Định hướng về việc sử dụng vốn ODA trong sự phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại ban Giao thông-đô thị TP.HCM (Trang 82)

tầng của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (Theo Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 08/4/2013 của Thủ Tướng Chính phủ) thì trình tự đầu tư được chia làm các giai đoạn đầu tư như sau: Giai đoạn 1: từ nay đến năm 2015, Giai đoạn 2: 2016 - 2020, Giai đoạn 3: Sau năm 2020. Với quy hoạch điều chỉnh đã được phê duyệt thì TP.HCM cần một khoảng kinh phí rất lớn, khái toán ban đầu như sau:

Bảng 3.1: Nhu cầu về nguồn vốn trong điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020

TT Hạng mục đầu tư 2013- 2015 2016- 2020 Sau 2020 Tổng cộng tỷ đồng 1 Đường bộ 45,696 144,007 1,178,346 1,368,049 - Đường cao tốc 10,635 4,637 130,510 - Đường quốc lộ 4,628 14,666 100,166 - Đường vành đai 9,578 17,653 148,841 - Đường trục chính đô thị 7,826 54,477 380,354

- Đường trên cao - 9,410 143,471

- Đường tỉnh 5,373 9,171 27,357

- Cầu 2,208 3,276 54,732

- Các nút giao thông 1,965 6,642 22,609

2 Đường sắt 21,175 72,413 968,028 1,061,616

- Đường sắt quốc gia - - 51,657

- Đường sắt đô thị 21,175 72,413 94,921

- Xe điện trên mặt đất - - 21,450

3 Đường biển và đường thủy

nội địa 2,752 23,109 32,262 58,123

- Đường biển 2,752 17,625 8,470

- Đường thủy nội địa - 5,484 3,792

4 Đường hàng không 1,598 15,528 126,549 143,675 Tổng cộng 71,221 255,057 2,305,185 2,631,463

(Nguồn: Sở giao thông vận tải TP.HCM).

Qua bảng 3.1 ta thấy để giải quyết thực trạng giao thông thành phố và phát triển không gian đô thị theo định hướng của Quy hoạch tổng thể được Chính phủ phê duyệt thì nhu cầu về nguồn vốn là rất lớn, trong khi điều kiện vốn ngân sách khá hạn hẹp thì việc đáp ứng yêu cầu về nguồn vốn là rất khó khăn. Do đó, việc sử dụng nguồn vốn vay ODA được xem là một trong những giải pháp hết sức cấp thiết cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ với sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố.

3.1.2 Định hướng phát triển Ban Giao thông-Đô thị đến năm 2020

Kế hoạch thực hiện đối với các công trình đang phụ trách

Với các nhiệm vụ được UBND TP giao phó đồng thời để đảm bảo tiến độ giải ngân theo năm tài khóa và kết thúc hiệp định vay vốn, theo kế hoạch đặt ra trong năm 2014 và 2015 Ban Giao thông – Đô thị sẽ tiếp tục thực hiện các công việc đối với từng dự án theo kế hoạch cụ thể như sau:

- Đối với dự án xây dựng các khu tái định cư: trong Quý IV năm 2014 sẽ hoàn tất công tác thanh quyết toán và bàn giao chính thức toàn bộ các hạng mục công trình.

- Đối với dự án Cải thiện Môi trường nước giai đoạn 1: trong năm 2014 hoàn tất công tác thanh quyết toán.

- Đối với dự án Cải thiện Môi trường nước giai đoạn 2: trong quý I năm 2015 triển khai thi công gói thầu mở rộng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, đồng thời tổ chức đấu thầu các gói thầu còn lại.

- Đối với dự án Xây dựng Đại lộ Đông Tây: Khắc phục các tồn đọng ngoài công trường đặc biệt là xử lý dứt điểm tình trạng nhồi nhựa mặt đường trong năm 2014. Hoàn tất công tác thanh quyết toán dự án trước Quý II năm 2015.

Song song với đó là công tác hoàn thiện các công tác lập dự án đầu tư, đấu thầu, thiết kế để triển khai thi công các dự án giao thông xanh, nút giao thông An Phú và Cải thiện môi trường nước giai đoạn 3.

