7. Bố cục của Luận văn
2.3.3. Từ vựng TVNB trong Nghĩa hiệp kỳ duyê n Nguyễn Chánh Sắt
Bảng 2.4: TSXH của các lớp từ trong Nghĩa hiệp kỳ duyên
Tên tác phẩm Lớp từ vựng TVNB (TSXH & Tỉ lệ %) Tổng Từ thuần Việt Từ vay mƣợn Từ gốc khác Gốc Hán Gốc Ấn - Âu Cổ HV HV HV VH HPN Gốc Pháp Khác 3 - Nghĩa hiệp kỳ duyên 959 25 612 2 8 25 0 73 1704 56,28 % 1,47 % 35,92 % 0,12 % 0,47 % 1,47 % 0 % 4,28 % 100% 2.3.3.1. Lớp từ thuần Việt
Giống như Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi và Truyện thầy Lararo Phiền, Nghĩa hiệp kỳ duyên của Nguyễn Chánh Sắt cũng nằm trong mô hình chung của văn xuôi Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nghĩa là, nó vẫn chịu ảnh hưởng lối viết cũ, dù đã ảnh hưởng ít nhiều các yếu tố mới của tiểu thuyết phương Tây. Theo đó, tiếng Việt thời kỳ này cũng nằm trên đà chuyển biến từ giai đoạn cận đại sang hiện đại dù vẫn còn ảnh hưởng lớn từ tiếng Hán.
Bằng tưởng tượng hư cấu dựa trên sự nhạy bén trong việc quan sát cuộc sống, tác phẩm Nghĩa hiệp kỳ duyên gợi cho người đọc về những việc đời thường, gần gũi như đang diễn ra trong bối cảnh xã hội một thời ở Nam Bộ. Những địa danh được sử dụng làm bối cảnh trong tác phẩm cũng chính là những nơi quen thuộc ở đây, giúp người đọc liên tưởng đến tính cách của con người vùng sông nước: cởi mở, thẳng thắn, nghĩa khí, trung thực, sẵn sàng giúp đỡ người hoạn nạn. Vì vậy, ngôn ngữ mà
Theo thống kê ở bảng 2.4, trong tổng 125 trang in của tác phẩm, lớp từ thuần Việt xuất hiện 959 lần, chiếm tỷ lệ cao nhất 56,28%, trong đó có khá nhiều từ ngữ cổ. Cụ thể là:
- Nhóm từ cổ: cất (cúi, xây dựng, bắt đầu cuộc hình trình), cổ quái (có hình thù kỳ quái), chưởi (chửi), đều (điều), hẩm hút (heo hút, buồn tẻ), nệ (ngại, câu nệ), ươn yếu (ốm yêu), vùng (chợt, bỗng nhiên), cuối đầu (cúi đầu), mựa (chớ), giái (giới), vắn (ngắn), giực (giật)... Những từ này ngày nay hầu như không còn được sử dụng trong ngôn ngữ văn học hiện đại. Bởi vì trong tiếng Việt đã có những từ đồng nghĩa tương đương để biểu thị thay cho chúng.
Ví dụ: Ý con thế nào, con cứ nói thiệt cho cha nghe, mựa đừng nghi ngại [3, tr. 116].
Từ mựa ở ví dụ trên có nghĩa là chớ/đừng trùng với nghĩa được chú thích trong TĐVBL [59, tr. 154] và ĐNQATV [10, tr. 668]. Điều này cho thấy, trong suốt hơn hai thế kỷ (từ năm 1651 đến 1896), mựa không hề bị biến đổi nghĩa (thêm hoặc bớt) mà vẫn giữ nguyên nghĩa ban đầu. Tuy nhiên, trong ĐTĐTV (1999), Nguyễn Nhƣ Ý
lại giải thích: Mựa là phụ từ có nghĩa là “Lọ, chớ, đừng” [46, tr. 1156]. Như thế, theo tác giả này, đến nay mựa có thêm nghĩa khác là “lọ” nhưng ông lại không nêu ví dụ để chứng minh.
- Nhóm từ mang đậm chất Nam Bộ: Chẳng nhè (chẳng dè), ai dè (ai ngờ), hoài (mãi), rày (nay), chớ (chứ), chút đỉnh (một ít), đa (đó), bển (bên ấy), cổ (cô ấy), chi
(gì), chừng (khoảng), giùm (hộ, giúp), la (kêu), làm bộ (giả vờ), làm thinh (lặng yên),
liền (ngay lập tức), lẹ (nhanh), mắc cỡ (xấu hổ), mướn (thuê), ổng (ông ấy), ảnh (anh
ấy), vả (vả lại), mùng (màn), mền (chăn),....
