Giới thiệu về nguồn vốn ODA tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại ban Giao thông-đô thị TP.HCM (Trang 47)

1.3.2.1 Lịch sử hình thành

Cách đây hơn 20 năm, ngày 8/11/1993, Hội nghị bàn tròn về ODA dành cho Việt Nam đã được tổ chức tại Paris, Pháp đánh dấu sự mở đầu mối quan hệ hợp tác

phát triển của nước Việt Nam trên đường đổi mới với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Hiện nay có khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Tổng vốn ODA ký kết trong các điều ước quốc tế cụ thể từ năm 1993 đến 2012 đạt trên 58,4 tỷ USD, chiếm 71,69% tổng vốn ODA cam kết, trong đó vốn vay ưu đãi đạt 51,6 tỷ USD và chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA không hoàn lại đạt 6,76 tỷ USD và chiếm khoảng 11,6%.

Hình 1.9: Biểu đồ tổng vốn ODA cam kết, ký kết, giải ngân thời kỳ năm 1993-2012 (Nguồn: Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Hình 1.10: Biểu đồ cam kết vốn ODA của các nhà tài trợ năm 1993-2012 (Nguồn: Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Nhật Bản là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam trong giai đoạn 1993-2012 với khoảng 19,81 tỷ USD, Pháp đứng thứ hai với 3,91 tỷ USD và Hàn Quốc đứng thứ ba với 2,33 tỷ USD.

Ngân hàng thế giới (World Bank – WB) đứng đầu trong nhóm 6 ngân hàng phát triển với khoảng 20,1 tỷ USD. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đứng thứ hai với 14,23 tỷ USD vốn ODA cam kết.

Ngân hàng thế giới (World Bank – WB)

Ngân hàng Thế giới (WB) được thành lập vào năm 1944, trụ sở chính đặt tại Washington, D.C. WB là một tổ chức quốc tế gồm có 5 cơ quan hoạt động tương đối độc lập với nhau gồm: (i) Hiệp hội Phát triển Quốc Tế (IDA); (ii) Ngân hàng Quốc tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD); (iii) Công ty Tài chính Quốc Tế (IFC); (iv) Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA); và (v) Trung tâm Quốc tế về xử lý tranh chấp Đầu tư (ICSID). Tuy nhiên, nói đến WB là nói đến hai tổ chức IBRD và IDA. Mỗi tổ chức đều có vai trò riêng biệt trong cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân các nước đang phát triển.

Các hình thức tài trợ ODA của WB tại Việt Nam

- Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CPS): Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CPS) giai đoạn 2012 – 2016 là Chiến lược hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2015: (i) tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam; (ii) tăng tính bền vững của quá trình phát triển; và (iii) mở rộng điều kiện tiếp cận các cơ hội kinh tế và xã hội.

- Tài trợ cho các chương trình/dự án: là các khoản cam kết tài chính của Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam (bao gồm cả IBRD và IDA) trị giá gần 15 tỷ USD cho 111 dự án. Các khoản tín dụng này tập trung vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông và phát triển đô thị, phát triển nông thôn, năng lượng, quản lý tài nguyên nước, cải cách hành chính công, tài chính, giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội, và môi trường. (Chỉ tính riêng trong tài khoá năm 2011 (tính từ tháng 7/2010

đến 30/6/2011), WB tài trợ cho Việt Nam tổng số tiền là 2.348 tỷ USD cho 13 chương trình/dự án (trong đó: vay từ nguồn IBRD là 1,081; vay từ nguồn IDA là 1,267)).

- Hỗ trợ kỹ thuật và các báo cáo: Các hỗ trợ kỹ thuật của WB dành cho Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực như: hỗ trợ chuẩn bị và xây dựng các dự án do WB tài trợ, phát triển thể chế nhằm xây dựng và nâng cao năng lực quản lý điều hành của một số ngành và cơ quan liên quan đến dự án, xây dựng và phát triển chính sách nhằm nâng cao khuôn khổ chính sách, pháp lý cho các dự án hạ tầng cơ sở... Ngoài ra, hàng năm WB còn cử các đoàn vào Việt Nam phối hợp với các Bộ/ngành soạn thảo và phát hành các báo cáo kinh tế, báo cáo ngành, xây dựng Chiến lược Đối tác Quốc gia (CPS).

