang Sa hoặc Phú Lang Sa, gọi tắt là Lang Sa [49]. Người Hán đã phiên âm ra và tiếng Việt mượn lại dưới hình thức viết
cách hoặc viết liền Phalangsa (Pha langsa/Pha lang sa) hoặc viết tắt là Lang sa
(Langsa)....
- Nhóm từ chỉ hoạt động của con người/sự vật: hối (tác động bằng lời để việc được nhanh chóng thực hiện), dụng (được tin cậy và được giao cho những việc quan trọng), tụ (tập trung, tụ tập), ưng/ưng ý (hài lòng, bằng lòng), hồi ngữ/hồi (quay trở lại), lược (làm gì một cách qua loa, ngắn gọn), tráng (khỏa mạnh), đề huề (mang, dắt nhau), đậu (phương tiện tạm dừng lại), chưng (ăn diện), cầm (giữ lại),....
Ví dụ: - Qua ngày 18 tháng chạp đề huề xuống tàu. Sớm mai giờ thứ 9 rưỡi nhổ
neo [1, tr.1].
- Minh Mạng năm đầu kể được 58,003 người dân tráng. Nay kể được 70,898
- Nhóm từ chỉ các đơn vị hành chính và đơn vị đo: châu (đơn vị hành chính tương đương với huyện thời phong kiến), tổng (đơn vị hành chính, gồm 1 số xã ở nông thôn thời phong kiến), ấp (làng xóm nhỏ được lập lên ở nơi mới khai khẩn),
trại (khu dân cư mới lập biệt lập với khu dân cư cũ), giáp (1 đơn vị về cư dân), lý (làng), trượng (đơn vị độ dài bằng mười thước), yêu/yêu viên (chu vi)...
Ví dụ:
Cẩm Giàng huyện, 14 tổng, 85 xã, thôn. Đường An huyện, 10 tổng, 66 xã, thôn.
Đường Hào huyện, 9 tổng, 79 xã, thôn, phường, giáp. Thanh Miền, 8 tổng, 61 xã, thôn [1, tr.16].
- Nhóm từ liên quan đến lĩnh vực quân sự-chính trị: khỉ/khởi (khởi nghĩa), thế (quyền lực), trí biến (tài trí), triệt (giữ lại), cần vương (hết lòng vì Vua khi gặp nguy biến), tá quốc (giúp nước), khí giái/khí giới (vũ khí), binh khí (vũ khí của quân lính)... Ví dụ: Sông rồi thấy dơ, mới lấy chơn đạp gò mối mà lấp đi, chẳng ngó được một
cục gì nặng vuông vuông, cầm đem về cho Nguyễn. Nguyễn rửa ra coi thì là cái ấn
ngọc. Nguyễn mới chắc ý trời đã tới, mới giục Lê Lợi ra khỉ nghĩa mà đánh Minh [1,
tr.4].
- Nhóm từ chỉ nơi chốn, địa điểm, thời gian, thời tiết, việc cúng bái, bao gồm: xứ
(nơi trốn, địa điểm), ư (ở), tế tự (thờ cúng), kỳ yên (cầu yên ổn), bội (nhiều), trường
thi, hiệp (hợp), thiệt (thật), trọng thể, bần (nghèo), tiết (sự thay đổi thời tiết ở thời
gian nhất định nào đó trong năm), khí hầu/khí hậu, tử (chết)...
Ví dụ: Ngày tư ngày tết, hay đơm thần quải tổ, mở tiệc ăn chơi, hát xướng, phụ
tiên kỳ thần. Việc tang lễ hay làm trọng thể xa xỉ quá. Nên Tàu có lời rằng: Sanh ư
Quảng Đông, tử tại Hà Nội, gia quan ư Triều miển [1, tr. 14].
Nhìn chung, các từ HV tuy chiếm tỷ lệ cao nhưng nó không thuộc lớp các từ vựng cơ bản, cũng không được sử dụng phổ biến trong đời sông dân dã mà tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực quân sự-chính trị, đơn vị hành chính, nơi chốn, địa điểm công cộng hay nghi lễ thờ cúng...