Ví dụ: Em ôi! Em có lòng thương chị mà nói như vậy thì chị mới hay, chớ xưa rày
chị cũng biết ý chị Hai, song không dè mà lòng dạ chỉ độc ngầm cho đến thế...[3, tr.
88].
Ví dụ trên chỉ có 1 câu duy nhất nhưng xuất hiện tới 5 từ phong cách Nam Bộ. Trong đó, từ chị Hai dùng để chỉ người con gái cả trong gia đình, tương đương với từ chị cả ở tiếng Việt Bắc Bộ.
Từ chỉ nghĩa là chị ấy trong tiếng Việt toàn dân là một đại từ ngôi thứ 2 số ít bị lược bỏ mất chữ “ấy” để hoà nhập hẳn vào danh từ đứng trước nó dưới dạng thanh
điệu “Hỏi”. Điều này cũng xảy ra đối với một số đại từ đi liền sau danh từ để biểu thị một không gian, thời gian, sự vật hoặc con người khiếm diện khi hội thoại diễn ra: bển (bên ấy), trỏng (trong ấy), ngoải (ngoài ấy), ... hoặc các từ chỉ xưng hô như:
ổng (ông ấy), ảnh (anh ấy), bả (bà ấy), thẩy (thầy ấy)... Chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về trường hợp này ở phần chương 3.
Như vậy, Nguyễn Chánh Sắt đã sử dụng rất phong phú từ thuần Việt trong ngôn ngữ giao tiếp của các nhân vật, đặc biệt là từ Nam Bộ bản địa. Có lẽ việc đánh vào tâm lí và thói quen của độc giả bằng ngôn ngữ cũng là một trong những lí do khiến Nghĩa hiệp kỳ duyên của ông được đông đảo quần chúng thời điểm đó hết
lòng đón nhận.
2.3.3.2. Lớp từ vay mượn gốc Hán
- Từ Hán Việt cổ: Nhóm này có 04 từ, xuất hiện 25 lần, chiếm 1,47%. Cụ thể: Từ mạng 11 lần, ngựa 6 lần, san 6 lần và bẩm hút 2 lần. Cổ HV HV bẩm hút hẩm hút/heo hút mạng mệnh ngựa ngự san sơn
Những từ HV cổ kể trên, đến ngày nay đa phần đều không còn được dùng phổ biến nữa. Chúng chỉ còn tồn tại trong các tác phẩm văn học cổ. Thay vào đó, người dân dùng từ HV nhiều hơn.
- Từ Hán Việt: Nhóm này có 95 từ, xuất hiện 612 lần, chiếm 35,92%. Chúng tập
trung nhiều vào các từ gần gũi với đời sống, chỉ tính cách, phẩm chất của con người; khác hẳn với lớp từ HV xuất hiện ở Chuyến đi Bắc Kỳ - Trƣơng Vĩnh Ký. Bởi thế, nhóm từ này cũng xuất hiện tương đối nhiều các biến thể ngữ âm đã gặp ở Truyện thầy Lararo Phiền - Nguyễn Trọng Quản. Chẳng hạnnhư:
+ Các từ biến thể Hán Việt: thơ (thư), nhơn (nhân), lãnh (vải lĩnh), sanh (sinh), chánh (chính), thiệt (thật), hiệp (hợp, họp), nhứt (nhất), nhựt (nhật), kinh (kênh), bịnh (bệnh), bổn (bản), lịnh ái (lệnh ái), tánh (tính), vãn hộ (vãn hồi), cang trực (cương trực), huê (hoa), lời (lợi) ...
Ví dụ: Trịnh Thế Xương ra đứng giữa trung đường, lâm râm khấn vái tổ tiên...hai
họ làm lễ động phòng huê chúc...Từ đây duyên tình mặn nồng, hết lối biệt ly, mừng hồi sum hiệp [3, tr. 124].
Về việc lí giải tại sao những từ HV trên lại bị “biến âm” như vậy, đến nay vẫn còn chưa có ý kiến thống nhất. Một số người cho rằng cách đọc đó xuất phát từ việc kỵ húy. Một số người khác lại cho rằng đó là do thói quen phát âm của người dân Nam Bộ. Còn tác giả Cao Tự Thanh khi đề cập về các trường hợp tương tự lại cho rằng: “...người miền Nam từ Quảng Nam trở vào chịu ảnh hưởng Minh âm, Thanh âm theo
chân các di thần phản Thanh phục Minh Hoa Nam qua Đàng Trong tỵ nạn chính trị thế kỷ XVII, XVIII thì nói là Huỳnh, Phước, Võ, Miến Điện” [54]. Hy vọng, trong tương lai, những vấn đề còn bỏ ngỏ này sẽ có cơ hội được làm rõ.