- Tư vấn chính sách: Trong thời gian qua WB còn hỗ trợ Việt Nam trong việc đưa ra tư vấn về chính sách giúp Việt Nam hoàn thiện khuôn khổ thể chế trên mọi lĩnh vực và giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

- Điều phối các nhà tài trợ: Hàng năm, Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) do WB đồng chủ tọa được tổ chức nhằm vận động các nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và điều phối viện trợ giữa các nhà tài trợ cho Việt Nam. Đây là một diễn đàn giữa Chính phủ Việt Nam và đại diện của khoảng 50 các nhà tài trợ song phương và đa phương cho Việt nam. Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và quốc tế, các đại diện của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội nghị với tư cách quan sát viên.

- Hài hoà hoá thủ tục: WB là một trong những nhà tài trợ đi tiên phong trong việc thực hiện Cam kết Hà Nội bằng cách tăng cường tài trợ thông qua các phương thức tiếp cận chương trình, ngành, quốc gia. Cách tiếp cận chương trình có những đặc tính sau: (i) Vai trò lãnh đạo của nước tiếp nhận, (ii) Chương trình tổng hợp và khung ngân sách duy nhất, (iii) Quá trình phối hợp tài trợ và hài hoà thủ tục và (iv) Nỗ lực sử dụng nhiều hơn quy trình và quy định của Chính phủ trong toàn bộ chu trình.

- Các chương trình hỗ trợ ngân sách trực tiếp của WB cho Việt Nam: Trong thời gian qua, WB đã tài trợ cho Việt Nam một số các chương trình hỗ trợ ngân sách lớn như Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo (PRSC) và Chương trình Cải cách Đầu tư công (PIR). Cụ thể:

+ Về Chương trình PRSC: là chương trình hỗ trợ ngân sách trực tiếp hàng năm của WB cho Việt Nam. Chương trình này được bắt đầu thực hiện từ năm 2011 và tập trung vào các hành động cải cách chính sách trên diện rộng đối với toàn bộ nền kinh tế. Cho tới nay, WB đã hỗ trợ cho Việt Nam 10 Chương trình PRSC với tổng vốn vay ưu đãi gần 2 tỷ USD; tổng số vốn đồng tài trợ từ các nhà tài trợ là hơn 1 tỷ USD. Toàn bộ số vốn này đã được giải ngân và chuyển vào ngân sách nhà nước để thực hiện đầu tư theo quy trình thủ tục trong nước.

+ Về Chương trình Hậu PRSC (Chương trình EMCC): Ngày 27/12/2010,

Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 9392/VPCP-QHQT về việc đồng ý về chủ trương các Bộ, ngành phối hợp với WB để thiết kế và xây dựng Chương trình Hậu PRSC theo phương án “Mô hình Chương trình Chính sách phát triển đa ngành với phạm vi hẹp hơn” để triển khai sau khi kết thúc Chương trình PRSC 10.

+ Về Chương trình Cải cách Đầu tư công (PIR): Chương trình PIR gồm 02 khoản vay với tổng trị giá 850 triệu USD có mục tiêu hỗ trợ Chính phủ cải thiện chất lượng và hiệu quả hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư công ở Việt Nam, qua đó góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình dự án vay vốn các nhà tài trợ. Khoản vay này còn đặc biệt quan trọng vì đây là khoản vay khẩn cấp được WB cung cấp trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu nhằm giúp Việt Nam đối phó với khủng hoảng và chống suy giảm kinh tế.