Từ Hán Việt Việt hóa:
Toàn tác phẩm có 05 từ HVVH, xuất hiện 13 lần, chiếm 1,39%. Đây là con số ít nhất trong các từ vay mượn gốc Hán. Chúng không tập trung ở nhóm từ cụ thể nào:
san/giang san (sơn-núi), trọ (trụ-ở nhờ), trẻ/trẻ học trò (đồng nhi-thiếu nhi), báu
(bảo-quý giá), chầu (triều).
Trong 05 từ này thì có trẻ, trọ và báu vẫn còn được dùng, 03 từ còn lại hầu như không được sử dụng nữa.
Từ gốc Hán phương ngữ:
Chúng tôi không thấy xuất hiện từ HPN nào trong Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi. Có lẽ vì lớp từ này chủ yếu là từ Hán Quảng Đông, Hán Triều Châu, Phúc Kiến... du nhập vào vùng phía Nam của tổ quốc qua con đường khẩu ngữ nên chúng chỉ được dùng bởi những người dân gốc Hoa ở vùng đất này. Vì thế, chúng lại càng không thể xuất hiện trong tác phẩm ở dạng ghi chép, mô tả về quang cảnh, đời sống, văn hóa dân gian.. mang đậm chất Bắc.
2.3.1.3. Về lớp từ vay mượn gốc Ấn - Âu
Lớp từ gốc Ấn - Âu có số lượng ít nhất, 05 từ, xuất hiện 11 lần, chiếm 1,18% toàn bộ từ vựng TVNB có trong tác phẩm, bao gồm: phà, bùng binh, Riminiscere, Oculi,
Wan-sing.
Ví dụ: Ngày 22 tháng giêng bỏ tỉnh Hải Dương mà xuống Hải Phòng. Có quan
đại và quan tuần ngồi phà đi xuồng với nữa [1, tr. 20].
Theo văn cảnh có thể hiểu, từ phà ở ví dụ trên là 1 loại phương tiện chuyển xe cộ và người qua sông. Theo tra cứu của chúng tôi, nó không xuất hiện trong hầu hết các từ điển tiếng Việt cũng như TVNB thời điểm đó, kể cả TĐVBL (1651) hay TĐTNNB (2009). Trong TĐVP của Jean Bonet thì từ này chỉ có các nghĩa là “thổi/gió thổi, thở/hít thở (souffler), làm đổ, làm rơi vãi (répandre) hay là 1 âm tiết
(syllabe sique)” [62, tr. 109-110] chứ chưa có nghĩa như ở ví dụ trên. Phà chỉ xuất
hiện duy nhất trong cuốn VNTĐ (1931), cách thời điểm xuất bản tác phẩm tới 55 năm với nghĩa là “thứ thuyền rộng bề ngang, phẳng lòng, không có mui, để chở
sang ngang” [20, tr. 428].
Như vậy có thể thấy, từ phà không phải là một từ thuần Việt, nó cũng không
thế kỷ XX. Nó chỉ có duy nhất trong VNTĐ - Hội Khai Trí Tiến Đức - cuốn từ điển “tra cứu cả chữ Nho lẫn tiếng Pháp hầu tạo chữ để diễn tả những tư tưởng
mới du nhập vào Việt Nam” [47].
Tuy nhiên, tra cứu trong từ điển tiếng Pháp, chúng tôi lại thấy từ “bac”, phiên
âm là [ba:k] có nghĩa tương đương với ví dụ trên, là phà, đò ngang hoặc bể, thùng,
chậu to. Do đó, chúng tôi suy luận, có thể từ phà mà Trƣơng Vĩnh Ký dùng trong tác phẩm được mượn từ tiếng Pháp với hình thức dịch nghĩa. Các tác giả Vƣơng Toàn, Trần Thị Ngọc Lang [31, tr. 53] cũng khẳng định phà (bắc) là từ gốc Pháp.