+ Các từ gần gũi với đời sống hàng ngày: bãi (thôi, nghỉ, xong), trà (chè), bằng (bè bạn), an (yên ổn), chẩn cứu (cứu chữa), biệt tích (mất hẳn, không có tin tức
gì), ác sang (bệnh độc lở loét), vu quy (con gái đi lấy chồng), cúc dục (nuôi nấng,
chăm sóc từ bé), câu thúc (bị gò ép), cao lương (thức ăn ngon và quý), cáo bạch (báo cho mọi người biết), cung phụng (phục vụ, cung cấp cho kẻ quyền hành để cầu mưu lợi), an hảo (bình yên và tốt đẹp), xá (bái)...
Ví dụ: Phú Hội Đại, Ngày...tháng...năm....
Bạn hữu rất yêu dấu ơi!
Kính thăm thầy an hảo...[3, tr. 98]
Từ an hảo như ở ví dụ trên thực chất là 1 từ ghép giữa an (yên, bình yên) và hảo (hay, tốt đẹp), thường được dùng trong các trường hợp thăm hỏi hoặc chúc mừng ai đó.
+ Các từ chỉ hành động, tính cách, phẩm chất của con người: hối (giục, thúc),
cầm (giữ lại), thế (quyền lực), trọng (đánh giá cao), cực (khổ), trịch (cởi), vọng cầu
(yêu cầu, mong mỏi), cơ khổ (đói khổ), mạnh (khỏe), vương phi (xinh đẹp, quyền
quý), trung tín, vi tiện (hèn mọn), tri ngộ (hiểu thấu giá trị của người nào đó và đối
đãi xứng đáng), ẩn nhẫn (chịu đựng), bạc (mỏng, không trọn vẹn)...
Ví dụ: ...nhà cửa quê quán ở đâu, đến đây một mình mà ở đậu bạc với người ta
Như vậy, đa phần các nhóm từ HV ở tác phẩm này được dùng nhằm mục đích đánh giá, nhận xét về số phận, nết ăn nết ở hàng ngày của ai đó. Từ bạc ở ví dụ có nghĩa là người sống không có trước, có sau, vô ơn với người khác. Trong Nghĩa hiệp kỳ duyên ngoài việc mang nghĩa như vừa nêu, bạc còn có 1 từ đồng âm khác
nhưng có nghĩa tiền. Chẳng hạn: ... không biết quân gian nào lỏn vào đó, mở tủ ăn
cắp hết một ngàn đồng, khi ông tôi tắm trở vô mới hay mất bạc...[3, tr. 87].
- Từ Hán Việt Việt hóa: Nhóm này chỉ có 01 từ, xuất hiện 02 lần, chiếm tỷ lệ 0,12% toàn tác phẩm. Từ này nằm trong số ít các từ chỉ xuất hiện trong 01 tác phẩm.
Từ HVVH Từ HV Nghĩa
vốn bổn gốc
Ví dụ: Tôi đây vốn thiệt con người Annam, tôi thiệt là tên Lang, còn họ chi thì
tôi không biết [3, tr. 49].
- Từ gốc Hán phương ngữ: Nhóm này có 04 từ đều là từ xưng hô, xuất hiện 08
lần, chiếm 0,47% tỷ lệ toàn tác phẩm. Trong đó có 02 từ phổ biến trong thơ ca Nam Bộ xưa. Đến nay, chúng không còn được dùng thông dụng trong dân chúng miền Nam nữa (bậu) hoặc chỉ được dùng rất giới hạn (qua). Cụ thể như sau:
Từ HPN Nghĩa Chức năng
qua
anh Đại từ ngôi 1, xưng hô của người nam trong đôi lứa yêu nhau hoặc quan hệ vợ chồng.
bậu
em, nàng Đại từ ngôi 2, nghĩa là người vợ, người yêu hay người con gái được mến chuộng.
tía bố, cha Từ xưng hô
má mẹ Từ xưng hô
Khi tìm hiểu về 2 từ qua và bậu, tác giả Phan Tấn Tài xác định [53]:
Qua trong tiếng Việt phương Nam mới có nghĩa là:
từ xưng của cấp trên với cấp dưới trong nghĩa thân mật (cô, chú, bác, anh, chị) hay từ xưng của người có địa vị cao với người ở vào bậc thấp trong xã hội; người xưng “qua” thuộc cả hai giống đực và cái.