Cơ quan quản lý vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam

Vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam hiện nay do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản gọi tắt là JICA (The Japan International Cooperation Agency) phụ trách, với lịch sử như sau:

 1992 Nhật Bản nối lại viện trợ cho Việt Nam. 1994 Quỹ Hợp tác Kinh tế Hải ngoại Nhật Bản (OECF) đặt Văn phòng đại diện tại Hà Nội. 1995 Thành lập

Văn phòng JICA (Việt Nam tại Hà Nội. Bắt đầu cử Tình nguyện viên Hợp tác Hải ngoại Nhật Bản.

 1998 Ký kết Hiệp định Hợp tác Kỹ thuật Việt Nam –Nhật Bản

 10/1999 Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) được thành lập từ việc sáp nhập hai tổ chức: OECF và Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Nhật Bản.

 2002 Thành lập Văn phòng liên lạc JBIC tại TP Hồ Chí Minh  2008 Bộ phận vốn vay ODA sáp nhập với JBIC thành JICA

Các hình thức tài trợ ODA Nhật Bản tại Việt Nam

Viện trợ song phương của Nhật Bản được thực hiện theo ba hình thức hợp tác: Hợp tác kỹ thuật, Hợp tác vốn vay và Viện trợ không hoàn lại. cụ thể như sau:

Hợp tác kỹ thuật: là hình thức cử chuyên gia, nghiên cứu phát triển,

chương trình đào tạo, cung cấp thiết bị nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng thể chế. Hợp tác kỹ thuật của Chính phủ Nhật Bản phần lớn do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện.

Bảng 1.4: Thống kê vốn ODA Nhật Bản hợp tác hỗ trợ về hợp tác kỹ thuật

Năm tài khóa 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng kinh phí (trăm

triệu yên) 52,75 51,98 59,65 61,42 71,52 104,86 Số học viên mới 1.41 1.221 1.597 983 1.176 1.195 Số chuyên gia mới (dài

hạn) 448 443(23) 423(21) 556(28) 793(52) 967 Số tình nguyện viên

mới 22 49 53 69 39 32

(Nguồn: Website Bộ Ngoại giao Nhật Bản - http://www.jica.go.jp/vietnam)

Hợp tác vốn vay: là hình thức cho vay của chính phủ đối với chính phủ các

nước đang phát triển với các điều kiện cho vay mềm dẻo hơn như lãi suất thấp và thời hạn vay dài. Tại Việt Nam, hợp tác vốn vay chủ yếu dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, điện lực, phát triển nông thôn.

Bảng 1.5: Thống kê vốn ODA Nhật Bản hợp tác hỗ trợ về kinh phí

Năm tài khóa 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Hợp tác vốn vay

(trăm triệu yên) 950,7 978,5 832,01 1.456,1 865,6 1.077,8 Viện trợ không

hoàn lại (trăm triệu

yên) 27,4 17,9 13,08 28,26 34,6 35,45

(Nguồn: Website Bộ Ngoại giao Nhật Bản - http://www.jica.go.jp/vietnam)

Hợp tác viện trợ không hoàn lại: là việc trao tặng vốn cho chính phủ các

nước đang phát triển mà không kèm theo nghĩa vụ hoàn trả.

1.3.2.2 Một vài đặc điểm về nguồn vốn ODA tại Việt Nam

Kể từ khi bắt đầu hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam vào năm 1992, các Nhà tài trợ vốn ODA như Ngân hàng thế giới, Nhật Bản xác định xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, môi trường đô thị là một trong những lĩnh vực quan trọng hàng đầu. Dù Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình nhưng các nhà tài trợ vẫn cam kết tăng cường mạnh mẽ vốn ODA cho nước ta, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông, môi trường đô thị. Ví dụ như vào khoảng giữa tháng 3/2013 vừa qua, Việt Nam và JICA đã ký kết 11 Hiệp định cho Việt Nam vay vốn thuộc năm tài khóa 2012 với tổng trị giá 175,025 tỷ yên, tương đương khoảng 1,9 tỷ USD [17]