Định hướng phát triển của Ban Giao thông- Đô thị đến năm 2020 và sau năm 2020

Thứ nhất: Với các số liệu được nêu trên về quy hoạch phát triển giao thông

vận tải của Thành phố, Ban Giao thông – Đô thị định hướng phát triển sẽ là Ban Quản lý đi đầu trong công tác kêu gọi đầu tư và thực hiện quản lý các dự án thuộc điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.

Thứ hai: Với các kinh nghiệm đã được rút ra từ dự án Đại lộ đông Tây và

dự án Cải thiện môi trường nước (là một trong những dự án xây dựng đầu tiên được đầu tư thực hiện bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản do JICA tài trợ tại Thành phố Hồ Chí Minh) cùng đội ngũ nhân sự quản lý đã có kinh nghiệm làm việc cùng các chuyên gia quốc tế, với tiền đề đó tập thể Ban Giao thông – Đô thị không ngừng nỗ lực để trở thành Ban Quản lý chủ chốt phụ trách các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ODA trên địa bàn TP.HCM.

Thứ ba: Ban Giao thông – Đô thị hiện đang được UBND TP giao phụ trách

triển khai thực hiện dự án giao thông xanh (tuyến xe buýt nhanh đầu tiên trên địa bàn TP.HCM, chạy dọc trục Đại lộ Đông Tây) với nguồn vốn ODA của Ngân hàng thế giới, Ban Giao thông - Đô thị cũng định hướng sẽ là đơn vị chính trong việc phát triển và xây dựng hoàn thiện 6 tuyến xe buýt nhanh theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.

Thứ Tư: Về lĩnh vực cải thiện môi trường nước, với tiền đề là 2 dự án Cải

thiện môi trường nước giai đoạn 1 và giai đoạn 2, hiện nay Ban Giao thông – Đô thi đang tập trung thực hiện các thủ tục liên quan để thực hiện công tác thi công xây dựng dự án Cải thiện môi trường nước giai đoạn 3 vào năm 2016 (tiếp nối ngay khi giai đoạn 2 kết thúc) và dự kiến hoàn thành dự án vào năm 2020.

Song Song đó, Ban Giao thông – Đô thị không ngừng phấn đấu và hoàn thiện thể chế để trở thành đơn vị đi đầu của Thành phố Hồ Chi Minh trong công tác kêu gọi đầu tư, tổ chức quản lý các công trình trọng điểm của Thành phố đặc biệt là các công trình sử dụng nguồn vốn ODA. Theo đó, để nâng cao vị thế của mình, Ban Giao thông- Đô thị định hướng phát triển với một số phương châm như sau:

Chuyên nghiệp trong quản lý dự án

- Xây dựng hệ thống quản lý dự án mang tính khoa học, chuyên nghiệp trong công tác quản lý dự án đặc biệt là các dự án sử dụng vốn ODA. - Xây dựng trung tâm xúc tiến và kêu gọi đầu tư và chuyên môn hóa trong

quá trình kêu gọi đầu tư, tiếp cận nhà tài trợ, công tác lập dự án đầu tư. - Hoàn thiện và áp dụng quy trình ISO trong công tác quản lý dự án.

- Hoàn thiện bộ máy quản lý và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong công tác quản lý dự án,

- Quyết tâm trở thành Ban Quản lý đi đầu của Thành phố trong công tác quản lý dự án sử dụng vốn ODA.

Phát triển bền vững

- Xây dựng và khẳng định thương hiệu trong việc kêu gọi và thực hiện đầu tư quản lý các dự án về hạ tầng, giao thông. Khẳng định năng lực quản lý đối với các tổ chức tài trợ và nhà đầu tư.

- Đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ thực hiện, đảm bảo tiến độ giải ngân, minh bạch tài chính đối với các dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA.

- Thường xuyên cải tiến và bổ sung, đào tạo nguồn nhân lực về các lĩnh vực quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, ngoại ngữ.

- Đa dạng hóa nguồn vốn trong việc kêu gọi và thực hiện quản lý đầu tư các công trình xây dựng.

3.1.3 Định hướng về công tác quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại Ban Giao thông - Đô thị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại ban Giao thông-đô thị TP.HCM (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)