“anh”, dùng xưng hô với vợ, với người yêu, với người con gái trong thời kỳ tán tỉnh.
So với cách xác định này, thì qua trong tác phẩm trùng với nghĩa thứ 2, giống đực mà Phan Tấn Tài đã đưa ra - cách xưng hô của người nam đối với người nữ.
Ví dụ: Em đừng khóc, để qua chèo đem em về cho tía má em. Tôi lúc ấy còn khờ
dại quá, nghe nói đem về cho tía má tôi, thì tôi mừng không khóc nữa [3, tr. 27]. Bậu trong tiếng Việt phương Nam luôn là ngôi thứ hai (nữ) với nghĩa là mình, em
yêu, nàng (người con gái ở thời kỳ tán tỉnh), luôn luôn với ý nghĩa thân mật hoặc để gọi một chàng trai trẻ.
Theo đó, từ bậu được dùng trong Nghĩa hiệp kỳ duyên có nghĩa tương đương với nghĩa thứ 2 mà Phan Tấn Tài đưa ra, tức là cách gọi của một người lớn tuổi hơn đối với 1 chàng trai trẻ.
Ví dụ: Thầy có việc gấp phải đi ra Tịnh Biên, vậy bậu ở lại coi nhà cho tử tế, nếu
có ai hỏi thầy thì bậu cứ nói thầy đi săn bắn như mọi khi, chớ đừng có nói lậu việc chi mà không nên đa! [3, tr. 69].
Lý giải về nguồn gốc của 2 từ qua và bậu, Phan Tấn Tài đã đưa ra quan điểm của 3 tác giả Lê Ngọc Trụ, Bình Nguyên Lộc và Nguyên Nguyên.
Theo Lê Ngọc Trụ: Qua = Wá = Ngã (=tôi) trong tiếng Triều Châu (Trung
Quốc). Bình Nguyên Lộc lại cho rằng qua và bậu là từ ngữ cổ Việt còn được giữ lại ở một phụ chi của tiếng Mạ: Qua = Tưa (= tôi), dùng để tự xưng với vợ hoặc người yêu, hoặc em út, như anh. Và Nguyên Nguyên thì không rõ ràng khi dung hòa 2 ý kiến trên nên cho rằng: qua trong tiếng Hải Nam là wa, tiếng Triều Châu là gua,
tiếng Mường tương tự là qua (wa) và ha. Ở phía Bắc, sau khi chữ Quốc ngữ ra đời
thì bỏ mất lối xưng tôi bằng qua, còn những người di dân về phía Nam đã giữ lối
xưng Wa và ngày nay ta thường lầm đó lối nói người Nam Bộ. Dù không khẳng
định ủng hộ ý kiến nào, nhưng Phan Tấn Tài có vẻ nghiêng về cách giải thích qua và bậu có gốc Hoa, đọc theo âm Triều Châu và cách giải thích này hợp lí hơn cả.
Theo đó, cũng giống qua, bậu có thể là cách đọc được Việt hóa của từ pa_u, pấu
hay bô (cách cách đọc khác nhau của người Hoa ở Bạc Liêu, Nam Vang, Sài Gòn). Nghĩa là vợ hoặc đàn bà, không phân biệt ngôi thứ, chỉ khi dùng từ ghép mới xác định, không nhất thiết có nghĩa thân mật. Tác giả khẳng định: “Từ những từ ngữ Hoa hoặc Mạ với một ý nghĩa rất thông thường như mọi từ ngữ khác, khi được Việt hóa, “qua”, “bậu” trở thành những từ ngữ của tình cảm, của thương yêu, của lứa
đôi với nghĩa chính xác và súc tích. “Qua”, “bậu” tiêu biểu cho ngôn từ Việt hóa ở phương Nam. Từ ngữ Việt hóa gốc Hoa phần nhiều được sử dụng giới hạn ở phương Nam là vì điều kiện chung sống, hội nhập nơi đây”.
Trong Bách khoa tri thức [3], tác giả An Chi khi được đề cập về nguồn gốc của 2 từ ba và má đã giải thích ngắn gọn rằng: từ tía (bố) trong cách xưng hô của người Nam Bộ, bắt nguồn từ tiếng Triều Châu (Trung Quốc) là tia, còn má là 1 từ Việt gốc Quảng Đông.
Như vậy, dù các từ nêu trên được giải thích với nhiều nguồn gốc khác nhau thì khi vào TVNB chúng cũng đã thay đổi ít nhiều theo cách phát âm riêng của người dân, phục vụ cho nhu cầu Việt hóa từ vay mượn. Điều này tạo nên nét đặc thù để TVNB không giống với bất cứ ngôn ngữ nào trên lãnh thổ Việt Nam và cũng không còn giống với nguyên ngữ nữa.