Ba từ còn lại, chúng tôi chưa xác định được chính xác từ nguyên của chúng nhưng cũng xin nêu ra ở đây:
+ Riminiscere: Bắt phu chèo riết giờ thứ 4 sáng tới, vừa xem lễ chúa nhựt
Riminiscere [1, tr. 28].
+ Oculi: Sáng ngày nhằm ngày chúa nhựt Oculi, xem lễ [1, tr.29].
+ Wan-sing: Lên bờ đi thăm quan lãnh sự (M. Ture), rồi qua bên kia sông tới
nhà trọ nhà chú Khách Wan-Sing. Sáng bữa sau lại qua ăn cơm nơi quan lãnh sự, rồi đi thăm các thầy làm việc ở đó cho luôn [1, tr. 1].
Dựa vào văn cảnh, chúng tôi phỏng đoán, 2 từ Riminiscere và Oculi là tên của 2 ngày lễ nào đó trong Thiên Chúa giáo. Và chúng tôi đã tìm được cách giải thích cho một trong hai từ này theo TĐVP trên Vietgle [57]: Oculi là một danh từ giống đực chỉ ngày chủ nhật thứ ba của mùa ăn chay trong Thiên Chúa giáo.
2.3.1.4. Các từ có nguồn gốc khác
Theo bảng thống kê, những đơn vị (từ hoặc âm tiết) này có TSXH chiếm 9,08% bao gồm cả những từ đã xác định được nguồn gốc (Mã Lai, Khmer) hoặc chưa biết xếp vào gốc từ nào (chưa xác định).
Một số từ đã nhận diện được nguồn gốc như: cù lao, vàm, rạch... Trong đó, cù
lao (một cồn đất to nổi lên ở giữa hồ) được mượn từ một từ gốc Mã Lai là pulaw
[31, tr. 93].
Ví dụ: Ngoài cửa có cái hồ Hoàn gươm rộng lớn; giữa hồ lại có cái cù lao nho
nhỏ có cất cái miễu Ngọc Sơn, cây cối im rợp huyền vũ coi tươi tốt. Nhà thiên hạ, phố xá ở bao lấy miệng hồ [1, tr. 32].
Vàm (vàm, vàm kinh, vàm rạch) là một danh từ có nghĩa là cửa sông hay cửa biển
vốn là một từ gốc Khmer piam/piêm [31, tr. 92] được người Nam Bộ mượn vào hệ thống từ vựng của mình từ lâu. Nó được sử dụng nhiều ở vùng đồng bằng sông nước phía Nam và sau này mới xuất hiện ở trong một số từ điển ở khu vực phía Bắc.
Ví dụ: Tối chạng vạng thuyền mới tới bến, đậu ngoài vàm rạch. Cho người đem
thiệp lên trình [1, tr. 2].
Giải thích rất chi tiết về nguồn gốc của vàm, Vƣơng Hồng Sển cho rằng: “Tiếng này ngoài Bắc, trước đây, không có trong nhiều từ điển in ở Hà Nội. Vì dùng và nghe thường quá, tưởng đâu đó là tiếng Việt, khảo ra mới biết vốn là tiếng Cơ Me (Khmer), ta đã Việt hóa từ hồi Nam Tiến. Vàm do chữ Pãm, Péam của Cơ Me biến
ra. Péam là cửa biển, cửa sông. Người trước trong Nam dịch là Vàm. Ông Nguyễn
Tạo, không thấy chữ Vàm, đã dịch Péam là Phiếm (cửa sông) Ông Chưởng, thay vì Vàm Ông Chưởng [35, tr. 688].
Một số từ chưa xác định được nguồn gốc, Luận văn có thể kể ra như: trừu (trừu bông), phiêu (giặt, xả, ngâm), xây (xây khiến), chỉ xả (chỉ một cách bâng quơ không chủ đích), câm (giận câm gan)....
Ví dụ: Thường người ta phiêu hàng lụa thì đều dùng nước hồ ấy mà làm. Tục ngoài ấy hay nói: Làm người phải cho cả ý; người nào mang bị là người Tây Hồ; mang bị là mang hàng lụa đi đến đó mà giặt mà xả [1, tr. 9].