Song song với việc tài trợ vốn ODA, các nhà tài trợ cũng đặt ra những yêu cầu, thách thức trong quá trình tiếp nhận, thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn thông qua các hiệp định ký kết, cụ thể:

 Yêu cầu về tiến độ giải ngân

Theo điều kiện của các hiệp định vay, đối với mỗi dự án cụ thể tiến độ giải ngân sẽ được quy định rõ ràng, theo đó các chủ thể tham gia thực hiện dự án sẽ phải thực hiện theo đúng kế hoạch vốn đã được đặt ra. Do đó áp lực từ tiến độ giải ngân vốn là rất lớn, việc chậm trễ trong việc giải ngân theo kế hoạch vốn, năm tài khóa sẽ tác động rất lớn đến dự án, theo đó chủ đầu tư phải có trách nhiệm thúc đẩy tiến độ

dự án và đôn đốc Nhà thầu hoàn thiện các hồ sơ thanh quyết toán để đảm bảo tiến độ giải ngân. Trong trường hợp dự án có nhiều phát sinh hoặc thay đổi dẫn đến việc chậm trễ hoặc thay đổi tổng mức đầu tư, chủ đầu tư phải chủ động và kịp thời báo cáo, đàm phán cùng Nhà tài trợ.

 Yêu cầu đảm bảo về chất lượng công trình

Nguồn vốn ODA yêu cầu rất cao về chất lượng các công trình do chất lượng công trình là yếu tố rất quan trọng trong công tác quản lý dự án sử dụng vốn ODA. Việc chủ đầu tư thực hiện công tác quản lý dự án đảm bảo chất lượng bên cạnh việc thể hiện môi trường làm việc chuyên nghiệp còn là yếu tố để Nhà tài trợ xem xét chấp thuận cho các hiệp định vay vốn các dự án tiếp theo.

Việc sử dụng nguồn vốn ODA có thể khái quát một số ưu điểm và lưu ý như sau:

 Về ưu điểm

- Lãi suất thấp (thường dưới 3%/năm, trung bình từ 1-2%/năm)

- Thời gian cho vay và thời gian ân hạn dài (25 - 40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8 - 10 năm)

- Trong nguồn vốn vay, luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn vay ODA.

 Một số điểm lưu ý

Trong giai đoạn hiện nay vốn ODA thường gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho các Bên liên quan, vì vậy, Nhà tài trợ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới). như:

- Đối với vốn vay ODA thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước cho vay mà đôi khi là không cần thiết. Ví như các dự án ODA đầu tư xây dựng thường sử dụng các thiết bị, sản phẩm mà trong thời gian sử dụng, bảo trì thay thế chỉ có thể mua tại nước cho vay vốn hoặc trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư

vấn kỹ thuật, bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế.

- Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất;

- Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia;

- Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên. Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước ta vào tình trạng nợ nần.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1 luận văn đã đưa ra một số cơ sở lý luận về rủi ro nói chung và rủi ro trong lĩnh vực xây dựng nói riêng, cũng như một số rủi ro điển hình trong lĩnh vực xây dựng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra những cơ sở lý thuyết về đo lường, phân tích đánh giá rủi ro, giới thiệu về mô hình các công cụ nghiên cứu rủi ro và trình bày những lý thuyết cơ bản về công tác kiểm soát, phòng ngừa và tài trợ rủi ro.

Trong chương này luận văn cũng đã khái quát sơ bộ về nguồn vốn ODA tại Việt Nam. Tác giả đã nêu ra một số đặc điểm của nguồn vốn và các vấn đề cần lưu ý trong việc sử dụng nguồn vốn ODA tại nước ta trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG

TRÌNH GIAO THÔNG – ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ 2.1 Giới thiệu về Ban QLĐT XDCT Giao thông - Đô thị TP

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại ban Giao thông-đô thị TP.HCM (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)