2.3.3.3. Lớp từ vay mượn gốc Ấn - Âu
Trong các từ mượn gốc Ấn - Âu, Nghĩa hiệp kỳ duyên có 08 từ gốc Pháp, xuất hiện 25 lần, chiếm 1,47%. Chúng tập trung vào chủ đề sinh hoạt đời thường mang tính hiện đại và chỉ địa danh chứ không phải là các từ diễn tả nội tâm, tính cách hay xưng hô như các từ vay mượn gốc Hán. Cụ thể là:
Từ gốc Pháp Từ Pháp Nghĩa
Bari Paris thủ đô Pari, Pháp
bâton/baton bâton ba toong, gậy ngắn cầm tay có một đầu cong bóp portefeuille ví, túi da có nhiều ngăn đựng tiền hoặc giấy tờ
cà phê/cà - phê café Sản phẩm đồ uống được chiết xuất từ hạt của 1 loại quả được trồng nhiều ở Tây Nguyên, Việt Nam. khăn mù-soa mouchoir một loại khăn cầm tay
MạcXây Marseille một thành phố cảng của nước Pháp
Tunigi Tunisie Tên tiếng Pháp của nước Tuy-ni-di (Tunisie), một quốc gia ở Bắc Phi.
va ly valise đồ đựng hành lý hình khối chữ nhật
Với 08 từ gốc Pháp như trên, hiện Nghĩa hiệp kỳ duyên đang có số từ gốc Ấn - Âu đứng đầu trong 04 tác phẩm khảo sát. Riêng bên cạnh các từ chỉ địa danh,
Nguyễn Chánh Sắt luôn chú thích thêm từ gốc của chúng ở bên cạnh để người đọc dễ nhận diện. Chẳng hạn:
nghiệp tại MạcXây (Marseille), còn một người thì ở Bari (Paris) mà chuyên khoa
Hóa học [3, tr. 127-128]. 2.3.3.4. Lớp từ gốc khác
Lớp từ này xuất hiện 73 lần, chiếm 4,27% bao gồm cả những từ đã xác định được nguồn gốc và cả những từ chưa xác định.
- Những từ đã xác định được nguồn gốc: Cỏ - Tầm - Bon, Chui - Chèn - Oa, sóc,
Mệ sóc, Chăng - Cà - Mum, chưn (chân), phum = sóc (xóm, làng).
Theo chú thích của chính tác giả: Cỏ - Tầm - Bon, Chui - Chèn - Oa, Mệ-sóc, Chăng - Cà - Mum... là tên gọi các địa danh và tên riêng theo tiếng Cao Man (Cao
Miên) của người Nam Bộ Khmer: Cỏ - Tầm - Bon là một địa danh “ở dưới tỉnh thành Châu Đốc, cách chừng 6,7 ngàn thước”; Chui - Chèn - Oa là tên gọi một địa danh “cái đuôi cù lao nằm thõng giữa sông, ngang trước phố Nam Vang”; Mệ - sóc “cũng như ông xã của Annam vậy” [3, tr. 130]; Chăng - Cà - Mum là tên Cao Man của một người con gái. Còn từ phum, sóc, theo TĐTNNB - Huỳnh Công Tín [42, tr. 1141] nghĩa là làng, xứ, đơn vị dân cư nhỏ ở vùng của người Khmer tại Nam Bộ. Nghĩa này cũng trùng với nghĩa xuất hiện trong tác phẩm. Cho đến nay, chúng vẫn được sử dụng trong cộng đồng người này.
Ví dụ: Cha con Thạch Quít mừng lòng, bèn lo dọn dẹp cửa nhà, mời hết Cao Man
nội sóc tới dọn bữa tiệc đãi đằng, cho qua tới bữa sau mới cho hiệp cẩn [3, tr. 65].
- Những từ chưa xác định được nguồn gốc: bằm (thái, chặt, băm), cẳng (chân),
chùng lén (lén lút qua lại), hưỡn hưỡn (đi chậm lại), khẩn bức (khẩn cấp), mảng trãi....
Ví dụ: Ngày kia, Trọng Nghĩa vai mang súng, tay cầm cương, cứ cho ngựa hưỡn
hưỡn đi theo mé rừng, mắt lom lom ngó chừng bốn phía [3, tr. 46].
Trần Thị Ngọc Lang [31, tr. 59-61] cho rằng, hưỡn là một từ biến âm HV của