Một số giải pháp đối phó rủi ro giai đoạn thực hiện đầu tư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại ban Giao thông-đô thị TP.HCM (Trang 125)

Đối phó với các rủi ro do chậm tiến độ dự án.

- Khẩn trương tổ chức các cuộc họp đàm phán cùng Tư vấn, Nhà thầu xác định mốc thời gian làm cơ sở thúc đẩy tiến độ các hạng mục còn lại và làm cơ sở phân định trách nhiệm các bên liên quan.

- Thường xuyên họp định kỳ và kịp thời giải quyết các vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án.

- Kịp thời báo cáo đến cơ quan chủ quản về tình hình dự án.

Đối phó với các rủi ro do thiếu sót trong khảo sát, thiết kế.

- Yêu cầu Tư vấn đề xuất phương án và thực hiện các điều chỉnh để sớm giải quyết các thiết sót về kỹ thuật. Thường xuyên đôn đốc tiến độ thực hiện.

- Trong trường hợp các thiếu sót trong quá trình khảo sát, thiết kế bắt buộc điều chỉnh lớn ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án, Ban Quản lý cần thương thảo, đàm phán với Tư vấn, Nhà thầu về các thay đổi liên quan.

- Song song đó, cần rà soát hợp đồng các gói thầu khảo sát, thiết kế để quy trách nhiệm các chủ thể đã tham gia thực hiện trước đây, từ đó yêu cầu các bồi thường về tài chính.

Đối phó với các rủi ro do chậm bàn giao mặt bằng

- Khẩn trương có báo cáo với các cấp, ngành liên quan, đôn đốc các đơn vị phụ trách công tác giải phóng mặt bằng đẩy nhanh tiến độ.

- Thương thảo, đàm phán với Nhà thầu về tiến độ bàn giao mặt bằng thực tế để hạn chế những phát sinh chi phí duy trì văn phòng và nhân sự của Nhà thầu.

- Tập trung giải quyết, bàn giao mặt bằng các hạng mục chính công trình.  Đối phó với các rủi ro do chậm thanh toán theo năm tài khóa.

Trong trường hợp phải thanh toán cho các công việc Nhà thầu đã thực hiện nhưng Nhà thầu chưa hoàn tất hồ sơ thanh toán là cấp thiết nhằm đảm bảo tiến độ giải ngân theo đúng năm tài khóa, thì có thể yêu cầu Tư vấn và Nhà thầu cam kết cắt trừ lại khối lượng trong các đợt thanh toán tiếp theo hoặc chỉ thanh toán một phần khối lượng đã thi công.

Tuy nhiên, các thủ tục thanh toán nêu trên cần có báo cáo và thông báo đến Nhà tài trợ và cơ quan chủ quản để tránh những rủi ro về sau.

 Đối phó với các rủi ro do vướng mắc phát sinh công trình tiện ích. Nếu trong quá trình thi công có phát sinh thêm hệ thống tiện ích cần di dời thì có thể linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn ODA để thực hiện di dời sau đó

hoàn trả lại bằng nguồn vốn đối ứng, tránh trường hợp chờ nguồn vốn ngân sách vì phải thực hiện theo các thủ tục quy định gây chậm trễ tiến độ chung của dự án.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại ban Giao thông-đô thị TP.HCM (Trang 125)